Phân tích hồi quy

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆC MUA GIÁO TRÌNH TÀI LIỆU THAM KHẢO ONLINE TRONG ĐIỀU KIỆN HỌC TẬP TRỰC TUYẾN CỦA SINH VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI (Trang 54 - 56)

CHƯƠNG III THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.2 Kết quả nghiên cứu định lượng

4.2.5 Phân tích hồi quy

Sau khi phân tích nhân tố, phân tích tương quan, có 05 biến độc lập và 01 biến phụ thuộc được đưa vào kiểm định mô hình. Phân tích hồi quy sẽ xác định mối quan hệ nhân quả giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập, đồng thời xem xét tính đa cộng tuyến giữa các biến độc lập.

4.2.5.1 Đánh giá độ phù hợp của mô hình quy tuyến tính

Được thực hiện bằng phương pháp Enter. Các biến được đưa vào cùng một lúc để xem xét sự phù hợp của các biến. Hệ số phù hợp của mô hình () càng cao thì khả năng giải thích của mô hình hồi quy càng lớn và việc dự đoán biến phụ thuộc càng chính xác. Kết quả phân tích cho thấy giá trị = 0.523 và hiệu chỉnh = 0.513 có ý nghĩa là 51.3% sự biến thiên về hành vi mua giáo trình, tài liệu tham khảo của sinh viên trong điều kiện học trực tuyến được giải thích bởi các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu.

Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate Durbin-Watson 1 .651a .523 .513 .48617 1.919

(Nguồn: Kết quả xử lí SPSS 20.0 của nhóm tác giả)

Bảng 4.8. Đánh giá về mô hình

4.2.5.2 Kiểm định độ phù hợp của mô hình

Mục đích của kiểm định F trong bảng ANOVA là để xem xét mô hình hồi quy tuyến tính trong nghiên cứu có thể suy rộng và áp dụng được cho tổng thể hay không. Kết quả cho thấy giá trị F = 93.141 (Sig. = 0.000), chứng tỏ kết quả thực hiện trên mẫu có thể suy rộng cho tổng thể. (Bảng 4.9)

Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.

1 Regression 250.983 5 50.197 93.141 .000b

Residual 219.489 294 .536

Total 420.472 299

(Nguồn: Kết quả xử lí SPSS 20.0 của nhóm tác giả)

Bảng 4.9. Kết quả phân tích ANOVAa

Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. Collinearity Statistics

B Std. Error Beta Tolerance VIF

1 (Co nsta nt) .433 .073 2.663 .007 XH .229 .087 .188 2.646 .009 .400 2.099 CN .239 .075 .227 3.604 .001 .616 1.817 UT .209 .079 .187 2.652 .008 .407 1.853 TL .211 .089 .173 2.388 .018 .384 1.902 HI .279 .066 .241 4.216 .000 .621 1.611

(Nguồn: Kết quả xử lí SPSS 20.0 của nhóm tác giả)

Bảng 4.10. Kết quả phân tích hồi quy các hệ số của các nhân tố độc lập tác động đến quyết định

Số liệu bảng 4.10 cho thấy, giá trị VIF của tất cả các biến đều nằm trong đoạn [1.611 – 2.099] khẳng định các nhân tố trong mô hình đều đạt được giá trị phân biệt và không có hiện tượng đa cộng tuyến. Mô hình hồi quy đánh giá sự tác động của các nhân tố tới hành vi mua giáo trình, tài liệu tham khảo của sinh viên tại Hà Nội trong điều kiện học tập trực tuyến được viết lại như sau:

HV = 0.188*XH + 0.277*CN + 0.187*UT + 0.173*TL + 0.241*HI

Như vậy, kết quả phân tích mô hình hồi quy chỉ ra có 5 yếu tố tác động đến hành vi mua giáo trình, tài liệu tham khảo của sinh viên tại Hà Nội trong điều kiện học tập trực

tuyến gồm: Nhân tố xã hội (XH), Nhân tố cá nhân (CN), Mức độ uy tín (UT), Nhân tố tâm lý (TL) và Nhận thức sự hữu ích (HI). Trong đó, nhân tố tác động mạnh nhất về hành vi mua giáo trình, tài liệu tham khảo của sinh viên tại Hà Nội trong điều kiện học tập trực tuyến là Nhận thức sự hữu ích (HI) và Nhân tố cá nhân (CN) với hệ số β lần lượt là 0.241 và 0.277.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆC MUA GIÁO TRÌNH TÀI LIỆU THAM KHẢO ONLINE TRONG ĐIỀU KIỆN HỌC TẬP TRỰC TUYẾN CỦA SINH VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w