Xây dựng nông thôn mới huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh (Trang 26 - 31)

Sau 4 năm thực hiện chƣơng trình xây dựng nông thôn mới, đến hết năm 2014 huyện Đông Triều đã hoàn thành đƣợc 352/361 tiêu chí cần phải thực hiện và 730/741 chỉ tiêu, đã có 15/19 xã đạt chuẩn nông thôn mới theo quy định, đạt 78,9%. Trong đó có 11 xã đƣợc thủ tƣớng tặng bằng khen. Trong 4 xã còn lại có 2 xã cơ bản đạt tiêu chuẩn nông thôn mới. Nhƣ vậy sau xã Xuân Lộc và Long Khánh, Đông Triều là huyện thứ 3 đạt nông thôn mới và là huyện đầu tiên ở khu vực Đông Bắc Bộ.

Trong 02 năm thực hiện chƣơng trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM), toàn huyện đã vận động 1.596 hộ dân hiến đất cho làm đƣờng giao thông, nhà văn hóa đƣợc 169.843m2; phá dỡ tƣờng bao 9.903m2; chặt 8.651 cây ăn quả các loại; huy động đƣợc 7.598 ngày công; các doanh nghiệp hỗ trợ vật liệu gạch, xi măng tổ chức thực hiện đƣợc 1.521,8m đƣờng, 2000m2 gạch lát nền, xây dựng tƣờng bao cho 17 nhà văn hóa thôn trên địa bàn 07 xã. Tổng giá trị các hộ dân hiến đất, vật kiến trúc, cây ăn quả, ngày công, đóng góp của nhân dân, doanh nghiệp có giá trị trên 50 tỷ đồng, tiết kiệm khoản chi lớn cho ngân sách nhà nƣớc.

Chƣơng trình XDNTM của huyện đã làm cho các tầng lớp nhân dân nhận thức rõ mình chính là ”chủ thể” trong XDNTM. Do vậy ngƣời dân đồng tình, ủng hộ và tham gia hƣởng ứng rất cao. Các tổ chức đoàn thể tích cự tham gia phong trào XDNTM bằng nhiều việc làm cụ thể, đạt đƣợc những kết quả đáng khích lệ.

Thực hiện phong trào toàn dân xây dựng đời sống văn hóa khu dân cƣ, đến nay toàn huyện có 42.986/45.147 hộ đăng ký gia đình văn hóa đạt 95,21%; Hội Cựu chiến binh triển khai thực hiện phong trào "Thắp sáng làng quê” có 172/173 khu dân cƣ lắp điện chiếu sáng với 8.369 cụm bóng đèn; đảm bảo tốt công tác an ninh trật tự, an toàn xã hội. Phối hợp với Công an huyện, Hội phụ nữ huyện quản lý, giáo dục đƣợc 95 thanh thiếu niên tiến bộ trên 185 thanh thiếu niên có nguy cơ vi phạm pháp luật; Hội phụ nữ

phối hợp với các xã thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trƣờng, đến nay có 155 tổ/173 thôn, khu dân cƣ thành lập tổ thu gom rác thải….

Nhờ tập trung phát triển sản xuất và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, năm 2012 huyện đã đƣa 758 ha (đạt 40% diện tích) giống lúa QR1, QR2 chất lƣợng cao vào sản xuất, cho giá trị thu đƣợc cao hơn giống Khang Dân từ 10-13 triệu đồng/ha. Bên cạnh đó là các mô hình trồng củ đậu 60 ha mỗi ha thu 140-160 triệu đồng/vụ; mô hình trồng 500 ha lúa nếp cái hoa vàng; mô hình trồng hoa 30 ha thu nhập 800 triệu đến 1 tỷ đồng/vụ; mô hình trồng cam canh, bƣởi diễn 50 ha, thu mỗi ha 600-800 triệu đồng; trồng na dai 900 ha; vải, nhãn 2.000 ha; trồng thanh long ruột đỏ 41 ha; mô hình nuôi cá rô phi đơn tính 800 ha, chuyển đổi từ lúa cấy kém hiệu quả, thu nhập 250 triệu đồng/ha. Tiếp tục đang triển khai trồng cam V2 khoảng 30ha. Hiện nay có khoảng trên 100 hộ chăn nuôi hàng trăm con lợn, có thu nhập trên 1 tỷ đồng/năm, có hộ thu nhập 5-6 tỷ đồng/năm.

