Nghiên cứu định lượng

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆC MUA GIÁO TRÌNH TÀI LIỆU THAM KHẢO ONLINE TRONG ĐIỀU KIỆN HỌC TẬP TRỰC TUYẾN CỦA SINH VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI (Trang 37)

CHƯƠNG III THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.3. Nghiên cứu định lượng

3.3.1 Thiết kế mẫu nghiên cứu

Nghiên cứu này được thực hiện tại Hà Nội với phương pháp lấy mẫu phi xác suất, mẫu thuận tiện và bảng câu hỏi được gửi trực tiếp tới sinh viên

Đối tượng khảo sát: là sinh viên đang theo học các trường đại học trên địa bàn Hà Nội theo hình thức trực tuyến

Kích thước và cách chọn mẫu:

Hiện nay vẫn chưa xác định được rõ kích thước mẫu bao nhiêu là lớn. Hơn nữa kích thước mẫu còn tùy thuộc vào phương pháp ước lượng sử dụng. Hair & cộng sự (1998) cho rằng kích thước mẫu tối thiểu của nghiên cứu phải từ 100-150. Bollen (1998) xác định kích thước mẫu tối thiểu bằng năm lần mẫu cho một tham số ước lượng: n=5*m, trong đó m là tổng số biến quan sát/ mục hỏi trong phiếu điều tra. Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) cho rằng để phân tích và thực hiện được phân tích nhân tố khám phá thì kích thước mẫu tối thiểu cần đảm bảo là >= 50 + 5*m (trong đó m là mục hỏi trong phiếu điều tra).

Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng cách tính cỡ mẫu của Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008). Với dự tính bảng câu hỏi gồm khoảng 30 thang đo cho 05 biến độc lập và 01 biến phụ thuộc, kích thước mẫu tối thiểu của nghiên cứu này là 30*5 + 50 = 200. Ban đầu, nhóm tác giả dự định quy mô mẫu là 320.

3.3.2 Thiết kế bảng câu hỏi và quá trình thu thập dữ liệuCác giai đoạn thiết kế bảng câu hỏi Các giai đoạn thiết kế bảng câu hỏi

Bước 1: Trên cơ sở thang đo nháp được phát triển từ kết quả nghiên cứu định tính, tác giả thiết kế câu hỏi ban đầu

Bước 2: Bảng câu hỏi ban đầu được sử dụng để phỏng vấn thử với 4 sinh viên đang học trong điều kiện học tập trực tuyến tại Hà Nội nhằm đánh giá mức độ hoàn chỉnh của các câu hỏi về mặt hình thức và khả năng cung cấp thông tin của sinh viên

Bước 3: Sau khi căn cứ vào kết quả phỏng vấn, tác giả đưa ra bảng câu hỏi chính thức sử dụng để thu thập thông tin mẫu nghiên cứu. Bảng câu hỏi được thiết kế gồm 27 câu tương ứng với 27 biến trong đó có 24 biến thuộc thành phần biến độc lập và 3 biến thuộc thành phần biến phụ thuộc

Phương pháp thu thập dữ liệu

Việc khảo sát được tiến hành bằng phương pháp khảo sát một số sinh viên đang theo học tại các trường đại học trên địa bàn Hà Nội và có ý định mua giáo trình, tài liệu tham khảo online trong điều kiện học tập trực tuyến. Bảng câu hỏi được gửi tới người được khảo sát toàn bộ qua internet (thông qua link: http://.docs.google.com)

3.3.3 Phương pháp phân tích dữ liệu

Trình tự tiến hành phân tích dữ liệu được thực hiện như sau: Bước 1: Chuẩn bị thông tin

 Thu nhận bảng trả lời

 Tiến hành làm sạch thông tin

 Mã hóa các thông tin cần thiết trong bảng trả lời

 Nhập liệu và phân tích dữ liệu bằng phần mềm xử lí thông kê SPSS 20.0 Bước 2: Thống kê

 Thống kê mô tả dữ liệu

 Phân tích thống kê mô tả các biến kiểm soát

Bước 3: Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng phân tích Cronbach’s Alpha

Bước 4: Kiểm định thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis)

Bước 5: Thực hiện phân tích ma trận hệ số tương quan và mô hình hồi quy và kiểm định các giả thuyết của mô hình với mức ý nghĩa là 5%

Đánh giá sơ bộ thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha

Hệ số Cronbach’s Alpha là hệ số sử dụng phổ biến để đánh giá độ tin cậy của thang đo. Độ tin cậy thường dùng nhất là tính nhất quán nội tại, nói lên mối quan hệ của các biến quan sát trong cùng một thang đo. Để tính Cronbach’s Alpha cho một thang đo thì thang đo phải có tối thiểu là ba biến đo lường. Hệ số Cronbach’s Alpha có giá trị biến thiên trong khoảng [0,1] (Nguyễn Đình Thọ, 2011)

