Xây dựng cơ cấu kinh tế, các hình thức tổ chức sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh (Trang 46 - 48)

Từ khi triển khai chƣơng trình xây dựng NTM đến nay đã có rất nhiều công trình đƣợc đầu tƣ xây dựng, làm cho nông thôn huyện Gia Bình có nhiều nét đổi thay, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới:

* Chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập

* Thứ nhất: Tiêu chí cơ cấu lao động

Cơ cấu lao động nông thôn có sự chuyển dịch tích cực theo hƣớng giảm dần tỷ trọng hộ hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, thuỷ sản, và tăng dần trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Trong cơ cấu lao động, tỷ trọng lao động trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản chiếm 45,87%, trong công nghiệp, xây dựng chiếm 28,40%, trong lĩnh vực dịch vụ là 25,72%. Tính đến hết năm 2014, toàn huyện mới có 5/14 xã đạt tỷ lệ lao động có việc làm thƣờng xuyên đạt 90%, còn tới 9 xã chƣa đạt tiêu chí này[29]. Huyện Gia Bình rất chú trọng đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đƣa công nghiệp vào nông thôn. Cùng với sự ra đời của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, nhiều làng nghề đƣợc khôi phục và phát triển đã thu hút đƣợc nhiều nguồn vốn

trong dân cƣ, tạo đƣợc việc làm tại chỗ cho hàng chục vạn lao động và đào tạo, bồi dƣỡng những lao động phổ thông thành lao động có kỹ thuật. Đến năm 2015, 100% xã trong huyện Gia Bình có làng nghề. Bình quân 1 làng nghề có 248 hộ và 580 lao động. Đây cũng chính là điều kiện thuận lợi để huyện tiếp tục đẩy mạnh việc hoàn thành chỉ tiêu 100% trong tiêu chí 12 về lao động có việc làm thƣờng xuyên[29]

* Thứ hai: Tiêu chí thu nhập

Thu nhập bình quân đầu ngƣời tăng từ 17 triệu đồng/ngƣời/năm thời điểm năm 2011 lên 32 triệu đồng/ngƣời/năm thời điểm 2015, bằng 1,5 lần so với mức bình quân chung của tỉnh, tăng 5 xã so với trƣớc khi triển khai trƣơng trình.

Có đƣợc kết quả trên là nhờ huyện đã chủ động cơ giới hoá nông nghiệp, nâng cao kết quả sản xuất nông nghiệp. Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản năm 2015 gấp 1,2 lần năm 2011. Giá trị sản phẩm thu hoạch trên 1 ha đất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản đạt 121 triệu đồng/ha, cao gấp 1,73 lần năm 2011. Tỷ trọng ngành trồng trọt giảm từ 48,5% (2011) xuống còn 44,5% (năm 2015) còn chăn nuôi tăng từ 49% (năm 2011) lên 51,3% (năm 2015), thủy sản tăng từ 3,9% (năm 2011) lên 7,9% (năm 2015)[29].

* Giảm nghèo và An sinh xã hội

Trƣớc khi xây dựng NTM, toàn huyện chỉ có 3 xã đạt tiêu chí tỷ lệ hộ nghèo dƣới 3%. Đến nay, toàn huyện có 7 xã đạt tiêu chí này, đây là kết quả lớn của huyện trong những năm qua.

Năm 2014, mặc dù điều kiện kinh tế, xã hội của huyện còn gặp nhiều khó khăn nhƣng lĩnh vực giảm nghèo, an sinh xã hội vẫn đƣợc ƣu tiên bố trí nguồn lực thực hiện và đạt đƣợc những kết quả tích cực. Từ năm 2010 đến nay, toàn huyện có hơn 6000 lƣợt hộ nghèo đƣợc vay 54,91 tỷ đồng đầu tƣ phát triển sản xuất, hàng nghìn lƣợt hộ nghèo đƣợc hƣớng dẫn khuyến nông, lâm, thủy sản, đƣợc hỗ trợ hơn 1 tỷ đồng thay đổi điều kiện sản xuất, 100% hộ nghèo đƣợc cấp thẻ Bảo hiểm y tế trong việc khám chữa bệnh. Gia Bình là huyện đi đầu trong việc triển khai thực hiện hỗ trợ kinh phí cho đối tƣợng hộ cận nghèo tham gia Bảo hiểm y tế tự nguyện đã góp phần đƣa tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh từ 3,42% (năm 2013) xuống còn 2,56% (năm 2014)[29].

* Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn

Cùng với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn, huyện Gia Bình đẩy mạnh phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, tập trung vào nâng cao hiệu quả hoạt động các HTX. Cho đến nay, Gia Bình đã có 8/13 xã có tổ hợp tác hoặc HTX hoạt

động hiệu quả nhiều mô hình kinh tế trang trại đƣợc mở rộng, nhiều làng nghề mới đƣợc hình thành tăng 5 xã so với năm 2011, toàn huyện Gia Bình hiện có 66 HTX, trong đó: 64 HTX nông nghiệp1; 2 liên hiệp HTX và 198 tổ hợp tác với số vốn kinh doanh trên 200 nghìn tỷ đồng, trong đó có 4 siêu thị gia đình và 1 siêu thị tập trung ở thị trấn Gia Bình. Từ năm 2011 đến nay, Gia Bình đã tập trung củng cố các HTX trung bình, yếu kém[29].

Kinh tế hộ, trang trại cũng có bƣớc phát triển mới, xuất hiện ngày càng nhiều hộ sản xuất hàng hoá có quy mô lớn hơn. Đến nay, toàn huyện có 7 xã xây dựng 10 mô hình trồng trọt, 4 xã xây dựng 5 mô hình chăn nuôi, 2 xã xây dựng 3 mô hình nuôi trồng thủy sản; mô hình cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp đƣợc thực hiện tại 14 xã để rút kinh nghiệm và triển khai nhân rộng.

DNNVV huyện Gia Bình phát triển lớn mạnh cả về số lƣợng và nâng cao về chất lƣợng, đa dạng hóa các loại hình sản xuất kinh doanh. Trong năm 2011 toàn huyện có 219 DNVVN, trong đó 189 doanh nghiệp tƣ nhân, còn lại doanh nghiệp FDI. Đến năm 2015 toàn huyện đã có 329 DNNVV tăng 110 doanh nghiệp. Huyện đã tập trung xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy liên kết kinh tế giữa các loại hình kinh tế ở nông thôn, tạo hiệu quả trong sử dụng vốn, lao động, điều kiện tự nhiên, sự kết hợp của các loại hình doanh nghiệp với HTX nông nghiệp, trang trại chăn nuôi, trồng trọt đã tạo ra hiệu quả kinh tế cao, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ thành lập doanh nghiệp; quy hoạch và thành lập các khu công nghiệp, các cụm công nghiệp vừa và nhỏ, cụm công nghiệp làng nghề…

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)