HÒA PHÁT VÀ THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp huy động vốn của Công ty Cổ phần tập đoàn Hòa Phát trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 77 - 82)

d. Tính thanh khoản của tài sản

HÒA PHÁT VÀ THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

3.1.1 Định hƣớng phát triển CTCP tập đoàn Hòa Phát 2011-2015

Với định hƣớng sẽ phát triển theo 3 ngành mũi nhọn: sản xuất công nghiệp, kinh doanh bất động sản, khai thác khoáng sản và năng lƣợng CTCP tập đoàn Hoà Phát không ngừng tìm kiếm nguồn vốn để chủ động cho việc mở rộng sản xuất và kinh doanh, việc huy động vốn trên thị trƣờng chứng khoán hiện nay là rất khó khăn nhƣng bằng uy tín và lợi nhuận đem lại hàng năm Hoà Phát vẫn đặt mục tiêu giai đoạn 2011-2015 huy động vốn trên TTCK từ 5.000 tỷ đồng đến 6.000 tỷ đồng cả bằng cổ phiếu và trái phiếu nhằm phát triển mạnh mẽ 3 ngành mũi nhọn. Với các dự án đang và sắp triển khai nhƣ: dự án khu đô thị Tây Mỗ - Đại Mỗ, khu tổ hợp 493 Trƣơng Định, khu đô thị mới Phố Nối A, xây dựng tiếp một số nhà máy chế biến quặng tinh, hoàn thành giai đoạn 2 của khu liên hợp gang thép Kinh Môn -Hải Dƣơng,… thì Hoà Phát sẽ lớn mạnh trong tƣơng lai bởi các khoản lợi nhuận thu đƣợc từ các dự án trên. Để huy động vốn một cách thành công trên TTCK công ty phải thực hiện tốt nhiều yếu tố.

Duy trì và củng cố vị thế trên thị trường của công ty đối với các hoạt động kinh doanh truyền thống của mình

Trong năm 2009, do các tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đồng thời, nắm bắt các lợi thế từ các chính sách kinh tế vĩ mô nhƣ gói hỗ trợ lãi suất của Chính phủ từ 2009 đến 2012, công ty đã cơ cấu lại kế hoạch

đầu tƣ, tập trung đầu tƣ để đẩy nhanh tiến độ các dự án trong các hoạt động kinh doanh truyền thống.

Đối với hoạt động kinh doanh truyền thống, công ty tiếp tục tìm kiếm mua các nguyên liệu đầu vào từ thị trƣờng nội địa để hạn chế các rủi ro liên quan đến việc nhập khẩu nguyên vật liệu. Một số lƣợng lớn các nguyên liệu chính đƣợc sử dụng trong hoạt động sản xuất của công ty đƣợc cung cấp bởi các công ty khác trong tập đoàn nhƣ phôi thép, đáp ứng 80% nguyên liệu đầu vào của hoạt động sản xuất thép, các loại ống thép khác nhau, linh kiện và phụ kiện làm bằng chất dẻo,…

Trong ba năm tới tiếp tục duy trì vị thế của các ngành kinh doanh truyền thống, đóng góp tỷ trọng lớn, dự kiến khoảng 60%, trong tổng doanh thu và lợi nhuận của công ty.

Đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh chính

Công ty đã điều chỉnh chiến lƣợc của mình từ một tập đoàn chuyên sản xuất công nghiệp thành một tập đoàn đa ngành nghề bao gồm sản xuất công nghiệp, kinh doanh bất động sản và khai thác khoáng sản. Hiện nay các dự án khu đô thị và nhà ở đang đƣợc tăng cƣờng và đƣợc kỳ vọng đóng góp lớn cho tổng thu nhập và lợi nhuận của công ty trong các năm sắp tới.

Một số dự án khoáng sản đã vào giai đoạn khai thác và chế biến ổn định từ đầu năm 2010. Với chiến lƣợc tăng trƣởng để trở thành một công ty sản xuất, kinh doanh bất động sản và khai khoáng.

Nâng cao thương hiệu Hòa Phát và củng cố mạng lưới phân phối trên cả thị trường nội địa và quốc tế

Thƣơng hiệu đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc kinh doanh bán hàng của công ty. Công ty tiếp tục duy trì và nâng cao thƣơng hiệu Hòa Phát thông qua các chƣơng trình liên quan tới công chúng nhƣ các quảng

cáo dài kỳ trên truyền hình, tài trợ thể thao và một số chƣơng trình quảng bá khác.

Mở rộng sản xuất kinh doanh sang lĩnh vực khai thác khoáng sản, cụ thể khai thác và sản xuất than cốc sử dụng công nghệ siêu sạch. Thực hiện đẩy nhanh hoạt động xuất khẩu tới các thị trƣờng tiềm năng mới nhƣ Hàn Quốc, Đài Loan và Ấn Độ.

Với chiến lƣợc bán hàng và tiếp thị sản phẩm của mình công ty tập trung vào các điểm sau:

- Tăng cƣờng công tác tiếp thị, quảng bá và bán hàng trực tiếp tập trung vào các mục tiêu là các dự án và công trình xây dựng lớn. - Mở rộng các kênh phân phối tại các thị trƣờng nội địa chƣa đƣợc

khai phá.

- Duy trì và phát triển mạng lƣới marketing, các dịch vụ bán hàng và

dịch vụ khách hàng.

- Tiếp tục tăng cƣờng các kỹ năng và khả năng của các nhân viên bán

hàng nhằm đáp ứng khách hàng tối đa.

