Độ co dãn của lƣợng cầu theo của cải biểu hiện sự thay đổi lƣợng cầu đó khi mọi yếu tố khác không thay đổi thì lƣợng cầu về tài sản thay đổi bao nhiêu phần trăm khi của cải thay đổi 1%.
E = %QD / %QK`
(QD là phần trăm thay đổi lượng cầu tài sản, %QK là phần trăm thay đổi về của cải)
Nhƣ vậy, khi của cải của dân chúng – nhà đầu tƣ tăng lên, đầu tƣ vào chứng khoán sẽ có nhiều cơ hội đƣợc lựa chọn.
Với sự phát triển kinh tế của Việt Nam trong những năm gần đây, đời sống ngƣời dân ngày càng đƣợc nâng cao, sự lo lắng về cuộc sống bấp bênh đã không còn nhƣ thời kinh tế kế hoạch hoá, nhu cầu đầu tƣ ngày càng gia tăng. Với ƣớc tính của các chuyên gia thuộc Ngân hàng thế giới, dân cƣ Việt Nam nắm giữ khoảng 30 tỷ đôla dƣới dạng vàng bạc, đá quí, ngoại tệ ... Tuy nhiên, do TTCK là khái niệm mới đối với đa số dân chúng Việt Nam, hơn nữa cách thức tính toán đầu tƣ vào TTCK cũng phức tạp, mức rủi ro đầu tƣ cao, nên trong giai đoạn hiện nay, hình thức gửi tiền vào Ngân hàng vẫn đƣợc đại đa số dân cƣ sử dụng. Để giải quyết vấn đề này, phƣơng án lập các Quĩ đầu tƣ xem ra đƣợc coi là có hiệu quả hơn.
Đối với các tổ chức tài chính, doanh nghiệp trong nền kinh tế, sự am hiểu về thị trƣờng chứng khoán có nhiều hơn ngƣời dân, nhƣng do sự hoạt động không hiệu quả của TTCK Việt nam trong thời gian qua vẫn chƣa tạo đƣợc niềm tin cho các nhà đầu tƣ. Mặt khác, các qui định quản lý của cơ quan nhà nƣớc về TTCK còn nhiều bất cập, do đó chứng khoán chƣa trở thành kênh đầu tƣ của các đối tƣợng này.
Để đáp ứng với sự vận động và phát triển liên tục của thị TTCK Việt Nam, thêm vào đó số lƣợng các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài tham gia vào thị trƣờng này ngày một tăng lên đã hỏi cơ quan quản lý nhà nƣớc phải hoàn thiện không ngừng các cơ chế, chính sách về TTCK nhằm tạo điều kiện cho thị trƣờng này thực hiện đúng chức năng theo định hƣớng mà Chính phủ đã đề ra là kênh dẫn vốn và huy động vốn cho toàn bộ nền kinh tế trong tƣơng lai không xa.