Phát triển hơn nữa thị trƣờng trái phiếu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp huy động vốn của Công ty Cổ phần tập đoàn Hòa Phát trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 85 - 89)

i) Kể từ khi xuất hiện công ty cổ phần, giao dịch chứng khoán trao tay cũng lập tức đƣợc hình thành Số lƣợng công ty cổ phần đến nay là khá lớn nhƣng

3.2.4 Phát triển hơn nữa thị trƣờng trái phiếu

Thời gian qua, thị trƣờng giao dịch trái phiếu tại Việt Nam vẫn tập trung chủ yếu ở TPCP và trái phiếu NHTM. Tuy nhiên, đã có sự xuất hiện trái phiếu doanh nghiệp, nhƣng việc niêm yết giao dịch trái phiếu này mới chỉ có

ở Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế Nhà nƣớc, đây chính là loại trái phiếu do Chính phủ thực hiện bảo lãnh thanh toán, còn trái phiếu doanh nghiệp của CTCP vấn chƣa thực hiện giao dịch. Sở dĩ có tình trạng này là do một trong số các quy định về điều kiện niêm yết đối với trái phiếu doanh nghiệp đó là phải có ít nhất 100 ngƣời sở hữu trái phiếu cùng một đợt phát hành. Do trái phiếu chƣa là sản phẩm đầu tƣ thông dụng nhƣ cổ phiếu nên mức quan tâm đối với loại hình này còn rất thấp ngoại trừ các định chế hay tổ chức lớn.

Để thật sự phát huy hiệu quả của một kênh huy động vốn dài hạn cho nền kinh tế nói chung và CTCP nói riêng, Chính phủ và cơ quan quản lý nhà nƣớc cụ thể ở đây là UBCKNN cần phải có định hƣớng và kế hoạch hành động cụ thể nhằm tạo điều kiện phát triển hơn nữa thị trƣờng trái phiếu.

Về phía các đơn vị, tổ chức phát hành cần có sự công khai và minh bạch trong việc cung cấp các thông tin đối với dự án huy động bằng kênh trái phiếu để đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn của dự án, từ đó gia tăng niềm tin và sự quan tâm của nhà đầu tƣ đối với sản phẩm này.

Bảng 3.1: Tổng hợp giá trị giao dịch trái phiếu 2005-2010

Đơn vị: tỷ đồng

(Nguồn: Trung tâm giao dịch chứng khoán HCM, HN, VCBS)

Đối với các định chế, tổ chức thực hiện bảo lãnh phát hành và bảo lãnh thanh toán cần có cơ chế linh hoạt trong các quy định về tài sản đảm bảo hay ký quỹ cho trái phiếu phát hành. Thay vào đó các định chế, tổ chức bảo lãnh nên chú trọng đến công tác tƣ vấn và kiểm soát mục đích sử dụng vốn trái

phiếu huy động để đảm bảo nguồn vốn này đƣợc sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả, giảm bớt rủi ro trong thanh toán khi trái phiếu đáo hạn.

Qua số liệu trên cho thấy, khối lƣợng và giá trị giao dịch trái phiếu biến động rất mạnh trong giai đoạn này, với mức cao nhất trong năm 2008 đạt 1,93 tỷ trái phiếu các loại với tổng giá trị giao dịch đạt gần 200.000 tỷ VND, tăng tƣơng ứng với mức tăng 153% và 148% so với năm 2007. Năm 2008 cũng là năm đầu tiên của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ toàn cầu. Tuy nhiên tăng trƣởng về khối lƣợng và giá trị giao dịch trên thị trƣờng đối với loại hình đầu tƣ này đã chững lại và giảm khá mạnh vào hai năm 2009 và 2010, cụ thể năm 2009 tổng khối lƣợng giao dịch của thị trƣờng trái phiếu niêm yết chỉ tƣơng ứng ở mức 48% và 49% của năm 2008, và sang tới năm 2010 thì thị trƣờng gần nhƣ quay trở về mốc ban đầu khi mới khởi tạo thị trƣờng này tại Sở giao dịch chứng khoán. Với sự sụt giảm mạnh mẽ của thị trƣờng giao dịch trái phiếu niêm yết trong năm 2010 với mức 73% và 74% về khối lƣợng và giá trị giao dịch so với năm 2009 đƣợc lý giải bởi một số nguyên nhân.

