Lợi tức dự tính

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp huy động vốn của Công ty Cổ phần tập đoàn Hòa Phát trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 65 - 67)

Lợi tức dự tính của tiền gửi ngân hàng chính là lãi suất tiền gửi, lợi tức dự tính của trái phiếu chính là lãi suất của trái phiếu. Lợi tức dự tính của cổ phiếu chính là cổ tức dự tính cộng với phần trăm thay đổi do sự chênh lệnh giữa thị giá và mệnh giá.

Hiện nay, lãi suất trung bình tiền gửi ngân hàng là 13,5% 1 năm, lãi suất TPCP là 11.78% / năm kỳ hạn 2 năm. Nhƣ vậy, để có thể huy động đƣợc vốn, lãi suất trái phiếu của CTCP phải cao hơn mức lãi suất TPCP (11,78%). Thực tế, trong 3 năm trở lại đây mặt bằng lãi suất huy động có chiều hƣớng ngày một gia tăng và luôn cao hơn mức lãi suất TPCP. Điều này dẫn đến hệ quả của việc phát hành không thành công TPCP với kỳ hạn 5-10 năm. Trong bối cảnh đó, trái phiếu doanh nghiệp càng gặp thêm nhiều trở ngại bởi mức lãi suất sẽ phải tăng lên đồng nghĩa với chi phí vốn tăng lên. Thị trƣờng trái phiếu doanh nghiệp hiện tại đang đƣợc chào bán với mức lãi suất tối thiểu phổ biến là 19%/năm, và khiến nhiều doanh nghiệp phải tạm ngƣng kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình để chờ cơ hội chào bán với mức lãi suất hợp lý hơn do mức lợi tức sinh lời của dự án không đủ bù đắp mức chi phí vốn huy động mà doanh nghiệp phải bỏ ra.

Đối với lợi tức cổ phần của các CTCP niêm yết trên thị trƣờng hiện đang đƣợc trả cho các cổ đông ở mức phổ biến từ 8%-12%/năm, chƣa bao gồm phần chênh lệch giữa thị giá và mệnh giá của cổ phần. Nhƣ vậy, lợi tức dự tính của chứng khoán xem ra đƣợc coi là cao hơn so với lợi tức của tiền gửi ngân hàng và TPCP và về mặt nguyên tắc thì lƣợng cầu tài sản là chứng khoán sẽ tăng.

c.Rủi ro

Mức độ rủi ro, không chắc chắn về lợi tức dự tính của một tài sản tác động rất mạnh đến lƣợng cầu về tài sản đó, công chúng đầu tƣ thƣờng ƣu tiên nắm giữ các tài sản ít rủi ro.

Trái phiếu của CTCP là khoản nợ của Công ty đối với ngƣời sở hữu trái phiếu, khi công ty kinh doanh có hiệu quả, việc thanh toán trái phiếu không có gì khó khăn. Mặc dù có sự kiểm soát chặt chẽ của các cơ quan quản lý Nhà nƣớc, nhƣng không có gì đảm bảo chắc chắn rằng các Công ty niêm yết không thua lỗ hay phá sản. Hơn nữa, trong điều kiện tình hình kinh doanh hiện tại ở Việt Nam, có rất nhiều nhiều rủi ro có thể xảy ra với công ty không những từ thị trƣờng mà còn từ phía cơ chế, chinh sách điều hành của Nhà nƣớc.

Thị giá cổ phiếu trên TTCK Việt Nam trong thời gian qua biến đổi bất thƣờng, không tuân theo qui luật của nền kinh tế thị trƣờng. Sự biến động của chỉ số VNIndex không phản ánh đúng tình trạng của thị trƣờng và có mức biến động khá lớn điều này thể hiện tính rủi ro cao của chứng khoán.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp huy động vốn của Công ty Cổ phần tập đoàn Hòa Phát trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)