c. Phát hành cổ phiếu mớ
2.3.9 Các yếu tố khác
2.3.9.1 Rủi ro từ phía công ty phát hành chứng khoán
Trong thời gian hoạt động hơn 3 năm trở lại đây của TTCK Việt Nam đã xuất hiện tình trạng thông tin không cân xứng và hậu quả của nó. Các công ty niêm yết không thực hiện cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác và kịp thời. Một phần nguyên nhân là do chế tài xử phạt chƣa nghiêm minh, việc thực hiện xử phạt còn buông lỏng. Tình trạng thong tin không cân xứng xuất hiện trên TTCK từ mức độ thấp cho tới cao cụ thể nhƣ công ty cổ phần cơ điện
lạnh với mã chứng khoán REE đã đƣa ra thông báo muộn về kết quả kinh doanh, hay công ty cổ phần Bánh kẹo Biên hoà cung cấp thông tin không chính xác về kết quả kinh doanh, và đặc biệt là thông tin Tổng giám đốc của CTCP đồ hộp Hạ Long bị truy tố pháp luật đã đến với cổ đông sau 6 tháng phát sinh vụ việc và làm ảnh hƣởng rất lớn tới quyết định của các nhà đầu tƣ và cổ đông.
Việc công bố thông tin của các công ty niêm yết đã trở thành vấn đề nổi cộm và đã đƣợc Nghị định 144/2003/NĐ-CP giải quyết bằng cách qui định các tình huống buộc tổ chức niêm yết phải công bố thông tin theo qui định của pháp luật trong thời gian 24 giờ kể từ khi xảy ra.
Có biến động lớn về điều kiện liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Bị tổn thất từ 10% giá trị vốn cổ phần trở lên.
Tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết, thành viên HĐQT, thành viên Ban giám đốc;
Ban kiểm soát, kế toán trƣởng bị cơ quan pháp luật khởi tố điều tra, có phán quyết của toà án liên quan đến hoạt động của công ty.
Cơ quan thuế có kết luận về việc vi phạm pháp luật về thuế. Thay đổi phƣơng thức và phạm vi kinh doanh của công ty. Quyết định đầu tƣ mở rộng SX-KD.
Quyết định đầu tƣ có giá trị từ 10% tổng giá trị vốn cổ phần trở lên. Lâm vào tình trạng phá sản, quyết định việc hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, chuyển đổi, giải thể doanh nghiệp.
Ký kết hợp đồng vay nợ hoặc phát hành trái phiếu có giá trị từ 30% tổng giá trị vốn cổ phần trở lên.
Thay đổi chủ tịch HĐQT, thay đổi trên 1/3 số thành viên HĐQT hoặc thay đổi Giám đốc (Tổng giám đốc), thông qua quyết định của Đại hội đồng cổ đông.
Xảy ra những sự kiện khác có thể ảnh hƣởng lớn đến giá chứng khoán hoặc lợi ích của ngƣời đầu tƣ.
2.3.9.2 Áp dụng Lý thuyết lượng cầu tài sản
Chứng khoán công ty là một tài sản tài chính và là một hàng hoá, nó cũng phải tuân theo quy luật cạnh tranh nhƣ các hàng hóa thông thƣờng khác. Các nhà đầu tƣ sẽ quyết định mua chứng khoán của Công ty cổ phần hay các tài sản khác dựa trên sự xem xét các yếu tố:
Tiềm lực kinh tế của nhà đầu tƣ;
Lợi tức dự tính của chứng khoán công ty so với lợi tức dự tính của các tài sản thay thế;
Mức độ rủi ro đi kèm với lợi tức của chứng khoán của công ty so với các tài sản thay thế khác;
Tính thanh khoản của chứng khoán công ty so với các tài sản thay thế. Nhƣ đã đề cập trong chƣơng 1, ta có thể coi tiền gửi tiết kiệm ngân hàng là tài sản thay thế chứng khoán của công ty cổ phần và lần lƣợt so sánh lƣợng cầu giữa tiền gửi và chứng khoán của công ty cổ phần.