Thứ nhất, do lƣợng TPCP phát hành thành công trên thị trƣờng sơ cấp đạt mức cao kỷ lục 104.805,9 tỷ VND bằng 80,62% kế hoạch phát hành

(nguồn Kho bạc nhà nước/Bloomberg). Chính thị trƣờng này đã hút đi một lƣợng vốn lớn của thị trƣờng thứ cấp.

Thứ hai, các NHTM phải hoàn tất việc tăng vốn điều lệ lên mức tối thiểu là 3.000 tỷ VND chậm nhất vào 31/12/2011. Chính điều này càng góp phần sụt giảm dòng tiền hƣớng vào thị trƣờng giao dịch thứ cấp trái phiếu. Mặt khác sự ra đời của thông tƣ 13 và thông tƣ 19, bổ sung và sửa đổi thông tƣ 13 của Chính phủ đã đặt các NHTM trƣớc sức ép của việc đảm bảo tăng trƣởng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu từ mức 8% lên 9% xét theo tiêu chuẩn phân loại vốn mới. Hơn thế nữa năm 2010 cũng là năm mà một lƣợng lớn TPCP đến hạn thanh toán (ƣớc tính khoảng 50.000 tỷ VND) và kết hợp với nhân tố

về sự quan ngại của khối các nhà đầu tƣ ngoại về sự mất giá của VND so với USD đã không thu hút đƣợc sự tham gia của đối tƣợng quan trọng này lên thị trƣờng trái phiếu thứ cấp.

Thứ ba, sự phát triển bùng nổ của trái phiếu doanh nghiệp tại thị trƣờng sơ cấp, đặc biệt là các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế lớn của nhà nƣớc. Với mức lãi suất hấp dẫn hơn TPCP, loại hình trái phiếu này đã thu hút tới hơn 47.000 tỷ VND của toàn nền kinh tế. Mặc dù mức độ rủi ro của trái phiếu doanh nghiệp cao hơn TPCP nhƣng với kỳ hạn từ 3-5 năm và các doanh nghiệp phát hành thƣờng là doanh nghiệp lớn hoạt động lâu năm trên thị trƣờng Việt Nam đã góp phần củng cố niềm tin đối với các trái chủ nắm giữ lâu dài, do vậy mà thanh khoản trên cả hai thị trƣờng của trái phiếu doanh nghiệp hầu nhƣ rất thấp.

Việc tìm ra nguyên nhân chính của sự sụt giảm và kém hiệu quả của thị trƣờng này, sẽ giúp Chính phủ và các nhà tạo lập thị trƣờng trái phiếu có một định hƣớng rõ ràng và cụ thể hơn trong việc tạo dựng môi trƣờng kinh doanh hấp dẫn nhằm thu hút nguồn lực nhàn rỗi cho hoạt động của nền kinh tế.

3.2.5 Giảm chi phí phát hành để giảm chi phí vốn cổ phiếu thƣờng mới

Chí phí phát hành có vai trò rất quan trọng trong việc xác định chi phí vốn cổ phiếu thƣờng mới của CTCP. Với mức chi phí vốn cổ phiếu mới hợp lý so với chi phí nợ vay, CTCP hoàn toàn có thể lập kế hoạch huy động vốn trên TTCK.

Nhƣ đã trình bày trong chƣơng 1, chi phí vốn cổ phiếu thƣờng mới đƣợc tính bằng công thức sau:

Ke = Dt / Po(1 - F) + g

Giả sử các yếu tố khác không đổi, khi chi phí phát hành giảm, ta thấy chi phí vốn cổ phiếu thƣờng mới cũng sẽ giảm. Thông thƣờng ở các nƣớc có TTCK phát triển, chi phí phát hành vào khoảng 8%. Tại thị trƣờng Việt nam

hiện chƣa có con số thống kê chính xác, nhƣng dựa trên các yếu tố nhƣ: cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp huy động vốn của Công ty Cổ phần tập đoàn Hòa Phát trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 85 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)