Nếu một biến đo lường có hệ số tương quan biến – tổng (hiệu chỉnh) >= 0.30 thì biến đó đạt yêu cầu. Nếu chúng trùng lắp hoàn toàn (r=1) thì hai biến đo lường này chỉ làm một việc và chúng ta chỉ cần một trong hai biến là đủ. Vì vậy một thang đo có độ tin cậy tốt khi nó biến thiên trong khoảng [0.7 – 0.8]. Nếu hệ số Cronbach’s Alpha >= 0.6 là thang đo có thể nhấp nhận được về mặt độ tin cậy (Nunnally & Bernstein, 1994; Nguyễn Đình Thọ, 2011) Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả lựa chọn thang đo

có độ tin cậy Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.7. Loại các biến quan sát có hệ số tương quan biến – tổng (hiệu chỉnh) nhỏ hơn 0.3

Hệ số Cronbach’s Alpha phải được thực hiện tốt để loại bỏ các biến rác vì các biến này có thể tạo nên các nhân tố giả khi phân tích EFA (Churchill, 1979, dẫn theo Nguyễn Đình Thọ, 2011)

Kiểm định thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis)

Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA giúp chúng ta đánh giá hai giá trị quan trọng của thang đo là giá trị hội tụ và giá trị phân biệt

Trong phân tích EFA, chúng ta có hai ma trận quan trọng để xem xét khi đánh giá các thang đo, đó là ma trận các trọng số nhân tố và ma trận các hệ số tương quan. Khi các nhân tố không có quan hệ với nhau thì trọng số nhân tố giữa một nhân tố và một biến đo lường là hệ số tương quan giữa hai biến đó. (Nguyễn Đình Thọ, 2011)

Tiêu chí eigenvalue là một tiêu chí sử dụng phổ biến trong xác định số lượng nhân tố trong phân tích EFA. Với tiêu chí này, số lượng nhân tố được xác định ở nhân tố có eigenvalue tối thiểu bằng 1.

Kiểm định KMO (Kaiser – Meyer - Olkin) là chỉ số dùng để so sánh độ lớn của hệ số tương quan giữa 2 biến Xi và Xj với hệ số tương quan riêng phần của chúng. Hệ số Kaiser-Mayer-Olkin (KMO): là chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số của KMO lớn (giữa 0,5 và 1) là điều kiện đủ để phân tích nhân tố là thích hợp, còn nếu như trị số này nhỏ hơn 0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với các dữ liệu

Từ cơ sở lý thuyết trên, mô hình “nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua giáo trình tài liệu online trong điều kiện học tập trực tuyến của sinh viên trên địa bàn Hà Nội”’ được sử dụng phân tích nhân tố EFA như sau:

Đối với các biến quan sát đo lường với các thang đo đơn nên sử dụng phương pháp trích nhân tố PCA ((Principal Component Analysis) với phép quay vuông góc Varimax và điểm dừng khi trích các yếu tố có Eigenvalue > 1

Tiến hành kiểm định các yêu cầu liên quan theo điều kiện Hệ số KMO phải nằm trong đoạn từ 0.5 đến 1

Kiểm định Barlett có sig phải nhỏ hơn 0.05

Tổng phương sai trích lớn hơn hoặc bằng 50%

Phân tích hệ số ma trận tương quan và mô hình hồi quy

Phân tích tương quan

Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), hệ số tương quan Pearson (ký hiệu là r) để lượng hóa mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tuyến tính giữa hai biến định lượng. Trị tuyệt đối của r cho biết mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tuyến tính. Giá trị tuyệt đối của r tiến gần đến gần 1 khi hai biến có mối tương quan tuyến tính chặt chẽ

Phân tích mô hình hồi quy

Giá trị R bình phương hiệu chỉnh (Adjusted R Square) và (R Square) phản ánh mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập lên biến phụ thuộc. Mức độ dao động của hai giá trị này nằm trong khoảng từ 0 – 1. Nếu nằm trong khoảng từ 0.5 – 1 thì mô hình tốt, nhỏ hơn 0.5 là mô hình chưa tốt.

