Đánh giá thực trạng việc huy động vốn bằng phát hành trái phiếu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp huy động vốn của Công ty Cổ phần tập đoàn Hòa Phát trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 72 - 77)

d. Tính thanh khoản của tài sản

2.4.2 Đánh giá thực trạng việc huy động vốn bằng phát hành trái phiếu

Công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát là một doanh nghiệp mà có số lần tăng vốn và huy động vốn thông qua TTCK tƣơng đối khiêm tốn. Tính đến thời điểm hiện tại, công ty đã thực hiện 02 đợt phát hành trái phiếu vào cuối năm 2009 và tháng 7/2010 tổng số vốn huy động đƣợc từ 2 đợt phát hành này là 1.920 tỷ. Với số vốn huy động đƣợc ngoài việc bổ sung vốn cho kinh doanh công ty dùng hoàn toàn số vốn huy động đƣợc để đầu tƣ vào các dự án bất động sản. Dự kiến lợi nhuận thu đƣợc từ các dự án bất động sản này là khá lớn. Với điều kiện kinh tế khó khăn nhƣ hiện nay số vốn mà Hòa Phát huy động đƣợc cũng không phải là nhỏ và để đầu tƣ cho 2 dự án bất động sản lớn khu đô thị Tây Mỗ và Khu phức hợp Mandarin Garden. Sau đây ta phân tích những điểm thuận lợi và khó khăn đối với việc huy động vốn bằng trái phiếu của công ty.

Thực trạng thị trƣờng trái phiếu doanh nghiệp trong thời gian qua, đó là trái phiếu doanh nghiệp mới chỉ tập trung ở loại hình công ty có uy tín và có quy mô lớn, hoặc tổng công ty, tập đoàn kinh tế của Nhà nƣớc. Do các tổng công ty, hoặc tập đoàn kinh tế Nhà nƣớc thực hiện phát hành trái phiếu đƣợc thực hiện bảo lãnh bởi Chính phủ, do vậy mức bù rủi ro trong lãi suất trái phiếu giảm xuống, làm giảm chi phí sử dụng vốn. Ngƣợc lại với mô hình kinh tế là công ty cổ phần không có vốn nhà nƣớc, việc phát hành trái phiếu thông thƣờng khi thực hiện bảo lãnh phát hành phải có tài sản đảm bảo. Đây là những rào cản đối với doanh nghiệp khi muốn thực hiện huy động vốn qua kênh trái phiếu. Không chỉ bằng việc phải cạnh tranh lãi suất với lãi suất huy động của ngân hàng, với lãi suất của TPCP, mà bản thân các doanh nghiệp muốn huy động vốn qua kênh này còn phải cạnh tranh với chính doanh

nghiệp của Nhà nƣớc. Nếu nhƣ các doanh nghiệp đó có cùng ngành nghề kinh doanh với doanh nghiệp, thì hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị tác động rất nhiều do chi phí sử dụng vốn huy động của doanh nghiệp cao hơn so với doanh nghiệp có vốn Nhà nƣớc cùng ngành.

Năm 2011 kế hoạch sản xuất của công ty dự định triển khai một số dự án đầu tƣ trung và dài hạn, tuy nhiên do cơ cấu vốn của doanh nghiệp hiện chƣa đáp ứng kịp đối với nhu cầu các dự án này, và nguồn vốn tín dụng từ phía các NHTM còn hạn hẹp. Do vậy, việc thực hiện huy động vốn qua nguồn phát hành trái phiếu là rất quan trọng. Tuy nhiên, do điều kiện thị trƣờng, hiện tại mặt bằng lãi suất cho vay của các NHTM vẫn đang giữ ở mức 18 - 19%/năm, do vậy để thực hiện huy động vốn thành công, đòi hỏi doanh nghiệp phải chào bán với mức lãi suất cao hơn nhằm thu hút sự chú ý của các nhà đầu tƣ. Mặt khác, do sự biến đổi lãi suất huy động trong thời gian qua khá phức tạp, cho nên đã xuất hiện xu thế ƣa chuộng đầu tƣ vào loại hình trái phiếu có lãi suất cố định, thay vì có hình thức cố định năm đầu tiên và áp dụng lãi suất thả nổi vào các năm còn lại đối với trái phiếu có kỳ hạn trung và dài hạn.

