Tình hình trích lập dự phòng theo nhóm nợ tại chi nhánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH (Trang 81 - 84)

Bảng 2 .12 Tình hình xếp hạng tín dụng nội bộ tại chi nhánh

Bảng 2.13 Tình hình trích lập dự phòng theo nhóm nợ tại chi nhánh

Đvt: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Dự phòng cụ thể 13,59 19,00 19,66 + Nợ nhóm 1 - - - + Nợ nhóm 2 0,94 0,47 0,52 + Nợ nhóm 3 2,20 2,31 3,19 + Nợ nhóm 4 3,85 4,68 5,50 + Nợ nhóm 5 6,60 11,55 10,45 Dự phòng chung 43,62 55,61 65,24

Việc trích lập dự phòng tại Chi nhánh đƣợc thực hiện theo đúng quy định của BIDV và của Ngân hàng Nhà nƣớc. Cán bộ QTTD chịu trách nhiệm phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo từng quý và báo cáo lên phòng QLRR để quản lý, theo dõi. Thời điểm cụ thể để trích lập dự phòng rủi ro đƣợc BIDV Quảng Bình quy định nhƣ sau: Ít nhất mỗi quý một lần, trong vòng 15 ngày đầu tiên của tháng đầu tiên của mỗi quý, phải thực hiện việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro đến thời điểm cuối ngày làm việc cuối cùng của quý trƣớc. Riêng đối với quý IV, trong 15 ngày làm việc đầu tiên của tháng cuối cùng, thực hiện việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro đến cuối ngày 30/11.

2.2.4.4. Xử lý rủi ro tín dụng

Một trong những yêu cầu quan trọng đặt ra trong quản lý rủi ro tín dụng là việc Ngân hàng thiết lập đƣợc một bộ máy xử lý các khoản tín dụng có vấn

đề để đảm bảo nhận diện, xử lý sớm nhất và hạn chế tới mức thấp nhất khả năng phát sinh tổn thất tín dụng. Hiện tại, BIDV đã hoàn thiện mô hình quản lý khép kín để có thể xử lý triệt để các khoản tín dụng có vấn đề. Quy trình quản lý của BIDV đƣợc xây dựng trên cơ sở phân tách trách nhiệm đối với từng bộ phận chuyên trách, kiểm soát xuyên suốt từ thời điểm khởi phát khoản vay, phát hiện các dấu hiệu bất thƣờng đến khâu quản lý, xử lý các khoản nợ quá hạn, nợ xấu đều đƣợc các bộ phận riêng biệt thực hiện.

Ngân hàng đã phân loại các khoản nợ thành các nhóm có mức độ rủi ro khác nhau và lên phƣơng án xử lý khác nhau với các khoản nợ đó. Trên nguyên tắc khi các khoản nợ nhảy sang nhóm 03 thì ngân hàng đã phải quản trị ngay vì nợ lúc đó có thể coi là nợ xấu và có độ rủi ro rất cao. Vấn đề ở BIDV Quảng Bình là các khoản nợ xấu đƣợc phát hiện và xử lý quá muộn. Các khoản nợ khi nhảy sang nhóm 05 tức là nợ đã quá xấu (có khả năng mất vốn) mới đƣợc tổ chức xử lý. Điều này thể hiện tâm lý chủ quan của ngân hàng. Mặc dù các kết quả tín dụng trong thời gian qua cho thấy nợ xấu đƣợc quản lý tƣơng đối tốt, các khoản nợ xấu đã đƣợc xử lý chƣa gây ra hậu quả nghiêm trọng cho ngân hàng, nhƣng điều đó không có nghĩa trong tƣơng lai rủi ro sẽ không xảy ra. Các biện pháp ngân hàng thƣờng sử dụng để xử lý nợ xấu là:

- Nhóm các biện pháp khai thác nhƣ gia hạn, giãn nợ, điều chỉnh kỳ hạn, cho vay thêm hoặc các hỗ trợ tƣ vấn khác. Những biện pháp này đƣợc áp dụng đối với các khoản nợ xấu do nguyên nhân khách quan hoặc nếu chủ quan thì do lỗi không cố ý và khoản nợ phải có triển vọng khôi phục trong tƣơng lai.

- Nhóm các biện pháp thanh lý nhƣ thu hồi nợ bằng tài sản bảo đảm, nhờ sự can thiệp của pháp luật… áp dụng cho các khoản vay có nguyên nhân chủ quan do lỗi cố ý và khoản nợ không có khả năng khôi phục trong tƣơng

lai.

Nhƣ vậy việc xác định biện pháp áp dụng chủ yếu dựa vào tính “có thể khôi phục trong tƣơng lai” của khoản vay. Hai trƣờng hợp có thể xảy ra, thứ nhất, khách hàng tìm cách đƣa ra các bằng chứng chứng minh triển vọng khôi phục khoản vay trong tƣơng lai để đƣợc tiếp tục vay vốn. Thứ hai là chính cán bộ ngân hàng muốn che dấu tính nghiêm trọng của khoản nợ bằng cách thông đồng với khách hàng đƣa ra bằng chứng đó. Cả hai trƣờng hợp trên dẫn đến hậu quả là ngân hàng xác định sai tính nghiêm trọng của khoản nợ xấu và thay vì việc có biện pháp xử lý kịp thời thì lại để khoản nợ ngày một xấu hơn, đến khi muốn xử lý thì đã quá muộn.

2.2.4.5 Phân cấp thẩm quyền phán quyết trong hoạt động tín dụng

Phân cấp thẩm quyền phán quyết trong hoạt động tín dụng là nội dung quan trọng của công tác QTRRTD. Trên cơ sở tổ chức bộ máy hoạt động trong công tác tín dụng và kết quả xếp hạng tín dụng đối với khách hàng, theo hƣớng dẫn cụ thể của Hội sở chính, Chi nhánh Quảng Bình đã thực hiện việc phân cấp thẩm quyền phán quyết trong hoạt động tín dụng... Việc phân cấp thẩm quyền phán quyết tín dụng đƣợc đánh giá là có hiệu quả tới việc QTRRTD khi đáp ứng đƣợc đồng thời các tiêu chí: thống nhất mức thẩm quyền phán quyết của các cấp trong hoạt động tín dụng tại Chi nhánh; tách bạch và tăng cƣờng trách nhiệm của các cá nhân, bộ phận trong quá trình cấp tín dụng.

Các cấp có thẩm quyền phán quyết tín dụng tại BIDV Quảng Bình hiện nay gồm có Hội đồng tín dụng cơ sở; Giám đốc; Phó Giám đốc phụ trách Quản trị rủi ro; Phó Giám đốc QHKH; Trƣởng phòng QHKHCN, và Trƣởng các Phòng giao dịch. Đối với mỗi khoản vay trƣớc khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, tùy vào số tiền, đối tƣợng khách hàng, thời hạn và hình thức

bảo đảm sẽ quyết định việc có phải chuyển qua phòng Quản lý rủi ro để thẩm định rủi ro hay không.

Mức thẩm quyền phán quyết cao nhất của Chi nhánh sẽ đƣợc Hội sở chính xem xét và phân giao hàng năm, phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh, chất lƣợng tín dụng của Chi nhánh trong năm trƣớc liền kề. Mức thẩm quyền phán quyết có thể bị giảm trừ nếu trong thời gian thực hiện Chi nhánh để xẩy ra nợ xấu tăng cao. Trên cơ sở mức thẩm quyền cao nhất đƣợc phê duyệt, Giám đốc Chi nhánh sẽ phân cấp thẩm quyền phán quyết cụ thể cho các cấp thấp hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)