3.2 Đề xuất các giải pháp nhằm xây dựng thƣơng hiệu Du lịch cộng đồng
3.2.4 Nhóm giải pháp Marketing
Mục tiêu: phối hợp với công tác quảng bá tiếp thị du lịch, đẩy mạnh phát
triển thị trường. Nghiên cứu thị trường khách đến quốc tế, thu hút khách theo các
phân khúc thị trường: mục đích đến, khả năng chi trả, ưu tiên nhắm đến phân khúc khách DLCĐ có mục đích du lịch thuần túy, lưu trú dài ngày và mức chi trả cao, tiến tới xây dựng thương hiệu DLCĐ mang tính bền vững .
Xây dựng mối quan hệ đối tác chiến lược với các công ty du lịch:
- Tích cực mở rộng hợp tác du lịch giữa các tỉnh, thành phố thuộc địa bàn khu vực miền Trung - Tây Nguyên và 2 trung tâm du lịch lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Tận dụng tối đa lợi thế nằm trên con đường di sản thế giới và vị trí địa lý thuận lợi bên cạnh Thành phố động lực của Miền Trung là Tp. Đà Nẵng với sân bay và cảng biển quốc tế để thu hút khách du lịch tàu biển và du khách MICE.
- Cần xây dựng mối quan hệ đối tác chiến lược với các công ty du lịch có thị trường phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu của DLCĐ địa phương. Mối quan hệ đối tác chiến lược với các công ty du lịch có thể là sự “bao thầu” toàn bộ điểm DLCĐ trên cơ sở cùng phối hợp đầu tư hoặc các thỏa thuận khác như cung cấp vốn, kỹ năng kinh doanh và tiếp thị hoặc hưởng tỷ lệ hoa hồng để đảm bảo số lượng khách đến được với địa phương là nhiều nhất. Củng cố và mở rộng mối quan hệ hợp tác quốc tế hiện có như tập đoàn du lịch Thái Lan, Kazakstan, Hàn Quốc, Indonesia, Malaysia, Singapore, Nga,…Liên kết hình thành các khu du lịch và DLCĐ với các nước láng giềng trên trục hành lang Đông Tây, hoặc xuyên Á như: Thái Lan, Lào, Campuchia,..ký kết các hợp đồng đầu tư, hợp tác về chuyển giao công nghệ, đào tạo để thúc đẩy phát triển ngành DLCĐ phát triển...
- Các hiệp hội du lịch, các đơn vị quản lý và cả các doanh nghiệp lữ hành lớn cần tăng cường gia nhập thành viên với các tổ chức DLCĐ và thiên nhiên quốc tế và các nước như TIES, các tiểu ban của UNWTO, WWF, Ecotours Aus,… để có điều kiện tiếp cận học tập kinh nghiệm từ các mô hình quản lý và ứng dụng tiên tiến của các nước trên thế giới về DLCĐ.
- Ký kết các hợp đồng liên kết hợp tác đưa đón khách giữa các công ty, tập đoàn du lịch của các nước, liên kết, hỗ trợ các chương trình xúc tiến quảng bá du lịch với các công ty du lịch quốc tế.
- Thông qua các mối quan hệ hợp tác du lịch quốc tế trên tầm vĩ mô cũng như vi mô, cần tăng cường việc cập nhật thông tin, điều tra, xử lý những thông tin về tình hình du lịch, DLCĐ trên thế giới cũng như cập nhật kịp thời đầy đủ từ các thị trường khách đến, các nhu cầu mở rộng hợp tác về DLCĐ đối với các nước trên thế giới.
Tăng cường xúc tiến thương mại du lịch:
- Đối với thị trường khách quốc tế, chú trọng phát triển thị trường xa có khả năng chi trả cao như Nga, Ucraina, Úc, Nhật Bản, Đức, Mỹ,…và các thị trường gần như Trung Quốc, Thái Lan, Singapore, Malaysia,.. cần xác định chiến lược cụ thể cho các loại khách DLCĐ theo từng nhóm nước. Với thị trường khách châu Âu, Bắc Mỹ, cần định vị sản phẩm du lịch trên nền tảng nhấn mạnh khía cạnh độc đáo và tính huyền bí của văn hóa phương Đông. Thị trường khách Nhật Bản cần hướng du khách gợi nhớ về cuộc sống của người Nhật xưa ở hải ngoại, trục du lịch Mỹ Sơn - Hội An - Cù lao Chàm kết hợp các hoạt động tham quan sâu Hội An và khám phá văn hóa Chăm với cuộc sống đương đại của người dân xứ Quảng. Du lịch có trách nhiệm và nghỉ dưỡng là hướng đi nòng cốt để khai thác dòng khách này. Thị trường khách Đông Nam Á, cần đưa ra thông điệp với nội dung khái quát những đặc trưng của một nền văn hóa biểu hiện sự thích ứng của con người với môi trường sinh thái.
