Điều kiện kinh tế-xã hội huyện Gia Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh (Trang 37 - 40)

3.1.2.1. Dân cư và lao động

Năm 2014 dân số huyện khoảng 124.862 ngƣời, đại bộ phận ngƣời dân sống ở nông thôn khoảng 94.242 ngƣời, chiếm 91,4% dân số toàn huyện. Dân thành thị khoảng 8.859 ngƣời, chiếm 8,6% dân số toàn huyện, mật độ dân số 959 ngƣời/km² gấp gần 4 lần so với mật độ dân số bình quân cả nƣớc. Mật độ dân số cao, lực lƣợng lao động trẻ, trong khi diện tích đất sản xuất ít, đồng ruộng chia ô thửa nhỏ, phân tán là trở ngại lớn cho địa phƣơng trong việc giải quyết công ăn việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn, nhất là thực hiện các tiêu chí về NTM.[27]]

Lực lƣợng lao động ở nhóm tuổi lao động từ 15 đến 60 chiếm trên 64% tổng dân số. Nguồn nhân lực trẻ chiếm tỷ trọng cao một mặt sẽ tạo lực lƣợng lao động hùng hậu trong công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội của huyện; mặt khác tạo sức ép lên hệ thống giáo dục - đào tạo, giải quyết việc làm. Nhóm tuổi dƣới 15 chiếm trên 25% tổng dân số, còn nhóm ngƣời trên 60 tuổi chiếm khoảng 9,8% tổng dân số. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng đều qua các năm, năm 1997 chỉ là 7,5% đến năm 2011 tỷ lệ này đã đạt 45,7%. Trong đó lao động trong ngành nông nghiệp chiếm trên 60% tổng số lao động. Đây là nguồn lao động dồi dào trong sản xuất nông nghiệp và cũng là nguồn cung lao động lớn về số lƣợng để đáp ứng nhu cầu lao động ngày càng tăng ở địa phƣơng. Đại bộ phận nhân dân có cuộc sống gắn liền với sản xuất nông nghiệp. Thu nhập từ nông nghiệp chiếm từ 70 - 80% tổng thu nhập hộ gia đình. Gia Bình đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học năm 2000, đến năm 2002 hoàn thành phổ cập giáo dục trung học phổ thông, là một trong những huyện có tỷ lệ học sinh đỗ cao đẳng, đại học cao trong tỉnh. Trình độ dân trí cao và trình độ ngƣời lao động đƣợc qua đào tạo lớn sẽ là điều kiện thuận lợi cho huyện Gia Bình đẩy mạnh quá trình xây dựng nông thôn mới. [27]

Trong những năm qua kinh tế Gia Bình có sự phát triển bền vững, lớn mạnh, kinh tế duy trì tốc độ tăng trƣởng 11%/năm. Năm 2015 giá trị sản xuất CN-TTCN đạt 327 tỷ đồng, giá trị khu vực dịch vụ thƣơng mại đạt gần 456 tỷ đồng, giá trị sản xuất nông - lâm - ngƣ nghiệp đạt 335,5 tỷ đồng tăng mạnh so với năm 2010. Cơ cấu ngành kinh tế trong GDP có sự chuyển dịch tích cực theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giảm tỷ trọng nhóm ngành nông - lâm - ngƣ nghiệp, tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng dần. Theo đó tỷ trọng ngành công nghiệp -xây dựng đạt 31,2 % năm 2015 tăng 2,9% so với năm 2011; tỷ trọng ngành dịch vụ đạt 34,9% tăng 1,9%, tỷ trọng ngành nông, lâm, thuỷ sản đạt 33,9% giảm 4,8% so với năm 2011. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tốc độ tăng trƣởng chậm, thấp hơn nhiều tốc độ tăng trƣởng chung. Sản xuất nông nghiệp có bƣớc phát triển khá: Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản năm 2015 gấp 1,2 lần năm 2011. Giá trị sản phẩm thu hoạch trên 1 ha đất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản đạt 121 triệu đồng/ha, cao gấp 1,73 lần năm 2011. Nội bộ ngành nông nghiệp chuyển đổi cơ cấu theo hƣớng tích cực, giảm dần tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng dần tỷ trọng ngành chăn nuôi, thủy sản và dịch vụ nông nghiệp. Ngành trồng trọt giảm tỷ trọng từ 48,5% (2011) xuống còn 44,5% (năm 2015). Chăn nuôi tăng tỷ trọng từ 49% (năm 2011) lên 51,3% (năm 2015). Thủy sản tăng từ 3,9% (năm 2011) lên 7,9% (năm 2015). Các lĩnh vực ngành nghề sản xuất gắn với các thành phần kinh tế đƣợc khuyến khích phát triển.[27]

Thu nhập tăng cao mức sống của ngƣời dân đƣợc nâng lên rõ rệt, thu nhập bình quân đầu ngƣời năm 2015 đạt 32 triệu đồng/ngƣời/năm tăng 8,2 triệu so với năm 2011. Tổng vốn đầu tƣ xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, các công trình trọng điểm phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân ƣớc đạt trên 1.000 tỷ đồng. Sự chuyển biến giá trị sản phẩm giữa các ngành kinh tế đã cho thấy tƣơng đối rõ nét sự chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế của huyện Gia Bình từ năm 2011-2015[27]