Xuất phát từ những khó khăn và trở ngại trong việc huy động vốn bằng kênh phát hành cổ phiếu, bao gồm cả phát hành riêng lẻ và phát hành rộng rãi ra công chúng doanh nghiệp cân nhắc việc huy động vốn qua kênh khác.

Với kênh huy động từ tín dụng gồm có tín dụng từ ngân hàng và tín dụng từ thƣơng mại thì hiện mặt bằng lãi suất ở kênh tín dụng từ ngân hàng đang ở mức khá cao bình quân vào khoảng 19-20%/năm đã bao gồm phí. Đây là mức áp dụng đối với khách hàng có quy mô lớn và có uy tín, còn mức áp dụng đối với khách hàng khác thì cao hơn rất nhiều. Hơn nữa, việc huy động vốn từ kênh tín dụng ngân hàng đòi hỏi doanh nghiệp phải có tài sản đảm bảo và phƣơng án kinh doanh cụ thể cũng nhƣ chấp nhận việc quản lý dòng tiền

thu từ dự án thông qua kênh kiểm soát của tổ chức tín dụng, do đó mà sự chủ động trong việc cơ cấu nguồn vốn tạm thời gặp nhiều khó khăn.

Với việc huy động vốn từ tín dụng thƣơng mại gặp phải trở ngại về cung của nguồn này, doanh nghiệp sẽ rất khó có thể huy động đƣợc lƣợng vốn lớn nhƣ là huy động từ kênh phát hành cổ phiếu và tín dụng ngân hàng. Do đó, việc xem xét phát hành qua kênh phát hành trái phiếu đƣợc lãnh đạo các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm mặc dù có một vài bất lợi khi huy động qua hình thức này nhƣ mức độ an toàn thấp hơn loại hình TPCP, do vậy ảnh hƣởng tới niềm tin của nhà đầu tƣ hay chƣa có đội ngũ tạo lập thị trƣờng cho sản phẩm trái phiếu tại thị trƣờng Việt Nam, do vậy mức độ thanh khoản của trái phiếu doanh nghiệp chƣa cao. Nhƣng xem xét trên khía cạnh khác thì trái phiếu doanh nghiệp vẫn có một số ƣu thế mạnh để lãnh đạo doanh nghiệp tin tƣởng vào mức độ thành công của việc huy động vốn qua kênh này với chi phí huy động thấp, thời gian huy động vốn đƣợc chủ động theo kế hoạch kinh doanh của mình cũng nhƣ ảnh hƣởng của việc kiểm soát của trái chủ là không cao tới tính chủ động trong điều hành kinh doanh dự án thu hút vốn.

Theo số liệu tính đến 30/04/2011, trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam hiện có 388 doanh nghiệp đã niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và 289 doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, nhƣng số lƣợng doanh nghiệp phát hành trái phiếu vẫn còn quá ít hiện chỉ có khoảng 30 doanh nghiệp phát hành trái phiếu trong đó có tới 10 doanh nghiệp chƣa niêm yết.

Qua số liệu trên đây có một số nguyên nhân có thể lý giải cho hiện tƣợng này:

Nguyên nhân thứ nhất, do thị trƣờng vẫn còn thiếu cơ sở pháp lý cho hoạt động thu xếp vốn qua kênh này bởi các trung gian tài chính gồm cả thu xếp về phƣơng án phát hành và bảo lãnh phát hành. Trƣớc đây, các thu xếp

này đều do các ngân hàng thƣơng mại triển khai nhƣng vài năm trở lại đây đã có thêm sự tham gia của các trung gian khác nhƣ công ty tài chính và công ty chứng khoán. Hiện về hệ thống văn bản pháp lý liên quan tới huy động vốn qua kênh trái phiếu vẫn chỉ có duy nhất Nghị định số 52/2006/NĐ-CP ngoài ra chƣa có thêm văn bản nào khác.

