Nội dung quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH (Trang 30 - 39)

1.2 Quản trị rủi ro tín dụng và sự cần thiết của quản trị rủi ro tín dụng

1.2.3 Nội dung quản trị rủi ro tín dụng

Để nắm bắt nội dung quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thƣơng mại, chúng ta cùng nghiên cứu quy trình quản lý RRTD bao gồm các bƣớc sau:

 Bƣớc 1: Nhận diện và phân loại RRTD

Căn cứ vào dấu hiệu tài chính và phi tài chính về RRTD, ngân hàng có thể nhận diện đƣợc RRTD. Nhận biết rủi ro qua các bƣớc: theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi trƣờng hoạt động và quy trình cho vay để thống kê các dạng RRTD, nguyên nhân từng thời kỳ và dự báo các nguyên nhân tiềm ẩn gây ra RRTD. Trƣớc hết, Ngân hàng phân tích cơ cấu cho vay theo các tiêu thức nhƣ thời hạn, khách hàng, phƣơng thức cấp vốn, hình thức tài trợ… và xác định các loại rủi ro có thể có đối với mỗi loại hình và khả năng rủi ro xảy ra của từng loại. Đối với mỗi loại rủi ro thì việc nhận dạng bao gồm theo dõi rủi ro, xem xét rủi ro, nghiên cứu môi trƣờng hoạt động cụ thể nhằm thống kê những

rủi ro đã và đang xảy ra đồng thời cố gắng dự báo những rủi ro có thể xảy ra trong tƣơng lai để đề ra những biện pháp kiểm soát và tài trợ phù hợp. Các phƣơng pháp thƣờng đƣợc sử dụng là phân tích các báo cáo, phân tích các hợp đồng vay vốn cụ thể và làm việc trực tiếp với các bộ phận có liên quan khi rủi ro xảy ra.

 Bƣớc 2: Phân tích và đánh giá RRTD

Đây là một phƣơng pháp truyền thống và đơn giản nhất để phân tích và đo lƣờng rủi ro tín dụng. Việc phân tích rủi ro tín dụng sử dụng công cụ chính là hệ thống chỉ tiêu tài chính đánh giá khách hàng:

+ Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán (Liquidity ratios) + Nhóm chỉ tiêu khả năng sinh lời (Profitability ratios)

+ Nhóm chỉ tiêu cơ cấu tài chính (Leverage ratios) + Nhóm chỉ tiêu hoạt động (Activity ratios)

Việc phân tích này nhằm mục đích trả lời câu hỏi “Liệu khách hàng vay vốn này có thể tin tƣởng đƣợc không?”. Trong kinh doanh ngân hàng thì “chữ tín quý hơn vàng”. Ngân hàng chấp nhận cho vay dựa trên niềm tin rằng khách hàng sẽ trả nợ cho mình đúng hạn. Mà sự tin tƣởng là một khái niệm trừu tƣợng vì vậy ngân hàng cố gắng thẩm định khách hàng thông qua những tiêu chí có thể đo lƣờng đƣợc để khẳng định đƣợc thiện chí trả nợ của ngƣời vay. Việc khách hàng có trả nợ hay không phụ thuộc vào việc ngƣời đó có “khả năng trả nợ” và “tính sẵn lòng trả nợ”, trong đó tính sẵn lòng trả nợ là quyết định vì nếu ngƣời vay sẵn sàng trả nợ thì dù tài chính có khó khăn anh ta cũng sẽ cố gắng xoay sở để tìm cách trả ngân hàng nhƣng nếu anh ta không muốn trả (đúng hạn) thì dù có khả năng trả nợ đi nữa thì ngân hàng cũng gặp khó khăn trong việc đòi đƣợc nợ (đúng hạn).

Căn cứ vào các dấu hiệu nhận biết rủi ro nhƣ tình hình tài chính, tình hình hoạt động, tình hình quan hệ với các tổ chức tín dụng… ngân hàng xác

định các khách hàng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Từ đó ngân hàng thực hiện phân tích những khách hàng để xác định mức độ rủi ro cụ thể dựa vào các thông tin thu thập đƣợc. Để đánh giá RRTD, ngân hàng có thể sử dụng một số các mô hình sau:

- Mô hình định tính:

Mô hình SWOT, mô hình CAMPARI, mô hình 6C… Trong đó mô hình 6C giúp ngân hàng đánh giá khách hàng một cách tốt nhất, cụ thể:

Character - Tính chất, đặc điểm, phân loại Capacity - Năng lực

Cashflow - Tài chính

Collateral - Tài sản đảm bảo Conditions - Điều kiện Control - Kiểm soát

Mô hình này nghiên cứu khía cạnh của ngƣời đi vay về thiện chí và khả năng trả nợ cho ngân hàng để từ đó ngân hàng cân đối giữa việc mở rộng tín dụng và chấp nhận rủi ro để có quyết định cho vay phù hợp với mục tiêu, định hƣớng của ngân hàng.

