Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh (Trang 54 - 59)

3.3.2.1 Những hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc trong quá trình xây dựng nông thôn mới, huyện Gia Bình gặp phải một số hạn chế, cụ thể:

- Thứ nhất: Nguồn vốn trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện khá hạn chế và dàn trải trong đầu tư. Trong tổng số hơn 600 tỷ đồng xây dựng kết cấu hạ tầng giai đoạn 2011-2015, nguồn vốn chủ yếu có đƣợc từ ngân sách nhà nƣớc 47 tỷ đồng, ngân sách tỉnh 436,5 tỷ đồng, còn lại rất ít là nguồn đầu tƣ của huyện và các nguồn lực khác. Theo cơ

cấu nguồn vốn, ngoài mức quy định Nhà nƣớc hỗ trợ, phần huy động cần sự đóng góp của dân là không nhỏ. Thực tế cho thấy, ở Gia Bình việc huy động nguồn lực trong dân là rất khó khăn. Một phần do ngƣời dân đang tập trung cho mở rộng sản xuất, giải quyết công ăn việc làm, một phần do đặc thù tập quán. Qua kết quả khảo sát sơ bộ, có thể tính toán bình quân mỗi xã cần khoảng 100 tỷ đồng. Năm 2011, ngân sách tỉnh mới chi 120,235 tỷ đồng, ngân sách xã 670 triệu đồng cho xây dựng NTM, vốn dân góp chƣa có.

Huy động vốn khó khăn nên việc thực hiện đầu tƣ còn nhỏ giọt, dàn trải, vốn còn thiếu rất nhiều so với giá trị dự án, công trình đã đƣợc phê duyệt. Cơ cấu nguồn vốn đầu tƣ không đảm bảo nhƣ cơ chế huy động nguồn vốn của chƣơng trình; hầu hết chỉ trông chờ vào nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc, nguồn vốn từ cộng đồng doanh nghiệp, nguồn từ dân góp chƣa huy động tối đa, chƣa tƣơng xứng với tiềm năng. Có rất ít các dự án trong các lĩnh vực quan trọng, phức tạp về kĩ thuật và xã hội nhƣ: Xử lí ô nhiễm môi trƣờng các làng nghề, xử lí rác thải, cấp nƣớc sinh hoạt... đƣợc triển khai, các hủ tục văn hóa lạc hậu vẫn còn tồn tại…

Với một lƣợng vốn cần hỗ trợ lớn nhƣ vậy thì ngân sách huyện cũng rất khó khăn, trong khi thị trƣờng bất động sản “đóng băng”, việc đấu giá quyền sử dụng đất cũng gặp khó. Việc huy động nguồn lực gặp nhiều khó khăn nhƣ trên, cũng là trở ngại rất lớn đến kế hoạch xây dựng NTM của Gia Bình.

- Thứ hai:Các cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư phát triển nông nghiệp còn

hạn chế, chƣa thu hút đƣợc các hộ, các doanh nghiệp đầu tƣ, trong khi đó thủ tục hành

chính tiếp nhận đầu tƣ vào nông nghiệp, nông thôn còn rƣờm rà, phức tạp. Ngoài ra nhận thức về chủ trƣơng, cách thức tiếp cận chƣơng trình chƣa tốt, không tính toán kỹ nguồn lực đầu tƣ nên nhiều địa phƣơng chƣa tập trung cho những việc dễ trƣớc, dẫn đến nguồn lực bị dàn trải, phân tán, lãng phí. Do đó, chƣa tập trung huy động tối đa nguồn lực, nhất là nguồn lực trong dân và cộng đồng doanh nghiệp, để gánh nặng cho đầu tƣ công nên rất khó đạt đƣợc mục tiêu.

