Thứ nhất: Xây dựng, phát triển các cụm công nghiệp làng nghề góp phần quan
trọng giải quyết công ăn việc làm,chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông thôn, tăng thu nhập cho ngƣời dân, bảo tồn nghề truyền thống, đặc biệt là khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trƣờng.
Tăng cƣờng liên kết, hợp tác trong sản xuất nông nghiệp, nâng cao hiệu quả hoạt động của các hình thức tổ chức kinh tế ở nông thôn cụ thể: Tăng cƣờng tuyên truyền, vận động thống nhất nhận thức về các quan điểm phát triển kinh tế hợp tác và HTX, các chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc về kinh tế hợp tác, tƣ vấn, giúp đỡ các HTX lựa chọn ngành nghề sản xuất, kinh doanh phù hợp, các xã chủ động xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng, sử dụng đội ngũ cán bộ quản lý, nghiệp
vụ cho khu vực kinh tế tập thể, có chính sách thu hút cán bộ quản lý, kỹ thuật về HTX làm việc, đặc biệt là các kỹ sƣ nông nghiệp, tăng cƣờng liên kết giữa các doanh nghiệp với HTX, giữa các HTX với nhau, thực hiện lồng ghép các chƣơng trình mục tiêu, tạo điều kiện cho HTX phát triển, tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao vai trò quản lý Nhà nƣớc, phát huy vai trò Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân đối với phát triển kinh tế tập thể.
Thứ hai: Tăng cƣờng ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ
trong sản xuất nông nghiệp phát huy thế mạnh, tranh thủ sự giúp đỡ, hợp tác của các cơ quan nghiên cứu khoa học đầu ngành quốc gia, có chính sách khuyến khích doanh nghiệp và nông dân ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, nhất là ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, nhằm tăng nhanh năng suất, chất lƣợng sản phẩm. Xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích đầu tƣ sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản; xây dựng cơ sở sơ chế, chế biến, bảo quản nông sản; xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung; thực hiện cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, xây dựng các mô hình cơ giới hóa đồng bộ của một HTX từ sản xuất-chế biến-bảo quản sản phẩm; hỗ trợ đào tạo, tập huấn kỹ thuật; xây dựng thƣơng hiệu, xúc tiến thƣơng mại; hỗ trợ vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh, tập trung; hỗ trợ sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, kỹ thuật tiên tiến. Nâng cao năng lực thực tế của đội ngũ quản lý, nhà nghiên cứu, đẩy mạnh mô hình liên kết 4 nhà: quản lý - khoa học - doanh nghiệp - nông dân.
Thứ ba: Đẩy mạnh hỗ trợ dạy nghề, giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn. Để thực hiện tốt tiêu chí thu nhập và tỷ lệ lao động có việc làm thƣờng xuyên đat 90%, trong thời gian tới huyện Gia Bình cần phải đẩy mạnh công tác dạy nghề để tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn. Đồng thời, chuyển một bộ phận lớn lao động nông nghiệp sang lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ. Để giải quyết việc này, huyện cần thực hiện: Khảo sát thực tế nhằm xác định rõ nhu cầu học nghề, ngành nghề phù hợp với tình hình phát triển KT - XH của địa phƣơng. Bổ sung, xây dựng, hoàn thiện các chính sách quy định trách nhiệm của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trong việc tuyển dụng, sử dụng lao động qua đào tạo, nhất là ở các địa phƣơng bị thu hồi nhiều đất. Tăng cƣờng các hoạt động tƣ vấn nghề nghiệp, việc làm. Hỗ trợ tổ chức sản xuất kinh doanh sau khi học nghề, khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống tạo điều kiện công ăn việc làm cho quần chúng nhân dân.