Trị số Durbin – Watson (DW) có chức năng kiểm tra hiện tượng tự tương quan chuỗi bậc nhất. Giá trị của DW dao động trong khoảng (0,4). Nếu tương quan của các sai số kề nhau không xảy ra thì giá trị sẽ gần bằng 2. Nếu giá trị gần về 4 tức là các phần sai số có tương quan nghịch, gần về 0 thì các phần sai số có tương quan thuận

Hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance inflation factor): Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến. Nếu VIF < 2 thì không có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập và ngược lại (Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005)

Giá trị Sig. của kiểm định F có tác dụng kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi quy. Nếu Sig. < 5% thì mô hình hồi quy tuyến tính bội và tập dữ liệu phù hợp

GIá trị Sig. của kiểm định t được sử dụng để kiểm định ý nghĩa của hệ số hồi quy Sig. < 5% thì biến độc lập có tác động đến biến phụ thuộc và ngược lại.

Kiểm định ANOVA (ANalysis Of VAriancec) là một kỹ thuật thống kê tham số được sử dụng để phân tích sự khác nhau giữa giá trị trung bình của các biến phụ thuộc với nhau (Ronald Fisher, 1918). Hiểu đơn giản thì đây là một công cụ giúp xác định ảnh hưởng của các biến độc lập với biến phụ thuộc trong một nghiên cứu hồi quy, phân tích ANOVA giúp so sánh trong phạm vi rộng hơn giữa hai hoặc nhiều nhóm đối tượng. Xét hệ số Sig. trong bảng ANOVA, nếu Sig. < 0.05 tức là khẳng định có sự khác biệt ý nghĩa thoogns kê giữa các đối tượng và ngược lại.

CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆC MUA GIÁO TRÌNH, TÀI LIỆU THAM KHẢO ONLINE CỦA SINH VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI TRONG ĐIỀU KIỆN HỌC TẬP TRỰC TUYẾN 4.1. Đánh giá tổng quan tình hình và nhân tố môi trường đến vấn đề nghiên cứu

4.1.1. Đánh giá nhân tố môi trường tới việc mua giáo trình, tài liệu tham khảoonline trong điều kiện học tập trực tuyến online trong điều kiện học tập trực tuyến

Đối tượng mà nhóm nghiên cứu hướng đến là sinh viên, thuộc thế hệ trẻ nên tiếp thu những tri thức từ môi trường bên ngoài rất nhanh nhạy và sáng tạo. Cũng như những đối tượng khách hàng khác, sinh viên cũng chịu ảnh hưởng từ những yếu tố môi trường khác nhau. Bên cạnh những môi trường bên ngoài như văn hóa, xã hội, công nghệ,… thì sinh viên cũng chịu ảnh hưởng bởi môi trường nội bộ bên trong trường đại học.

Đầu tiên, về môi trường nội bộ, mỗi trường đại học đều có những đặc điểm khác nhau. Đây cũng chính điều tạo nên nét đặc biệt, những ấn tượng riêng của mỗi trường. Tuy nhiên, hầu như đa số các trường đại học đều không bắt buộc sinh viên phải mua tài liệu tham khảo và giáo trình tại trường. Đây cũng chính là lý do xuất phát ban đầu cho đề tài nghiên cứu của nhóm. Sinh viên không bị bắt buộc phải mua những tài liệu học tập tại trường, nên tỷ lệ sinh viên mua ở bên ngoài rất cao vì tiện lợi, thuận tiện và giá cả phải chăng. Một số sinh viên chọn thuê giáo trình và tài liệu tham khảo trong thư viện của trường nhưng do thủ tục mượn sách cũng như là vấn đề giữ gìn bảo quản nên chỉ chiếm một lượng rất nhỏ trên tổng số sinh viên.

Thứ hai, cũng giống như môi trường nội bộ, sinh viên cũng bị ảnh hưởng nhiều bởi môi trường bên ngoài. Những ảnh hưởng này có tác động cụ thể và lâu dài tới hành vi mua hàng của sinh viên.

Về môi trường văn hóa – xã hội, đây là nhóm khách hàng có sự thích nghi nhanh chóng với những thay đổi của văn hóa, xã hội. Dịch bệnh Covid – 19 đã tạo ra những thay đổi vô cùng lớn trong thói quen của mọi người. Nhất là đối với những người tiêu dùng, do những lý do về việc giãn cách xã hội, tránh tập trung đông người, nên xu hướng mua hàng online đang trở thành một xu hướng tiêu dùng. Nhân viên công chức thì làm việc tại nhà, còn học sinh và sinh viên thì học tập trực tuyến. Đây là hình thức khá mới, trước đây chỉ diễn ra trong những trường hợp đặc biệt, chứ không phổ biến như hiện tại. Có thể thấy, dù là hình thức học tập mới, chưa từng được trải