- Thứ ba:Nhận thức về vị trí, vai trò và tầm quan trọng phát triển kinh tế -xã hội đẩy mạnh quá trình xây dựng nông thôn mới của một số cấp ủy đảng, chính quyền,

đoàn thể nhân dân còn hạn chế. Năng lực cán bộ lãnh đạo một số địa phƣơng còn hạn

chế, chƣa chấp hành nghiêm túc chỉ đạo của cấp trên; công tác chỉ đạo, điều hành chƣa chủ động, tập trung, còn thiếu cƣơng quyết, ít am hiểu địa bàn, thiếu kinh nghiệm quy hoạch nông thôn, quy hoạch phát triển sản xuất nên chất lƣợng quy hoạch chƣa cao, ở

một số vùng còn nặng về phát triển kết cấu hạ tầng, chƣa chú trọng đến tăng thu nhập, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, bảo vệ môi trƣờng... Vì vậy, phần lớn ngƣời dân, kể cả cán bộ ở cơ sở chƣa có hiểu biết về những vấn đề chung của xây dựng NTM; An ninh trật tự xã hội vẫn còn tiềm ẩn một số vấn đề bất ổn... là rào cản trong quá trình xây dựng NTM

- Thứ tư: Công tác chỉ đạo triển khai, lập quy hoạch, lập đề án còn nhiều thiếu sót. Khi quy hoạch xây dựng nông thôn mới ở các xã, đa số các công trình xây dựng đƣợc quy hoạch theo hƣớng đô thị hóa nên các xã đã triển khai xây dựng nhiều công trình với quy mô lớn hơn quy định. Quy hoạch chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, chƣa dựa trên các luận cứ khoa học và đặc thù từng địa phƣơng. Hậu quả là các phƣơng án quy hoạch ít khả năng thực thi, quy hoạch không hiệu quả chƣa đáp ứng đƣợc các yêu cầu đặt ra về phát triển kinh tế ở nông thôn. Chính vì vậy, nhiều địa phƣơng hiện nay còn để nợ đọng vốn đầu tƣ xây dựng hạ tầng nông thôn mới khá lớn. Nhiều xã chƣa động viên đƣợc các doanh nghiệp, nhân dân chung sức xây dựng nông thôn mới. Hầu hết các quy hoạch xây dựng nông thôn mới chỉ đáp ứng nhu cầu trƣớc mắt, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu lâu dài.

- Thứ năm: Cơ cấu kinh tế xây dựng chưa hợp lý, các hình thức tổ chức sản xuất

hoạt động với quy mô nhỏ, hiệu quả kinh tế chưa cao. Phần lớn các HTX làm dịch vụ

đầu vào, mang tính chất hỗ trợ sản xuất cho kinh tế hộ, chủ yếu lấy thu bù chi, kinh doanh không có lãi (hoặc lãi ít). Cách tổ chức hoạt động dịch vụ của HTX vẫn mang tính chất điều hành sản xuất của các hộ. HTX loại khá chiếm 20,8%; HTX loại trung bình (chiếm 67,1%); 13 HTX yếu kém (2,3%). Hầu hết trình độ quản lý, kỹ thuật của chủ trang trại còn yếu kém. Khả năng tiếp cận thị trƣờng, tiêu thụ sản phẩm còn nhiều hạn chế. Cơ sở vật chất trang trại còn nghèo nàn, việc đầu tƣ xây dựng hạ tầng cho trang trại còn chậm.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi còn chậm, chƣa vững chắc, chất lƣợng sản phẩm còn hạn chế. Công tác nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất hiệu quả chƣa cao.

Chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông thôn chƣa tích cực, tỷ lệ lao động trong nông nghiệp còn cao. Mặc dù đã đƣợc Nhà nƣớc rất quan tâm đầu tƣ theo Đề án 1956, song tỷ lệ lao động nông thôn hàng năm đƣợc đào tạo nghề còn thấp, bình quân 47,5%. Tỷ lệ lao động đƣợc làm việc sau đào tạo chiếm 69%. Số lao động nông nghiệp chuyển sang ngành nghề phi nông nghiệp sau khi đƣợc đào tạo còn ít (55%).

.3.3.2.2 Nguyên nhân của những hạn chế

Thứ nhất: Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ còn yếu, nhất là cán bộ quản lý

ở cơ sở, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Công tác chỉ đạo, điều hành xây dựng

nông thôn mới của một số xã, huyện còn lúng túng, chƣa sâu sát. Trong khi đó, công tác đào tạo cán bộ chỉ đạo chƣơng trình xây dựng NTM cấp tỉnh, huyện, xã, thôn chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Do đó, hiệu quả thực hiện Nghị quyết còn hạn chế, chƣa phát huy lợi thế, khai thác tiềm năng, nắm bắt kịp thời tâm tƣ, nguyện vọng, kiến nghị của nông dân...