Đông Triều đang tập trung chỉ đạo sản xuất theo hƣớng tập trung hàng hoá và đặc biệt chú ý đảm bảo đầu ra cho nông sản. Bằng việc hình thành các vùng chuyên canh nhƣ vùng cây ăn quả, vùng lúa chất lƣợng cao, vùng nuôi thủy sản, vùng chăn nuôi lợn; đẩy mạnh xây dựng thƣơng hiệu hàng hóa nông sản là nếp cái hoa vàng và na dai; ký hợp đồng cung ứng gạo, rau, thực phẩm cho các bếp ăn tập thể ngành than, gốm, gạch... trên địa bàn.

Tuy nhiên, qua thực tế thực hiện Chƣơng trình XDNTM, Huyện đã gặp một số khó khăn về thực hiện tiêu chí thu nhập bình quân đầu ngƣời; cơ cấu lao động phi nông nghiệp ở một số xã thuần nông và miền núi còn cao gây khó khăn trong chuyển đổi; công tác vận động để dân hiểu, dân đồng lòng và tham gia thực hiện chƣơng trình NTM cũng là công việc kiên trì và mất nhiều thời gian. Bên cạnh đó là nguồn vốn bố trí cho NTM còn hạn chế so với kế hoạch; một số địa phƣơng vẫn còn tƣ tƣởng trông chờ vào kinh phí hỗ trợ của nhà nƣớc mà thiếu sự chủ động sáng tạo trong tổ chức, huy động nguồn lực để thực hiện[31].

1.3.2 Xây dựng nông thôn mới huyện Đan Phƣợng, thành phố Hà Nội

Đan Phƣợng là huyện ngoại thành nằm ở phía Tây thủ đô Hà Nội đang là điểm sáng về phong trào xây dựng nông thôn mới của TP Hà Nội. Ngay khi có Nghị quyết Trung ƣơng 7 (khóa X) và Chƣơng trình 02 về xây dựng nông thôn mới của Thành ủy

Hà Nội, các cấp ủy đảng, chính quyền huyện Đan Phƣợng đã có một loạt các chỉ đạo và hành động để tập trung xây dựng nông thôn mới.

Xây dựng nông thôn mới đã trở thành phong trào thi đua sôi nổi trong toàn huyện. Trong đó, phong trào làm đƣờng giao thông, xây dựng đƣờng làng, ngõ xóm đã trở thành một phong trào điển hình, thu đƣợc những kết quả rất đáng khích lệ . Toàn huyện đã có 16 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế; bệnh viện đa khoa đƣợc công nhận là bệnh viện hạng II. Các trƣờng học trong toàn huyện đƣợc xây dựng khang trang, sạch đẹp, chất lƣợng dạy và học đƣợc nâng lên. Năm 2012, có 32 trƣờng học đƣợc thành phố công nhận đạt chuẩn quốc gia. Năm 2013, huyện tập trung xây dựng Trƣờng Tiểu học thị trấn Phùng đạt chuẩn quốc gia, trở thành huyện đầu tiên trong toàn thành phố có 100% trƣờng tiểu học đạt chuẩn quốc gia. Cùng với sự chỉ đạo sáng tạo, quyết liệt của các cấp ủy đảng, chính quyền và sự “nhập cuộc” nhiệt tình của ngƣời dân, qua 3 đợt triển khai xây dựng hệ thống giao thông nông thôn đã tiết kiệm cho ngân sách nhà nƣớc trên 190 tỷ đồng trên tổng dự toán đƣợc duyệt là trên 324 tỷ đồng, tƣơng đƣơng 58,7%. Điển hình nhƣ năm 2013, UBND huyện chấp thuận đầu tƣ xây dựng 116 tuyến giao thông nội đồng với tổng chiều dài gần 72km với mức đầu tƣ trên 66 tỷ đồng. Chỉ trong vòng 1 tháng, đến tháng 5/2013, 90% các tuyến đƣờng giao thông nội đồng đã kịp hoàn thành phục vụ nhân dân thu hoạch vụ xuân năm 2013 làm nhân dân rất phấn khởi, tin tƣởng... Thực hiện chủ trƣơng “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân đồng tình ủng hộ”, ngay từ đầu năm 2012, thực hiện chỉ đạo của thành phố Hà Nội, Huyện ủy Đan Phƣợng đã ra chỉ thị về xây dựng đƣờng làng ngõ xóm và nhận đƣợc sự đồng thuận của nhân dân. Chỉ trong 2 tháng cuối năm 2012, huyện đã đầu tƣ nâng cấp hơn 130.000m đƣờng làng ngõ xóm với mức tổng đầu tƣ hơn 183 tỷ đồng, trong đó huyện đầu tƣ 100% nguyên vật liệu, còn lại do xã hội hóa. Đến nay, 100% các ngõ xóm đƣợc nâng cấp, cải tạo bê tông hóa, là huyện đứng đầu trong 29 quận, huyện của thành phố Hà Nội làm tốt công tác xây dựng, cải tạo đƣờng làng, ngõ xóm. Để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho ngƣời dân, toàn huyện Đan Phƣợng tập trung vào 3 lĩnh vực: Sản xuất nông nghiệp tập trung, phát triển tiểu thủ công nghiệp dịch vụ và phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn. Mặc dù diện tích gieo trồng của huyện có xu hƣớng giảm do phát triển công nghiệp đô thị, song tổng sản lƣợng lƣơng thực vẫn đạt ở mức cao, nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao đƣợc đƣa vào sản xuất nhƣ: Rau, hoa, cây ăn quả...

