* Phát triển giáo dục - đào tạo ở nông thôn
Trƣớc khi thực hiện chƣơng trình xây dựng NTM, huyện Gia Bình chỉ có 3 xã đạt tiêu chí giáo dục - đào tạo, đến nay toàn huyện đã có 9/13 xã đạt tiêu chí này, trong đó phổ cập giáo dục trung học cơ sở có 13 xã đạt (bằng 100%); tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS đƣợc tiếp tục học THPT đạt 90% trở lên có 10 xã đạt, 3 xã chƣa đạt, tăng 6 xã so với năm 2011; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 40% có 9/13 xã đạt, tăng 5 xã so với năm 2011[29].
1 gồm: 56 HTX dịch vụ nông nghiệp; 2 HTX chăn nuôi; 1 HTX nuôi trồng thuỷ sản tổng hợp; 1 HTX giống cây trồng; 1 HTX lâm nghiệp; 1 HTX cây cảnh, 2 HTX kinh doanh tổng hợp trồng; 1 HTX lâm nghiệp; 1 HTX cây cảnh, 2 HTX kinh doanh tổng hợp
Bảng 3.5. Tình hình thực hiện tiêu chí về giáo dục
TT Nội dung của tiêu chí Yêu cầu
Số xã chƣa đạt tiêu chí
Số xã đã đạt tiêu chí
1 Phổ cập giáo dục trung học cơ sở Ðạt 0 13 2
Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS đƣợc tiếp tục học THPT (phổ thông, bổ túc, học nghề)
90% 3 10
3 Tỷ lệ lao động qua đào tạo >40% 4 9
Nguồn: Tổng kết 5 năm thực hiện chương trình MTQG và mục tiêu, giải pháp thực hiện
đến năm 2020 huyện Gia Bình[29].
Trong 5 năm qua, huyện đã rà soát quỹ đất xây dựng các trƣờng chuẩn; phổ cập giáo dục bậc trung học; Cải tạo, nâng cấp, xây dựng các trƣờng dạy nghề. Xây dựng cơ chế chính sách thực hiện chủ trƣơng xã hội hoá trong lĩnh vực đào tạo nghề, hỗ trợ thanh niên nông thôn học nghề, nâng cao kỹ năng lao động. Mở các trung tâm dạy nghề đào tạo nghề cho nông dân. Tăng cƣờng tổ chức các lớp tập huấn khuyến nông, khuyến ngƣ cho các hộ nông dân.
* Phát triển y tế, chăm sóc sức khoẻ cư dân nông thôn
Toàn huyện đến nay có 8/13 xã đạt tiêu chí y tế, tăng 5 xã so với trƣớc khi thực hiện xây dựng NTM. Cụ thể đối với nội dung xã có y tế đạt chuẩn quốc gia, các xã thực hiện rất tốt, có 11/13 xã đạt, tỷ lệ ngƣời dân tham gia bảo hiểm y tế đạt từ 70% trở lên có 8/13 xã đạt. Trong những năm qua ngành y tế Gia Bình đã nỗ lực đầu tƣ cơ sở hạ tầng và trang thiết bị khá đồng bộ. Cơ sở vật chất của nhiều trạm y tế xã đã đƣợc xây dựng theo đúng diện tích và quy mô nhà trạm, đội ngũ cán bộ ngành y tế thƣờng xuyên bồi dƣỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh ban đầu cho ngƣời dân tại các tuyến y tế cơ sở, Có cơ chế, chính sách để thu hút, động viên khuyến khích đối với y bác sỹ về công tác tại cơ sở; củng cố, phát triển mạng lƣới y tế thôn. Huy động nhân dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế. Xây dựng trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia[29].
Năm 2015, toàn huyện có 6 xã có 70% số thôn trở lên đạt tiêu chuẩn làng văn hoá theo quy định của Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch. Tuy nhiên, vẫn còn 7 xã chƣa đạt. Tuy nhiên so năm 2011 số xã đạt tiêu chí văn hóa đã tăng nhanh từ 1 xã lên 6 xã. Các di sản văn hóa đƣợc bảo tồn, phát huy giá trị, nhiều nghi thức văn hóa mới lành mạnh, tiến bộ đƣợc hình thành, phát triển. Huyện đã xây dựng và bảo tồn phát huy loại hình văn hóa tiêu biểu nhƣ các lễ hội, làng nghề truyền thống, di tích lịch sử cách mạng.
* Cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
Bảng 3.6. Tình hình thực hiện tiêu chí môi trƣờng
TT Nội dung của tiêu chí Yêu cầu Số xã chƣa
đạt tiêu chí
Số xã đã đạt tiêu chí
1 Tỷ lệ hộ đƣợc sử dụng nƣớc sạch hợp
vệ sinh theo quy chuẩn Quốc gia 90% 6 7 2 Các cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn về
môi trƣờng Ðạt 7 6 3
Không có các hoạt dộng suy giảm môi trƣờng và có các hoạt động phát triển
môi trƣờng xanh, sạch, đẹp Ðạt 4 9 4 Nghĩa trang đƣợc xây dựng theo quy
hoạch Ðạt 7 6
5 Chất thải, nƣớc thải đƣợc thu gom và
xử lý theo quy định Ðạt 8 5
Nguồn: Tổng kết 5 năm thực hiện chương trình MTQG và mục tiêu, giải pháp thực hiện
đến năm 2020 huyện Gia Bình[29].
Năm 2015 toàn huyện có 5/8 xã đạt tiêu chí môi trƣờng, tăng 3 xã so với năm 2011. Công tác vệ sinh môi trƣờng đƣợc huyện quan tâm, đầu tƣ kinh phí lên tới 575.437 triệu đồng. 94,19% dân nông thôn đƣợc sử dụng nƣớc hợp vệ sinh, trong đó dùng nƣớc sạch đạt 36,68%[29].