- Nghiên cứu triển khai việc xúc tiến quảng bá DLCĐ một cách bài bản, chuyên nghiệp, các kế hoạch và chiến dịch cụ thể cần được xác định thông qua các nghiên cứu thị trường. Nội dung xúc tiến quảng bá tập trung vào các điểm đến DLCĐ, các tour DLCĐ nổi tiếng, các sản phẩm và thương hiệu du lịch theo từng thị trường mục tiêu. Chiến lược xúc tiến quảng bá phải được thực hiện một cách đồng bộ thông qua sự phối hợp giữa đơn vị quản lý nhà nước với các nhà đầu từ, các doanh nghiệp lữ hành, kinh doanh du lịch và đặc biệt là cư dân bản địa. Sự phối hợp phải được thực hiện liên tục đồng thời lấy chiến lược phát triển sản phẩm làm nội
dung xây dựng kế hoạch xúc tiến quảng bá cho du lịch. Thông qua hoạt động xúc tiến quảng bá cần tạo dựng hình ảnh nổi bật những giá trị quan trọng nhất của tài nguyên và DLCĐ.
- Tổ chức hoạt động xúc tiến quảng bá cần huy động các nguồn lực xã hội, và tổ chức thực hiện theo cách liên kết, phát huy mối hợp tác và liên kết giữa các thành phần như nhà nước, tư nhân, từ các cấp quản lý cấp cao đến các hiệp hội du lịch, các doanh nghiệp, các cộng đồng cư dân sở tại…
- Thành lập website giới thiệu về sản phẩm DLCĐ, thiết kế giao diện đẹp mắt, khoa học, cung cấp đầy đủ và thường xuyên tất cả thông tin về du lịch địa phương, sản phẩm DLCĐ, những phản hồi của du khách thông qua kênh thông tin này. Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng, các cơ quan đối ngoại để xúc tiến quảng bá hình ảnh DLCĐ địa phương ra nước ngoài. Xây dựng những công cụ tìm kiếm trên mạng, đặc biệt là những phương tiện truyền thông internet đang phổ biến hiện nay như: facebook, Yahoo và tận dụng tốt lợi thế truyền miệng thông qua những du khách đã trải nghiệm.
- Có sự chuẩn bị chu đáo, chuyên nghiệp trong việc tổ chức định kỳ các đoàn farm trip cho doanh nghiệp và các cơ quan thông tấn báo chí khảo sát tiềm năng, thế mạnh tại các điểm đến ngoài khu di sản cũng là một biện pháp hữu hiệu để ngành Du lịch Tp. Hội An đạt được mục tiêu phát triển bền vững.
Gắn kế hoạch phát triển DLCĐ của địa phương vào chính sách phá triển du lịch chung của tỉnh và cả nước
Kế hoạch phát triển DLCĐ tại địa phương cần được rà soát hàng năm căn cứ vào chính sách phát triển du lịch chung của tỉnh nhằm tận dụng tối đa các cơ hội phát triển du lịch địa phương. Ban quản lý DLCĐ cũng cần chủ động đề xuất các kế hoạch phát triển du lịch ở địa phương đến các cơ quan chức năng để tìm kiếm sự hỗ trợ đầu tư, tuy nhiên cần lưu ý trong việc giữ gìn các giá trị truyền thống, các giá trị cốt lõi để phân biệt tour du lịch cộng đồng ở đại phương mình với các địa phương khác.
3.2.5 Nhóm giải pháp về đầu tư và cơ chế chính sách phát triển DLCĐ:
vốn từ xã hội để thực hiện chương trình đầu tư cở sở hạ tầng dịch vụ để phát triển DLCĐ.
Tạo cơ chế thông thoáng cho các nhà đầu tư:
- Trước tiên cần đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật cơ bản du lịch bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, ưu tiên tập trung hỗ trợ đầu tư tại các địa bàn có tiềm năng phát triển thành các khu DLCĐ lớn để tạo môi trường thuận lợi thu hút các nhà đầu tư tiếp tục vươn tới khai thác các vùng sâu, vùng xa giàu tiềm năng DLCĐ như: xã Cẩm Kim, xã đảo Tân Hiệp.