Nguyên nhân thứ hai, chƣa hình thành thông lệ thị trƣờng trái phiếu chuẩn. Việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp đợt vừa qua vẫn mang tính tự phát tùy thuộc vào kinh nghiệm và hiểu biết của tổ chức tƣ vấn, và cá biệt có vài doanh nghiệp phát hành theo thông lệ quốc tế nên cũng làm ảnh hƣởng lớn tới chất lƣợng các đợt phát hành, tới chi phí phát hành vốn cũng nhƣ niềm tin của các trái chủ. Điều này, một phần là hệ quả của việc thiếu các văn bản pháp lý điều tiết.

Nguyên nhân thứ 3, do số lƣợng trái phiếu phát hành chiếm tỷ trọng nhỏ nên lƣợng trái phiếu chào bán trên thị trƣờng vẫn ở mức khiêm tốn và chất lƣợng chƣa cao, cụ thể phƣơng án chào bán chƣa đủ sức thuyết phục trái chủ về mức độ an toàn và hiệu quả sinh lời từ dự án hút vốn. Do vậy, thời gian qua trái phiếu của doanh nghiệp nhƣ ngân hàng và bất động sản vẫn là những trái phiếu đƣợc các nhà đầu tƣ quan tâm hơn cả bởi mức độ an toàn đối với trái phiếu doanh nghiệp ngân hàng và mức sinh lời đối với trái phiếu doanh nghiệp bất động sản trong xu thế tăng trƣởng mạnh.

Nguyên nhân cuối cùng, đó là do đối tƣợng đƣợc lựa chọn khi chào bán trái phiếu của các doanh nghiệp vẫn là hƣớng đến các tổ chức lớn và định chế tài chính. Sự vắng bóng của các quỹ đầu tƣ tƣơng hỗ, ngân hàng đầu tƣ, quỹ hƣu trí, công ty bảo hiểm trong loại hình đầu tƣ này đã có tác động khá lớn tới hiệu quả và sự thành công của các đợt hút vốn. Sở dĩ có tình trạng này một phần là do tính thanh khoản của thị trƣờng trái phiếu chƣa cao do thiếu các nhà tạo lập thị trƣờng, thêm vào đó là tỷ trọng nguồn vốn đầu tƣ cho trái

phiếu của các đối tƣợng nhà đầu tƣ nêu trên bị hạn chế quy chế và định nội bộ.

Để tạo sự hấp dẫn cũng nhƣ gia tăng mức độ thanh khoản của thị trƣờng trái phiếu, một điều kiện tiên quyết hƣớng tới sự thành công và mở ra kênh hút vốn và đầu tƣ ổn định cũng nhƣ tận dụng tối đa các nguồn lực nhàn rỗi cho phát triển sản xuất, nhà nƣớc cần có cơ chế và chính sách cụ thể hơn nữa trong việc gia tăng vai trò của các tổ chức thu xếp vốn trung gian trên thị trƣờng trái phiếu sơ cấp, đƣa ra các giải pháp về chính sách đồng bộ, cơ chế điều tiết hoạt động của thị trƣờng, phát triển cơ sở hạ tầng và chuẩn hóa hoạt động của các trung gian tài chính này.

Ở thị trƣờng trái phiếu sơ cấp, TPCP và trái phiếu ngân hàng đầu tƣ và phát triển đƣợc tổ chức phát hành nhiều lần trên TTCK. Tuy nhiên, trái phiếu này chƣa đến đƣợc tay công chúng đầu tƣ bởi một mặt các tổ chức trúng thầu chỉ thực hiện giao dịch nhỏ giọt trên thị trƣờng thứ cấp, mặt khác công chúng đầu tƣ cũng không quan tâm nhiều tới loại sản phẩm đầu tƣ này vì mức lãi suất không đủ hấp dẫn. Có thể nói, thị trƣờng sơ cấp bao gồm cả cổ phiếu lẫn trái phiếu hoạt động mờ nhạt, chƣa phát huy đƣợc chức năng và vai trò vốn có của mình, chƣa thực sự trở thành kênh huy động vốn dài hạn quan trọng cho công ty cổ phần. Đến nay, trên TTCK Việt Nam mới chỉ có giao dịch trái phiếu chính phủ là chủ yếu, còn trái phiếu doanh nghiệp có rất ít chủ yếu là trái phiếu của NHTM.

Chương 3

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp huy động vốn của Công ty Cổ phần tập đoàn Hòa Phát trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)