- Mô hình định lƣợng:

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là tổ hợp các quy trình phân loại khách hàng theo ngành nghề, quy mô, tính chất sở hữu, bộ chỉ tiêu tài chính và bộ phi tài chính để chấm điểm khách hàng. Hệ thống XHTD nội bộ giúp NHTM quản trị RRTD bằng phƣơng pháp tiên tiến, kiểm soát mức độ tín nhiệm khách hàng, thiết lập mức lãi suất cho vay phù hợp với dự báo khả năng thất bại của từng nhóm khách hàng. Thông qua XHTD nội bộ ngân hàng đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, hỗ trợ việc phân loại nợ và xây dựng quy định nội bộ về quản lý chất lƣợng tín dụng, đảm bảo an toàn cho hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.

 Bƣớc 3: Đo lƣờng rủi ro tín dụng

Đây là điều mà các nhà quản lý ngân hàng rất quan tâm, vì rủi ro nếu đo lƣờng đƣợc thì việc phòng ngừa sẽ dễ dàng hơn. Các nhà kinh tế, các ngân hàng và các nhà phân tích đã sử dụng nhiều mô hình khác nhau để đo lƣờng rủi ro tín dụng, trong đó có mô hình điểm số Z, mô hình điểm số tín dụng hay dựa vào hệ thống dữ liệu nội bộ để xác định khả năng tổn thất tín dụng theo Basel II. Các mô hình lƣợng hoá rủi ro này có ƣu điểm so với phƣơng pháp truyền thống ở chỗ là nó cho phép xử lý nhanh chóng một khối lƣợng lớn các đơn xin vay, với chi phí thấp, khách quan do đó góp phần tích cực trong việc kiểm soát đo tín dụng ngân hàng

Đo lƣờng rủi ro đƣợc thể hiện ở một số phƣơng diện và mô hình nhƣ sau:

+Một là, đo lƣờng hay xác định số thiệt hại do rủi ro gây ra: phản ánh hậu quả rủi ro đƣợc xác định sau khi rủi ro đã xảy ra rồi. Số này có thể là số tuyệt đối, hoặc số tƣơng đối theo các tiêu thức khác nhau nhƣ giá trị thiệt hại, số lần bị rủi ro, tỉ lệ tài sản bị rủi ro... Sau một thời gian nhất định, các con số phản ánh rủi ro trong kỳ có thể nhƣ sau:

Tổng giá trị tài sản bị rủi ro kỳ báo cáo = Tổng giá trị tài sản bị thiệt hại rủi ro mỗi lần trong kỳ

Tỷ lệ tài sản bị rủi ro trong kỳ

=

Tổng giá trị TS rủi ro trong kỳ

x 100% Tổng giá trị các TS có sinh lời

trong kỳ

Hai công thức trên dùng để xác định tài sản bị rủi ro đã xảy ra. Theo quan điểm xác suất thống kê, ta có thể lƣợng hoá đƣợc khả năng bị rủi ro của mỗi loại tài sản có của ngân hàng.

+Hai là, đo lƣờng khả năng bị rủi ro (xác suất bị rủi ro): dựa vào công thức tính xác suất của một biến cố ngẫu nhiên theo quan điểm thống kê, xác định xác suất rủi ro tín dụng ngân hàng nhƣ sau:

P rủi ro =

Số món cho vay bị rủi ro trong kỳ báo cáo

x 100% Tổng số lần cho vay trong kỳ

báo cáo hoặc

P rủi ro =

Tổng giá trị tài sản bị rủi ro

x 100% Tổng giá trị các món cho vay

trong kỳ

+Ba là, các ngân hàng có thể sử dụng các mô hình trên hệ thống dữ liệu nội bộ để xác định khả năng tổn thất tín dụng.

Basel II là Hiệp ƣớc quốc tế về tiêu chuẩn an toàn vốn, tăng cƣờng quản lý toàn cầu hóa tài chính cũng nhƣ việc khai thác tối đa tiềm năng lợi nhuận và hạn chế rủi ro. Theo basel II, các ngân hàng có thể xác định đƣợc tổn thất có thể ƣớc tính với mỗi kỳ hạn xác định:

EL: Tổn thất có thể ƣớc tính

EL = PD x EAD x LGD

Trong đó:

PD - xác suất khách hàng không trả đƣợc nợ. Cơ sở của xác suất này là các số liệu về các khoản nợ trong quá khứ của khách hàng, gồm các khoản đã trả, các khoản trong hạn và khoản nợ không thu hồi đƣợc.

LGD - Tỷ trọng tổn thất ƣớc tính;

EAD - Tổng dƣ nợ của khách hàng tại thời điểm khách hàng không trả đƣợc nợ.