- Ngoài các chính sách ưu đãi đầu tư được ghi theo luật định (Nghị định 108/2006/NĐ-CP). Các tỉnh cần có chính sách ưu đãi linh hoạt hơn như miễn tiền thuê đất, miễn hoặc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian ban đầu, giảm thuế đối với việc khai thác tài nguyên ở địa phương để phục vụ xây dựng khu du lịch như: khai thác vật liệu xây dựng, khai thác rừng, khai thác nước, mặt nước, kinh doanh khai thác các làng nghề, các sự kiện văn hóa thể thao,…
- Thực hiện chính sách khuyến khích miễn thuế nhập khẩu thiết bị, vật tư, phương tiện máy móc, xe dùng để đầu tư trang bị cho các khu DLCĐ mới, đẩy mạnh chính sách ưu đãi xuất khẩu tại chỗ, tạo thuận lợi trong việc thanh toán, chuyển lợi nhuận bằng ngoại tệ trong hoạt động du lịch đối với các doanh nghiệp có vốn trong và ngoài nước.
Tập trung huy động các nguồn vốn xã hội đầu tư phát triển DLCĐ:
- Khuyến khích, kêu gọi các thành phần kinh tế, mọi người dân tham gia đầu tư, đóng góp vào các chương trình, dự án DLCĐ ở địa phương xem như là phần đóng góp trách nhiệm đối với cộng đồng.
- Tăng cường các nguồn vốn ngân sách, vốn vay, tranh thủ các nguồn vốn tài trợ của các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức quốc tế khác vào việc bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển tài nguyên DLCĐ cụ thể như: bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn nước, không khí, và để duy trì và phát triển các dạng tài nguyên thiên nhiên quý hiếm hiện có (hệ sinh thái đặc trưng, đa dạng sinh học,..)
- Có chính sách thích hợp để giáo dục nâng cao ý thức trách nhiệm và vai trò của người dân tại địa phương và khách du lịch trong việc bảo tồn và phát triển các tài ngưyên DLCĐ. Bên cạnh đó cần, có biện pháp thu phí với mức hợp lý đối với các cá nhân hoặc đơn vị kinh doanh lữ hành du lịch nhằm gây quỹ bảo tồn các cảnh quan thiên nhiên, các di tích lịch sử văn hóa trong vùng.
NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Trên cơ sở áp dụng một cách có khoa học phần cơ sở lý luận về DLCĐ ở Chương 1, đồng thời dựa trên những đánh giá, phân tích về vị thế, năng lực và thực trạng phát triển DLCĐ hiện nay ở địa phương đã được đề cập ở Chương 2 cũng như căn cứ vào mục tiêu, định hướng phát triển của ngành du lịch địa phương, phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Chính Phủ phê duyệt được nêu tại Chương 3, đề tài đã đề xuất các nhóm giải pháp phù hợp, mang tính thực tiễn cao, nhưng việc phân chia theo nhóm giải pháp mô trường sinh thái, kinh tế và xã hội như trên chỉ mang tính tương đối.
Để đạt được mục tiêu toàn diện và xuyên suốt về phát triển DLCĐ, năm nhóm giải pháp trên cần phải được tiến hành đồng bộ, vì giữa chúng có mối quan hệ hỗ tương do đó không thể coi nhẹ bất kỳ một nhóm giải pháp nào. Tuy nhiên, tùy theo tình hình thực tiễn của mỗi địa phương, mỗi đơn vị để vận dụng và đề ra các giải pháp tương ứng thích hợp. Một số giải pháp thực hiện trong giai đọan này có thể làm cơ sở cho sự phát triển của các giai đọan kế tiếp, và chung quy đều hướng đến việc phát huy tối ưu tiềm năng và thế mạnh về DLCĐ của Tp. Hội An trở thành một điểm đến vềDLCĐ có thương hiệu và thật sự hấp dẫn du khách bốn phương.
KẾT LUẬN
DLCĐ hiện là xu hướng phát triển tích cực của nhiều quốc gia có ngành du lịch đang giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế, trong đó có Việt Nam. Có thể nói, cộng đồng là nền tảng phát triển của mọi xã hội. Tác động của cộng đồng lên các giá trị tài nguyên, trong đó có tài nguyên du lịch và qua đó sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch bền vững. Chính vì vậy, để phát triển du lịch bền vững cần phải phát triển DLCĐ, ở đó các giá trị truyền thống và vai trò của cộng đồng được phát huy đầy đủ nhất.