Thứ hai: Nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ cho các chương trình, dự án xây dựng nông

thôn mới còn hạn chế, chưa đa dạng đã ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình xây dựng

NTM của huyện. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế suy giảm, tiềm lực kinh tế có hạn, kinh phí

hỗ trợ chƣa kịp thời, nguồn vốn đầu tƣ chƣa đa dạng (vốn đầu tƣ cho xây dựng hạ tầng nông thôn chủ yếu là nguồn vốn ngân sách Nhà nƣớc), dân chúng vẫn còn tƣ tƣởng trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tƣ, hỗ trợ của Nhà nƣớc, chƣa chủ động, tích cực tham gia đóng góp vốn vào quá trình thực hiện các mục tiêu của chƣơn trình xây dựng nông thôn mới.

Thứ ba: Khó khăn về kinh tế do xuất phát điểm nền kinh tế của huyện còn thấp.

Thời gian gần đây lại chịu sự tác động bất lợi từ thách thức của xu thế toàn cầu hóa và những bất cập của các cơ chế, chính sách về nông thôn mới. Sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, sức mua của thị trƣờng còn yếu, khả năng cạnh tranh của nhiều sản phẩm còn thấp, số doanh nghiệp giải thể tiếp tục tăng. Khu vực sản xuất nông nghiệp giảm, sản xuất công nghiệp phục hồi chậm nên nhiều sản phẩm giảm hoặc tăng thấp, dịch vụ phát triển chƣa có đột phá, tăng trƣởng chậm.

Thứ tư:Một số bất cập trong chính sách vĩ mô của nhà nước: Trong xây dựng 19

tiêu chí chƣa có sự linh hoạt cho phù hợp với điều kiện tình hình cụ thể của từng địa phƣơng, từng vùng, chƣa chú ý tới tính chất đa dạng cả về điều kiện sống, tập quán, tài nguyên... trong xây dựng các mô hình nông thôn mới, vẫn còn khuôn mẫu áp đặt chung cho mọi nơi. Một số tiêu chí trong bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới chƣa sát với nhu cầu thực tế, nhƣ ở huyện Gia Bình tiêu chí thủy lợi chỉ nên quy định việc kiên cố hóa kênh mƣơng ở những nơi cần thiết, nơi xung yếu để đảm bảo tính khả thi và giảm kinh phí đầu tƣ, tránh gây lãng phí nguồn vốn hay tiêu chí thu nhập nên bổ sung hƣớng dẫn cụ thể về mức đạt tiêu chí thu nhập theo từng năm trong giai đoạn 2016-

2020 đối với từng vùng cụ thể; có một số tiêu chí không nên đƣa vào chƣơng trình xây dựng nông thôn mới nhƣ tiêu chí chợ nông thôn.

Nguồn lực cần thiết cho xây dựng nông thôn mới là rất lớn Chính phủ đã đƣa ra công thức hƣớng dẫn là vốn đóng góp từ dân khoảng 10%, từ doanh nghiệp 20%, từ tín dụng 30% và từ Ngân sách là 40%. Trong đó, giai đoạn đầu vốn ngân sách đóng vai trò rất quan trọng, có ý nghĩa tạo đà và tạo niềm tin để huy động các khoản đóng góp khác. Tuy nhiên, vốn ngân sách trung ƣơng hiện còn rất thấp. Nhận thức đƣợc vai trò của đầu tƣ tƣ nhân là rất quan trọng đối với xây dựng nông thôn mới, Chính phủ đã ban hành Nghị định 61/NĐ-CP về chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tƣ vào nông nghiệp, nông thôn. Nhƣng sau 5 năm triển khai thực hiện, sự biến chuyển không đáng kể.

CHƢƠNG 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA BÌNH, TỈNH

BẮC NINH

11

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)