Nhờ sự giúp đỡ của chính quyền địa phƣơng, hiện nay, 72 làng nghề của huyện, trong đó có 7 làng nghề đƣợc công nhận đầy đủ các tiêu chí đang phát triển khá tốt, ngƣời dân làm nghề có thu nhập cao. Điển hình nhƣ làng nem Phùng, sản xuất đồ gỗ ở Liên Hà... Để nâng cao đời sống nhân dân, huyện Đan Phƣợng đã có chính sách mở kêu gọi các doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tƣ, sản xuất tại địa phƣơng. Đến nay, toàn huyện có 591 doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho hơn 10.000 lao động, góp phần nâng cao đời sống nhân dân. Một điểm nổi bật khác trong xây dựng nông thôn mới ở Đan Phƣợng đó là vấn đề quy hoạch và xử lý môi trƣờng. Hiện nay, huyện đang dẫn đầu trong các huyện ngoại thành về xây dựng hồ, ao môi trƣờng, thu gom xử lý chế biến rác thải. Hiện nay, đến bất kỳ làng, xã nào của huyện Đan Phƣợng đều thấy đƣờng làng, ngõ xóm, khang trang, hiện đại, sạch sẽ; đời sống vật chất cũng nhƣ tinh thần của ngƣời dân đƣợc nâng cao[30].

1.3.3 Bài học rút ra cho Gia Bình, Bắc Ninh

Để có thể triển khai xây dựng nông thôn mới một cách có hiệu quả, mỗi địa phƣơng cần có những biện pháp thực hiện phù hợp với điều kiện lịch sử, kinh tế - văn hóa xã hội của mình, tuy vậy vẫn có thể khảo sát, tham khảo những biện pháp của các tỉnh thành phố khác để có thể học tập đƣợc một số kinh nghiệm phù hợp.

Một là: tăng cƣờng tối đa vai trò của nhà nƣớc, chính quyền địa phƣơng các cấp trong việc đề ra các chính sách, chƣơng trình phát triển cũng nhƣ quy hoạch. Nhà nƣớc có vai trò quan trọng trong hình thành, tổ chức và hỗ trợ thực hiện các chƣơng trình phát triển nông thôn mới. Do đặc điểm của mình, phát triển nông thôn cấp huyện cần đến sự hỗ trợ tối đa từ Nhà nƣớc về cơ chế chính sách, về kinh phí và kỹ thuật. Tùy theo trình độ phát triển của khu vực nông thôn, hình thức và mức độ hỗ trợ sẽ khác nhau. Trình độ phát triển thấp, mức độ đói nghèo cao đòi hỏi sự giúp đỡ to lớn hơn của Nhà nƣớc, các hỗ trợ dƣới hình thức trực tiếp, xây dựng và cung cấp các điều kiện sống cơ bản cho cộng đồng dân cƣ nhƣ phát triển sản xuất, xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu, xây dựng nhà ở xóa bỏ tình trạng nhà tranh tre dột nát… Trình độ phát triển cao hơn, sự giúp đỡ của Nhà nƣớc đƣợc thực hiện thông qua các cơ chế chính sách là chính để tháo bỏ các rào cản, giải phóng sức sản xuất, từ đó tạo ra môi trƣờng thuận lợi thúc đẩy phát triển kinh tế có hiệu quả, trên cơ sở đó quay lại hỗ trợ cho các lĩnh vực khác nhƣ văn hóa, xã hội, môi trƣờng phát triển theo.