Trong xu thế hội nhập và phát triển, Hội An là một vùng duyên hải giàu tài nguyên về DLCĐ, gồm cả tự nhiên và nhân văn đã kịp thời vận động sự tham gia tích cực của người dân, các nhà đầu tư, các doanh nghiệp du lịch và các cấp quản lý, nhờ vậy hoạt động DLCĐ của Hội An đã có một số nét khởi sắc và đang dần trở thành loại hình du lịch được nhiều du khách quốc tế biết đến và chọn lựa. Với tiềm năng du lịch sẵn có của mình, Tp. Hội An nên tập trung hơn nữa để phát triển loại hình du lịch này, vừa tăng nguồn thu nhập, vừi cải thiện đời sống người dân, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, vừa đa dạng hóa các loại hình du lịch trên địa bàn vừa đảm bảo phát triển du lịch bền vững.
Tuy nhiên, khách quan nhìn nhận lại thì hoạt động của DLCĐ của địa phương với quy mô còn khá nhỏ chưa tương xứng với tiềm năng và thương hiệu du lịch hiện có. Bên cạnh đó việc tổ chức quản lý, khai thác hoạt động DLCĐ hướng đến phát triển bền vững đang còn nhiều bất cập. Tồn tại trước hết phải kể đến việc thiếu một hệ thống đánh giá, giám sát chất lượng dịch vụ của các cá thể tham gia DLCĐ. Sự tham gia của người dân vẫn còn tương đối hạn chế, thiếu vốn, kinh nghiệm hay kỹ năng phục vụ. Đối với các cơ quan quản lý du lịch địa phương, các Hiệp hội du lịch, các doanh nghiệp lữ hành, các cơ sở cung ứng dịch vụ du lịch rất cần một định hướng chiến lược phát triển gắn với những mục tiêu cụ thể. Xuất phát từ những yêu cầu nêu trên việc nghiên cứu để định ra những nội dung phát triển về DLCĐ ở vùng Hội An là việc hết sức cần thiết, nếu đề tài: “Xây dựng thương hiệu DLCĐ tại Tp.
Hội An” được nghiên cứu thực hiện sẽ là tài liệu hữu ích giúp cho người dân bản địa, các cơ quan quản lý du lịch, các công ty lữ hành tham khảo và vận dụng.
Do DLCĐ là một nội dung rất sâu rộng và phức tạp, nên đề tài chỉ đi sâu phân tích một số nội dung quan trọng trong thời gian từ 2007 đến nay, nội dung chú trọng nhiều hơn đến phân tích đặc điểm liên quan quan đến cư dân bản địa và công tác bảo tồn tài nguyên du lịch, riêng yếu tố “nhu cầu” được nghiên cứu trên góc độ mức độ cảm nhận, và tổng hợp từ thực tiễn hoạt động trong phạm vi giới hạn ở Tp. Hội An, cụ thể là tại hai điểm đến mang tính chất động lực về DLCĐ của địa phương là: Phố cổ Hội An, đảo Cù Lao Chàm, Làng rau Trà Quế, Làng mộc Kim Bồng và làng gốm Thanh Hà.
Với thời gian nghiên cứu có hạn cũng như chưa có nhiều điều kiện tiếp xúc một cách liên tục để làm rõ hơn nhiều luận điểm nên Đề tài chắc chắn không thể tránh những thiếu xót. Rất mong nhận được sự góp ý của quý Thầy Cô.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Nguyễn Văn Dung (2009), Chiến lược và chiến thuật quảng bá Marketing du lịch, Nhà xuất bản Giao thông vận tải.
2. GS.TS. Nguyễn Văn Đính, TS. Trần Thị Minh Hòa (2006), Giáo trình Kinh tế du lịch, Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội.
3. Tô Duy Hợp, Lương Hồng Quang (2000), Phát triển cộng đồng - Lý thuyết và
vận dụng, Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.
4. Douglas Hansworth, Walter Jamieson (12/2007), Bộ công cụ quản lý và giám sát
du lịch cộng đồng, Mạng lưới du lịch bền vững vì người nghèo SNV Việt Nam phối
hợp với Đại học Tổng hợp Hawail, Trường đào tạo quản lý du lịch, Hoa Kỳ
5. Th.S Bùi Thanh Hương, Th.S Nguyễn Đức Hoa Cương (06/2007), Nghiên cứu
các mô hình Du lịch cộng đồng ở Việt Nam, Trường Đại học Hà Nội, Khoa Quản trị