Chi phí phát hành chứng khoán

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp huy động vốn của Công ty Cổ phần tập đoàn Hòa Phát trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 54 - 58)

c. Phát hành cổ phiếu mớ

2.3.2 Chi phí phát hành chứng khoán

Chi phí phát hành chứng khoán bao gồm các chi phí bảo lãnh phát hành, tƣ vấn, quảng cáo, phí kiểm soát, phí niêm yết,... Không chỉ riêng Hoà Phát các CTCP khác khi phát hành chứng khoán chi phí này chiếm đến 10% tổng giá trị phát hành.

Khi TTCK vận hành chƣa trơn chu, hàng hoá trên thị trƣờng chƣa đa dạng, các tổ chức liên quan đến phát hành chứng khoán còn trong tình trạng thiếu việc làm, thì việc đẩy cao các chi phí liên quan đến phát hành chứng khoán hay bù lỗ cho sự tham gia phát hành chứng khoán là điều không thể tránh khỏi. Chính vì vậy, chi phí phát hành ở Việt Nam hiện nay còn cao, do các tổ chức tham gia hoạt động phát hành chƣa thực sự chuyên môn hoá, chƣa mang tính chuyên nghiệp.

2.3.3 Thời gian sử dụng vốn huy động

Thời gian sử dụng vốn có vai trò quan trọng giống nhƣ chi phí sử dụng vốn huy động. Công ty thiếu vốn trung và dài hạn, phục vụ cho các dự án dài hạn, phƣơng thức huy động vốn bằng phát hành chứng khoán là phù hợp nhất. Về bản chất, vốn huy động bằng phƣơng thức phát hành cổ phiếu tạo thêm vốn CSH cho công ty, vốn huy động bằng phƣơng thức phát hành trái phiếu làm tăng nợ phải trả của công ty.

Nếu vốn huy động bằng cổ phiếu, thời gian sử dụng có thể coi là dài hạn, công ty chỉ phải trả khi tuyên bố giải thể công ty. Nếu là vốn vay bằng trái phiếu, thông thƣờng kỳ hạn của trái phiếu là trung và dài hạn, công ty hoàn toàn có thể lập kế hoạch thanh toán trái phiếu phù hợp, hơn nữa có thể dùng hình thức trái phiếu có thể chuyển đổi thành cổ phần.

Điều kiện để huy động vốn trên TTCK thƣờng ngặt nghèo, không phải CTCP nào cũng có đủ điều kiện thực hiện huy động vốn. Với tình hình kinh

tế, môi trƣờng pháp luật của Việt Nam hiện nay, các công ty chƣa mặn mà với TTCK. Do đó, rất nhiều CTCP vay vốn ngắn hạn để đầu tƣ dài hạn.

2.3.4 Chi phí vốn huy động thực tế của CTCP Hòa Phát

Mệnh giá cổ phiếu: Po = 10.000 đ

Cổ tức mong đợi trung bình: Dt = 10%

Tỷ lệ tăng trƣởng cổ tức: g = 7,5%

Lãi suất tiền vay trung bình: e = 1.5%/1 tháng=18%/năm

Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp: T = 25%

Chi phát phát hành: F = 10%

Chi phí của cổ phiếu mới: Ke

Chi phí của lợi nhuận không chia: Ks

Chi phí nợ vay NH sau thuế: Kd (1-T).

Ke = Dt / Po(1 - F) + g Ks = Dt / Po + g Kd (1-T) = e (1 - T) Thay số vào ta có: Ke = 1.000/10.000(1 - 0,1) + 7,5% = 18,6%. Ks = 1.000/10.000 + 7,5% = 17,5%. Kd (1-T) = 18% x (1 - 0,25) = 13, 5%

Thực tế, xét về chi phí vốn huy động thì thấy chi phí vốn cổ phiếu thƣờng mới của Hoà Phát là khá cao 18,6%, chi phí lợi nhuận không chia cũng cao 17,5%, trong khi chi phí vốn vay ngân hàng là 13,5% bằng 72,58% chi phí vốn cổ phiếu thƣờng mới và bằng 77,14% chi phí vốn lợi nhuận không chia. Ở các CTCP khác cũng vậy do đó dẫn đến các CTCP không quá “hồ hởi” với kênh huy động vốn là TTCK.

Nhƣ đã phân tích ở chƣơng 1, lãi suất tiền vay ngân hàng thƣờng cao hơn lãi suất trái phiếu. Nguyên nhân là do trong lãi suất tiền vay ngân hàng đã bao gồm cả rủi ro & lợi nhuận trong hoạt động của ngân hàng.

Bảng 2.7: Cơ cấu thu nhập của một số NHTM năm 2009

Tỷ trọng các khoảng thu/ tổng thu (%) NHTMCP Ngoại thƣơng VN (VCB) NHTMCP Công thƣơng VN (CTG) NHTMCP Á châu (ACB) NHTMCP Sài gòn thƣơng tín (STB) Thu phí dịch vụ (%) 12 10 15 23

Thu lãi cho vay (%) 58 68 34 62

Thu lãi tiền gửi (%) 13 13 42 15

Thu khác (%) 17 9 1

(Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm toán ngân hàng năm 2009)

Hiện tại, lãi suất trái phiếu của CTCP kỳ hạn 3 năm đƣợc chào bán ở mức 18%/năm nhỏ hơn lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng thƣơng mại là 19%/năm (đã bao gồm các loại phí) lãi suất TPCP cùng kỳ hạn đang đƣợc giao dịch trên thị trƣờng thứ cấp là 11,78%/năm. Đây là mức chào tối thiểu nhằm thu hút và hấp dẫn các nhà đầu tƣ. Khi đó, chi phí vốn của trái phiếu là

Kd (1-T)trái phiếu = 18% x (1-0,25) = 13,5% < 19%.