Hai là: xây dựng nông thôn mới chỉ có thể thành công khi có sự tham gia đông đảo dân chúng, suy cho cùng xây dựng nông thôn mới là vì lợi ích của chính họ. Phát huy vai trò và sự tham gia của quần chúng nhân dân. Sự tham gia của họ có vai trò quan trọng quyết định sự thành công, đến khả năng triển khai trên diện rộng của chƣơng trình nông thôn mới. Quần chúng nhân dân không chỉ tham gia đóng góp nguồn lực cho đầu tƣ xây dựng mà còn tham gia mạnh mẽ từ khâu xây dựng định hƣớng thực hiện, quy hoạch nông thôn mới và quan trọng nữa là tham gia giám sát quá trình thực hiện tại cơ sở. Phải nêu cao tinh thần tự lực, tự cƣờng,lòng tin và lòng quyết tâm cho ngƣời nông dân. Hiện nay, mặc dù nông dân nƣớc ta đều rất ủng hộ công cuộc xây dựng nông thôn mới, nhƣng ngƣời nông dân vẫn thiếu ý thức chủ thể, tiêu cực, bị động, trông chờ, ỷ lại vào chính quyền. Một nhiệm vụ quan trọng trong công cuộc xây dựng nông thôn mới là phải dựa vào sức mạnh của truyền thông, cơ chế, chính sách để kêu gọi, gợi mở cho ngƣời nông dân, khích lệ ngƣời nông dân phát huy tinh thần tự lực cánh sinh, hình thành nên động lực nội tại cho công cuộc xây dựng nông thôn mới. Từ kinh nghiệm của Đông Triều, chúng ta có thể nhận thấy đƣợc vai trò chủ động của quần chúng nhân dân trong quá trình xây dựng nông thôn mới.

Ba là: Xây dựng nông thôn mới là quá trình khó khăn, lâu dài và nhiều thách thức. Để tìm ra cách thức, mô hình có hiệu quả trong phát triển nông thôn nói chung và phát triển nông thôn cấp cơ sở nói riêng luôn là công việc khó khăn do vừa là vấn đề kỹ thuật vừa là vấn đề quản lý, xã hội. Việc xây dựng mô hình thử nghiệm cần có sự tiếp thu và học hỏi từ các kinh nghiệm và bài học đã có trƣớc đây. Đến thời điểm hiện nay, số lƣợng các chƣơng trình, các mô hình thử nghiệm trong nƣớc và ngoài nƣớc đã tƣơng đối nhiều có thể đƣa ra các kinh nghiệm và bài học phong phú cho việc thiết kế chƣơng trình xây dựng nông thôn cấp cơ sở. Điều cần thiết của việc thử nghiệm mới là tiếp tục củng cố các vấn đề đã đƣợc khẳng định tƣơng đối rõ, tìm tòi thử nghiệm các vấn đề mới cho thấy có khả năng thành công. Bên cạnh đó, để tiết kiệm thời gian và nguồn lực, cũng cần lƣu ý tránh lặp lại các vấn đề, các nội dung và cách làm trƣớc đây đã đƣợc khẳng định là không thành công.

Bốn là: lấy phát triển kinh tế nông thôn làm cốt lõi. Hiện nay, thu nhập của nông dân Việt Nam còn thấp, do nguồn thu chủ yếu từ nông nghiệp. Kinh nghiệm là cần tăng cƣờng đổi mới khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp sinh thái và nông nghiệp đặc sắc, tạo nhiều cơ hội việc làm nhằm tăng nguồn thu cho

nông dân; tạo dựng môi trƣờng tiêu dùng thích hợp, nâng cao chất lƣợng sống và mức tiêu dùng của nông dân có nhƣ vậy mới tạo điều kiện thực hiện quá trình xây dựng nông thôn mới một cách nhanh chóng, hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)