Kết quả tăng trƣởng kinh tế, thu hút vốn đầu tƣ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Gia Bình đang từng bƣớc đƣợc cải thiện, các khu, cụm công nghiệp, làng nghề truyền thống đƣợc xây dựng xong đã góp phần mở rộng quy mô sản xuất, góp phần cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của cƣ dân nông thôn. Xoá đói, giảm nghèo đạt thành tích đáng kể, năm 2015 toàn huyện có 3,49% tỷ lệ hộ nghèo giảm 9,29% so với năm 2010; cơ bản đã xoá xong nhà tạm, dột nát trên địa bàn.

- Hệ thống giao thông vận tải: Gia Bình có hệ thống giao thông vận tải đƣợc đầu tƣ khá đồng bộ và hiện đại: Gia Bình có hệ thống đƣờng bộ thuận lợi cho vận chuyển, giao lƣu kinh tế trong và ngoài huyện. Huyện đã đầu tƣ kinh phí gần 1.300 tỷ đồng xây dựng các tuyến huyện lộ, đƣờng liên xã, thôn có chiều dài trên 400 km, bê tông hoá nối dài đến từng ngõ xóm, từng khu dân cƣ.

- Hệ thống hạ tầng điện nước: Nguồn điện chính cung cấp phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng của Gia Bình từ lƣới điện 110KV quốc gia theo hƣớng Đông Anh - Phả Lại, Đông Anh - Bắc Giang. Hiện nay toàn tỉnh có 67,04 km đƣờng dây 110KV và 101,3 km đƣờng dây 35KV. Gia Bình có nguồn nƣớc tƣơng đối dồi dào từ các con sông và mạch nƣớc ngầm. Theo kết quả thăm dò địa chất cho thấy trữ lƣợng nƣớc ngầm của tỉnh là khá lớn, trung bình có 60.000m3/ngày, tầng chứa nƣớc cách mặt đất trung bình 3- 5m và có bề dày khoảng 40, chất lƣợng nƣớc tốt[27]

- Hệ thống thông tin liên lạc: Những năm gần đây các doanh nghiệp viễn thông

không ngừng đầu tƣ trang thiết bị, xây dựng hạ tầng viễn thông hiện đại, cung cấp các dịch vụ đa dạng, tiện ích và chất lƣợng cao. Từ những tổng đài đơn giản đƣợc nâng dân lên tổng đài tự động cơ điện. Tính đến cuối năm 2014 tổng đài kỹ thuật số hiện đại đã hoàn toàn tự động, toàn huyện đã đầu tƣ đƣợc 34 điểm chuyển mạch. Mạng truyền dẫn đã đƣợc cáp quang hoá 100% trung tâm các xã và thị trấn với hạ tầng viễn thông đầu tƣ đồng bộ, hiện đại đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân trong việc sử dụng công nghệ thông tin.

- Trường học: hoạt động giáo dục, đào tạo tiếp tục phát triển về bề rộng và chiều

sâu. Đến nay, toàn huyện đã có 39 trƣờng thuộc các bậc học đạt chuẩn quốc gia, trong đó có 6 trƣờng tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 2, đặc biệt đã có 100% trƣờng thuộc bậc Trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia. Chất lƣợng giáo dục toàn diện đại trà và mũi nhọn ở các bậc học đƣợc nâng cao. Tỷ lệ học sinh giỏi ở bậc học phổ thông và thi đỗ vào các trƣờng Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp tăng dần, bình quân hàng năm trên 60%.

- Các công trình cơ sở hạ tầng khác: Nâng cấp 03 trạm bơm, kiên cố hoá 33,24

km kênh do xã quản lý; xây mới 2 nhà văn hoá thôn đạt chuẩn theo tiêu chí nông thôn mới; xoá đƣợc 645 nhà tạm, nhà dột nát, đến nay trên địa bàn huyện đã không còn tạm, nhà dột nát. Hệ thống công trình thủy lợi đã đảm bảo tƣới tiêu chủ động trên 80% diện tích đất sản xuất nông nghiệp, 100% các xã có hệ thống điện lƣới quốc gia. Hoạt động y

tế đƣợc quan tâm phát triển mở rộng cả về chiều rộng và chiều sâu. Đã thực hiện tốt công tác y tế dự phòng, các dịch bệnh nguy hiểm xảy ra trên địa bàn đƣợc ngăn chặn kịp thời. Chất lƣợng khám, chữa bệnh đƣợc nâng lên; đội ngũ y, bác sỹ đƣợc nâng cao về trình độ chuyên môn. 13/13 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế, cùng với Bệnh viện Đa khoa huyện đƣợc nâng cấp và đầu tƣ nhiều trang thiết bị khám, chữa bệnh hiện đại đã đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

3.1.2.4. Các yếu tố chính quyền

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)