Nhƣ vậy, về lý thuyết hoàn toàn có thể phát hành trái phiếu để huy động vốn mà vẫn có chi phí vốn huy động nhỏ hơn chi phí vốn vay ngân hàng, nếu tính theo thời điểm hiện tại khi mà mặt bằng lãi suất cho vay lên cao, thì chi phí vốn của việc phát hành trái phiếu chỉ bằng bằng 60%-70% so với chi phí vay vốn tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên, việc huy động vốn bằng

phát hành trái phiếu trên TTCK là rất khó khăn. Các nguyên nhân chính không ngoài các nội dung đã đƣợc nêu ở chƣơng 1.

2.3.5 Sự hình thành các cổ đông kiểm soát mới

Với việc qui định nhà đầu tƣ nƣớc ngoài không đƣợc sở hữu quá 30% cổ phần đối với doanh nghiệp là ngân hàng thƣơng mại và 49% đối với các loại hình CTCP còn lại, các CTCP đã phần nào yên tâm về sự bảo hộ của Nhà nƣớc đối với sở hữu và điều hành CTCP. Thực tế, chƣa có CTCP nào có nhà đầu tƣ nƣớc ngoài mua hết tỷ lệ sở hữu cổ phần tối đa cho phép, ngoại trừ hai NHTM cổ phần đã niêm yết trên TTCK là NHTM cổ phần Á châu và NHTM cổ phần Sài Gòn Thƣơng tín.

Trong Nghị định 144/2003/NĐ-CP, quy định về giao dịch thâu tóm đƣợc đề cập một cách rõ ràng qua Điều 36. Theo đó, tổ chức niêm yết, tổ chức, cá nhân nắm giữ hoặc cùng với ngƣời có liên quan nắm giữ tới các mức 5% - 10% - 15% - 20% vốn cổ phần của một tổ chức niêm yết, mỗi khi có giao dịch thay đổi các mức nắm giữ nói trên phải báo cáo bằng văn bản cho UBCKNN, TTGDCK, Sở giao dịch chớng khoán và tổ chức niêm yết trong vòng 3 ngày làm việc, kể từ ngày giao dịch đạt tỷ lệ sở hữu trên. Ngƣời thâu tóm phải báo cáo UBCKNN bằng văn bản về ý định thâu tóm. Sau 10 ngày làm việc, kể từ ngày báo cáo, nếu UBCKNN không có ý kiến khác, ngƣời thâu tóm phải công bố thông tin chào mua công khai trên 3 số liên tiếp của 1 tờ báo trung ƣơng, 1 tờ báo địa phƣơng hoặc trên bản tin TTCK nơi tổ chức niêm yết chuẩn bị thâu tóm đóng trụ sở chính. Sau khi công bố công khai, ngƣời thâu tóm không đƣợc thay đổi ý định thâu tóm đã công bố.

Giá chào mua không đƣợc thấp hơn giá hiện hành của cổ phiếu niêm yết trên thị trƣờng trƣớc ngày chào mua, thời hạn chào mua công khai từ 30 đến 60 ngày. Trong thời hạn chào mua công khai, ngƣời thâu tóm phải áp dụng các điều kiện chào mua công khai cho tất cả các cổ đông của tổ chức

niêm yết bị thâu tóm; không đƣợc từ chối mua cổ phiếu của bất cứ cổ đông nào và không đƣợc mua bán cổ phiếu của tổ chức niêm yết dƣới bất cứ hình thức nào. Việc hoàn tất giao dịch thâu tóm tổ chức niêm yết phải thực hiện trong vòng 5 ngày làm việc kể từ khi hết thời hạn chào mua.

Trƣờng hợp ngƣời thâu tóm nắm giữ tới 80% vốn cổ phần của tổ chức niêm yết thì tổ chức niêm yết bị huỷ bỏ niêm yết. Trong vòng 10 ngày kể từ ngày công bố kết quả mua lại, nếu các cổ đông còn lại có yêu cầu, ngƣời thâu tóm có nghĩa vụ phải mua tiếp cổ phiếu của họ theo đúng điều kiện chào mua công khai đã công bố.

Ngƣời thâu tóm không đƣợc bán cổ phiếu đã mua trong vòng 6 tháng kể từ ngày kết thúc việc thâu tóm.

Việc lƣu hành cổ phần trên thị trƣờng tự do, các CTCP không niêm yết đã tạo ra nguy cơ tiềm tàng về quyền kiểm soát công ty. Thực tế, đã xảy ra trƣờng hợp các cá nhân đi gom cổ phần (từ cán bộ, nhân viên đƣợc mua cổ phần) để bán lại kiếm chênh lệnh khi công ty thực hiện niêm yết trên thị

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp huy động vốn của Công ty Cổ phần tập đoàn Hòa Phát trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)