- Tiếp tục nâng cao chất lƣợng sản phẩm thông qua việc đầu tƣ vào

các máy móc hiện đại và kiểm soát chặt chẽ các thành phẩm để đảm bảo các sản phẩm của mình đạt chất lƣợng tốt nhất trƣớc khi đƣa ra thị trƣờng.

Củng cố năng lực và mở rộng mạng lƣới phân phối là ƣu tiên hàng đầu của công ty. Công ty đã thiết lập mạng lƣới đại lý trên hầu hết tất cả các tỉnh, thành miền Bắc, mở rộng mạng lƣới bao phủ tại các tỉnh miền Trung và Nam Việt Nam, đẩy mạnh xuất khẩu tới các thị trƣờng nƣớc ngoài tiềm năng nhƣ Trung Đông, Anh, Nga, Ucrain, Nhật Bản, Lào, Campuchia, Philippines, và Panama.

Phát triển các nguồn nhân lực cũng nhƣ các chính sách bảo vệ ngƣời lao động luôn luôn là mối ƣu tiên hàng đầu của công ty. Chiến lƣợc này đƣợc phản ánh trong kế hoạch hành động để nâng cao nguồn nhân lực để phục vụ các mục tiêu phát triển bền vững của công ty.

Thông qua các chƣơng trình đào tạo, khuyến khích và thăng cấp các nhân viên có năng lực phù hợp, có kỹ năng lãnh đạo và quản lý. Các nhân viên đƣợc đào tạo nội bộ để nâng cao đƣợc kinh nghiệm từ thực tiễn và do đó hiểu sâu sắc về hoạt động kinh doanh của công ty. Trong những năm gần đây, công ty đã đào tạo và chỉ định các vị trí chủ chốt từ Giám đốc điều hành tới các Phó giám đốc, Trƣởng ban của các công ty con và công ty liên kết. Môi trƣờng làm việc và đào tạo trên cơ sở công việc tại công ty đã tạo cơ hội cho những ngƣời lao động có năng lực và gắn bó lâu dài với công ty. Mặt khác công ty cũng củng cố sự hợp tác của mình với các trƣờng dạy nghề và các tổ chức đào tạo nhằm tuyển dụng đƣợc nguồn lao động có chất lƣợng cao.

Bên cạnh việc đào tạo đồng bộ và hợp tác vì sự phát triển của nguồn nhân lực, công ty đang từng bƣớc nâng cao thu nhập của ngƣời lao động.

Các ngành kinh doanh chính

Công ty đã có những tăng trƣởng đáng kể trong hoạt động kinh doanh của mình. Trong năm 2010, công ty đã đạt mức doanh thu 14.267 tỷ đồng và lợi nhuận thuần 1.376 tỷ đồng, tăng 173% và 108% so với năm 2009, và đạt 117% và 102% so với kế hoạch trong bối cảnh hậu khủng hoảng của nền kinh tế Việt Nam và thế giới với chỉ số giá cả và lạm phát tăng cao, sức tiêu dùng và nhu cầu đầu tƣ giảm sút mạnh, sự tồn tại của cơ chế hai tỷ giá, hai lãi suất, đặc biệt là cuộc chạy đua lãi suất trong hệ thống NHTM.

Thép xây dựng tiếp tục đóng góp tỷ lệ lớn nhất về doanh thu thuần và lợi nhuận thuần của công ty, lần lƣợt chiếm khoảng 49% và 35% của tổng doanh thu thuần và lợi nhuận thuần.

Với định hƣớng chiến lƣợc của mình, công ty tiếp tục đẩy mạnh sản xuất kinh doanh trên ba lĩnh vực chính gồm: sản xuất công nghiệp, bất động sản và khai thác khoáng sản.

Biểu đồ 3.1: Cơ cấu doanh thu và lợi nhuận của công ty trong năm 2010

(Nguồn: Báo cáo thường niên 2010)

Trên thực tế, các CTCP nói chung và CTCP tập đoàn Hòa Phát nói riêng thƣờng có nhu cầu vốn dài hạn tƣ̀ 3-5 năm, thậm chí là dài hơn trong khi nếu sử dụng hệ thống NHTM để huy động vốn ngắn hạn và dùng nguồn đó tài trợ nhu cầu vốn dài hạn thì mức độ rủi ro là rất lớn. Hiện nay, nguồn vốn ngắn hạn của công ty vẫn chủ đến từ các ngân hàng thƣơng mại. Tuy nhiên, điều này lại không làm đảm bảo an toàn nguồn vốn, vì theo tiêu chuẩn tỷ lệ an toàn vốn vay của các NHTM đƣa ra, tỷ lệ vốn vay so với vốn CSH tối đa = 1,5 lần, trong khi tỷ lệ này tại công ty là 1,75 lần. Trong điều kiện NHTM hiện đang quá tải với nhu cầu vốn của các doanh nghiệp, nếu công ty không sử dụng đƣợc kênh huy động vốn mới là TTCK thì khó có cơ hội để mở rộng qui mô.

Nếu chỉ sử dụng hệ thống các NHTM là kênh cung cấp vốn duy nhất cho công ty, thì công ty sẽ phải cạnh tranh quyết liệt mà vẫn khó có thể có đủ vốn cho nhu cầu phát triển. Vì vậy, tăng cƣờng huy động vốn trên TTCK là

giải pháp trƣớc mắt và lâu dài đối với CTCP , TTCK sẽ là “bạn đồng hành”

của các CTCP trong tƣơng lai không xa .

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp huy động vốn của Công ty Cổ phần tập đoàn Hòa Phát trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 77 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)