nghiệm, nhưng hầu hết sinh viên đều thích nghi nhanh chóng. Hiện nay, hình thức học tập trực tuyến đã trở thành xu hướng toàn cầu để đảm bảo sức khỏe trong thời gian dịch bệnh phức tạp. Đến thời điểm hiện tại, việc học trực tuyến đã trở thành thói quen của mọi sinh viên. Từ đây, cũng chính là nguyên nhân để phát triển và đẩy mạnh việc kinh doanh tài liệu tham khảo và giáo trình bằng hình thức online. Khi cầu tăng thì cung tăng, sinh viên học tập trực tuyến tại địa phương sinh sống, do những vấn đề về dịch bệnh, khoảng cách, việc mua trực tiếp là rất khó, nên hình thức kinh doanh tài liệu học tập online trở nên rất phổ biến và không thể thiếu.

Về môi trường công nghệ, sinh viên là những đối tượng người tiêu dùng luôn đi theo và bắt kịp xu hướng toàn cầu. Vì được sinh ra và lớn lên trong thời đại công nghệ hiện đại 4.0 nên đây là nhóm khách hàng rất thông minh và nhanh nhạy, nắm bắt thông tin và tiếp thu kiến thức nhanh chóng. Xu hướng sử dụng smartphone tại Việt Nam cùng với tốc độ phát triển mạnh mẽ của internet và 5G đã thúc đẩy xu hướng hội nhập toàn cầu, nền thương mại quốc tế. Kết hợp với mua hàng online thì thủ tục thanh toán di động cũng trở thành xu thế tất yếu trong đời sống xã hội. Khi khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ, kết hợp với những người tiêu dùng thông thái, hiểu biết, chịu khó tìm hiểu thì hành vi mua hàng online là xu hướng không thể thiếu.

Như vậy, giáo dục đào tạo là lĩnh vực chịu ảnh hưởng rất nặng nề bởi đại dịch Covid – 19. Gần 20 triệu học sinh, sinh viên không được tới trường. Trên 7 vạn sinh viên không thể ra trường đúng hạn, ảnh hưởng tới mọi gia đình và xã hội. Việc học tập trực tuyến kéo dài dẫn đến nhu cầu tìm mua giáo trình, tài liệu tham khảo trực tuyến tăng cao. Đặc biệt là đối với sinh viên. Các trường đại học không yêu cầu, bắt buộc sinh viên mua giáo trình, tài liệu tại trường vì trên hệ thống thư viện số của hầu hết các trường đại học đều có giáo trình, tài liệu tham khảo cho sinh viên, tuy nhiên do đặc thù ngành học và lượng kiến thức lớn nên nhu cầu mua mua giáo trình, tài liệu tham khảo online trong điều kiện học tập trực tuyến của sinh viên rất cao.

4.1.2. Đặc điểm mua hàng của sinh viên

Sinh viên hiện nay là những đối tượng thuộc gen Z, họ là những người trẻ tuổi, thích được thể hiện bản thân. Được sinh ra và lớn lên trong thời đại công nghệ nên họ rất thông minh và nhanh nhạy với những thông tin mới, thích sáng tạo và khám phá những điều mới mẻ. Đây là đối tượng có rất nhiều đặc điểm nổi bật, bắt kịp với những trào lưu, xu hướng thịnh hành.

Đầu tiên, đây là đối tượng được sinh ra và lớn lên trong thời đại kỷ nguyên số, gắn liên với điện thoại thông minh và mạng xã hội. Sự phát triển của công nghệ đã tạo điều kiện cho sự trao đổi thông tin, sự kết nối toàn cầu. Họ thích tạo ra những xu hướng mới, và tìm hiểu về các sản phẩm mới. Sinh viên cũng là những đối tượng thích mua sắm online và quan tâm đến các sàn thương mại điện tử, mạng xã hội và các phương tiện truyền thông để mua sắm hàng hóa.

Bên cạnh đó, sinh viên rất dễ bị ảnh hưởng nhiều bởi những biến động xung quanh. Họ có cá tính, thích thể hiện bản thân, và nắm bắt những xu hướng thịnh hành rất nhanh. Những thông tin, trào lưu trên các mạng xã hội được những đối tượng này tiếp cận và lưu truyền với tốc độ chóng mặt. Bên cạnh đó, sinh viên thường có xu hướng tin tưởng những có ảnh hưởng mà họ theo dõi trên mạng xã hội để tìm hiểu về sản phẩm hoặc thương hiệu mới. Cùng với đó, họ rất tin tưởng vào những trải nghiệm

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆC MUA GIÁO TRÌNH TÀI LIỆU THAM KHẢO ONLINE TRONG ĐIỀU KIỆN HỌC TẬP TRỰC TUYẾN CỦA SINH VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w