Nâng cao hiệu quả việc thu hút và sử dụng nguồn vốn đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh (Trang 62 - 64)

Thứ nhất: thu hút mạnh và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tƣ phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng huy động mạnh mẽ mọi nguồn lực của xã hội, bảo đảm lợi ích để thu hút các nhà đầu tƣ, kể cả các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài vào phát triển kết cấu hạ tầng KTXH; đồng thời tiếp tục dành vốn nhà nƣớc tập trung đầu tƣ vào các công trình thiết yếu, quan trọng, khó huy động các nguồn lực xã hội, phát triển kết cấu hạ tầng là sự nghiệp chung, vừa là quyền lợi vừa là nghĩa vụ của toàn xã hội, mọi ngƣời dân đều có trách nhiệm tham gia đóng góp, trƣớc hết là trong thực hiện chính sách đền bù, giải phóng mặt bằng; bảo đảm lợi ích hài hòa giữa Nhà nƣớc, ngƣời dân và nhà đầu tƣ. Vận động, hƣớng dẫn các hộ nông dân huy động nguồn lực đầu tƣ phát triển sản xuất, chỉnh trang nhà cửa, xây dựng đƣờng thôn, xóm và các công trình văn hóa, xây dựng nếp sống văn minh và giữ gìn cảnh quan môi trƣờng sạch đẹp. Đa dạng hóa các hình thức đóng

góp bằng tiền, bằng ngày công lao động, bằng vật tƣ, tài sản của nhân dân. Áp dụng rộng rãi cơ chế hỗ trợ vật tƣ để dân tự làm các công trình không yêu cầu kỹ thuật phức tạp. Tích cực vận động nhân dân hiến đất để mở rộng đƣờng giao thông, chỉnh trang các cơ sở văn hóa, y tế, giáo dục...

Thứ hai: Việc huy động nguồn lực từ cộng đồng dân cƣ tại chỗ phải phù hợp với

điều kiện kinh tế của nhân dân. Nguồn vốn tín dụng đầu tƣ phát triển tuỳ thuộc vào khả năng phát triển sản xuất. Vốn tín dụng đầu tƣ dài hạn, vốn tín dụng từ quỹ hỗ trợ đầu tƣ quốc gia sẽ tập trung cho phát triển trang trại, các khu chăn nuôi tập trung, khu trồng trọt sản xuất hàng hóa. Đổi mới, tăng cƣờng công tác xúc tiến đầu tƣ nƣớc ngoài, có cơ chế, chính sách phù hợp để thu hút đầu tƣ vào các lĩnh vực kết cấu hạ tầng.

Thứ ba: Cách thức sử dụng nguồn vốn trong các dự án thuộc kết cấu hạ tầng nhƣ kiên cố hoá kênh mƣơng, xây dựng đƣờng giao thông nông thôn phải cân đối và lồng ghép các nguồn vốn từ ngân sách , vốn huy động bằng tiền nhân công trong dân vàvốn vay. Huy động, lồng ghép các nguồn lực nâng cấp cơ sở hạ tầng thiết yếu , nhất là cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế. Trong điều kiện huy động nguồn vốn từ ngân sách nhà nƣớc và xã hội còn khó khăn, đồng thời không để xảy ra nợ đọng . Đối với công trình trong diện buộc phải đầu tƣ, cần tính toán lựa chọn hình thức, quy mô, kết cấu đảm bảo tối ƣu về kinh tế kỹ thuật, tiết kiệm vốn, nâng cao hiệu quả đầu tƣ. Đồng thời tiếp tục phát huy sáng kiến của các xã đã hoàn thành NTM, tránh lãng phí, thất thoát vốn đầu tƣ, ƣu tiên các phần việc giúp tăng thu nhập cho ngƣời dân; đa dạng hoá hình thức huy động sức dân (lao động, đất đai, vật tƣ, tiến vốn...) với tinh thần tự nguyện và tránh tình trạng huy động quá sức nông dân.

Thứ tư: nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ kết cấu hạ tầng. Khẩn trƣơng rà soát, hoàn thiện thể chế để tạo môi trƣờng thuận lợi thu hút mạnh và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tƣ. Sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai, Luật Đấu thầu, Luật Đầu tƣ, Luật Đầu tƣ công, Luật Đô thị, các luật khác có liên quan và các văn bản dƣới luật để tạo thuận lợi cho phát triển hạ tầng.

Tăng cƣờng tƣ vấn, giám sát độc lập nhằm nâng cao chất lƣợng công trình; kiểm soát chặt chẽ suất đầu tƣ, rút ngắn tiến độ thực hiện đề đƣa vào khai thác sử dụng và quản lý có hiệu quả.

Hoàn thiện cơ chế phân cấp đầu tƣ, phân bổ nguồn vốn để vừa phát huy tính chủ động, sáng tạo đề cao trách nhiệm của chính quyền địa phƣơng các cấp, vừa bảo đảm

sự quản lý thống nhất của trung ƣơng, đồng thời tăng cƣờng giám sát, kiểm tra, thanh tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

Làm tốt công tác tuyên truyền vận động, tạo sự đồng thuận trong xã hội để mọi ngƣời dân ủng hộ và chia sẻ trách nhiệm với Nhà nƣớc trong đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng của đất nƣớc.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)