EAD = Dƣ nợ ƣớc tính + LEQ x Hạn mức tín dụng chƣa sử dụng bình quân

Trong đó:

LEQ: là tỷ trọng phần vốn chƣa sử dụng có nhiều khả năng sẽ đƣợc khách hàng rút thêm tại thời điểm không trả đƣợc nợ

LEQ x Hạn mức tín dụng chƣa sử dụng bình quân: chính là phần dƣ nợ khách hàng rút thêm tại thời điểm không trả đƣợc nợ ngoài mức dƣ nợ bình quân

Cơ sở xác định LEQ là các số liệu quá khứ do đó không thể tính chính xác đƣợc LEQ của một khách hàng tốt

LGD: Tỷ trọng tốn thất ƣớc tính - đây là tỷ trọng phần vốn bị tổn thất trên tổng dƣ nợ tại thời điểm khách hàng không trả đƣợc nợ. LGD bao gồm cả các tổn thất khác phát sinh khi khách hàng không trả đƣợc nợ, đó là lãi suất đến hạn nhƣng không đƣợc thanh toán và các chi phí hành chính có thể phát sinh nhƣ: chi phí xử lý tài sản thế chấp, các chi phí cho dịch vụ pháp lý và một số chi phí liên quan.

LGD = (EAD - Số tiền có thể thu hồi)/EAD

Số tiền thu hồi là các khoản tiền mà khách hàng trả và các khoản tiền thu đƣợc từ xử lý tài sản thế chấp, cầm cố. LGD cũng có thể coi là 100% tỷ lệ vốn thu hồi đƣợc.

Có 3 phƣơng pháp chính để tính LGD:

Một là: Market LGD - Ngân hàng có thể xác định tỷ trọng tổn thất của một khoản vay căn cứ vào giá của khoản vay đó sau một thời gian ngắn sau khi nó bị xếp vào hạng không trả đƣợc nợ.

Hai là: Workout LDG - Ngân hàng sẽ ƣớc tính các luồng tiền trong tƣơng lai, khoảng thời gian dự kiến thu hồi đƣợc luồng tiền và chiết khấu các luồng tiền này.

Ba là: Implied Market LGD - xác định tỷ trọng tổn thất căn cứ vào giá các trái phiếu rủi ro trên thị trƣờng.

Nhƣ vậy ngân hàng sẽ xác định đƣợc EL, nếu xác định đƣợc chính xác EL thì sẽ mang lại cho ngân hàng rất nhiều ứng dụng không chỉ đơn thuần giúp ngân hàng xác định chính xác hơn hệ số an toàn vốn tối thiểu trong mối quan hệ giữa vốn tự có với rủi ro tín dụng.

Việc xác định đƣợc tổn thất ƣớc tính của một khoản cho vay, ngân hàng sẽ thực hiện đƣợc cùng lúc các mục tiêu tăng cƣờng quản lý nhân sự chính là đội ngũ cán bộ tín dụng, xây dựng hiệu quả hơn quỹ dự phòng rủi ro tín dụng, xác định đƣợc xác suất khả năng vỡ nợ của khách hàng sẽ giúp ngân hàng tái xếp khách hàng sau khi cho vay.

Trên cơ sở xác suất rủi ro đã tính toán, ngân hàng có thể xây dựng cơ cấu lãi suất cho phù hợp đảm bảo kinh doanh có lãi. Bởi vì, lợi nhuận ngân hàng thu đƣợc trên cơ sở lãi cho vay, lãi suất này phải đảm bảo chi trả phần tiền lãi đi vay, chi phí quản lý ngân hàng, bù đắp đƣợc rủi ro và có lãi. Đối với mỗi tài sản có của ngân hàng, nếu mức độ rủi ro cao, độ an toàn thấp thì lãi suất của chúng phải cao hơn.

Dựa vào xác suất rủi ro của từng loại tài sản có, ngƣời ta xây dựng các hệ số rủi ro của từng loại tài sản làm cơ sở tính hệ số an toàn vốn của ngân hàng hoặc làm cơ sở để tính phí bảo hiểm cho từng loại tài sản.

+Bốn là: Mô hình điểm số Z:

Mô hình điểm số "Z" do E.I.Altman hình thành để cho điểm tín dụng đối với các công ty sản xuất của Mỹ. Đại lƣợng Z là thƣớc đo tổng hợp để phân loại rủi ro tín dụng đối với ngƣời vay và phụ thuộc vào:

Trị số của các chỉ số tài chính của ngƣời vay (Xj).

Tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ của ngƣời vay trong quá khứ.

Từ đó, Altman đã đƣa ra mô hình cho điểm nhƣ sau: 1 2 3 4 5 1,2 1,4 3,3 0,6 1,0 ZXXXXX Trong đó: X1: là tỷ số "vốn lƣu động ròng/tổng tài sản". X2: là tỷ số "lợi nhuận giữ lại/tổng tài sản".

X3: Là tỷ số "lợi nhuận trƣớc thuế và tiền lãi/tổng tài sản". X4: là tỷ số "thị giá cổ phiếu/giá trị ghi sổ của nợ dài hạn". X5 : là tỷ số "doanh thu/tổng tài sản".

Trị số Z càng cao, thì ngƣời vay có xác suất vỡ nợ càng thấp. Nhƣ vậy, khi trị số Z thấp hoặc là một số âm sẽ là căn cứ để xếp khách hàng vào nhóm có nguy cơ vỡ nợ cao.

Ƣu điểm của mô hình này tính toán đơn giản dựa trên các chỉ tiêu tài chính quen thuộc đánh giá khách hàng và kết quả tính toán rất dễ xử lý, thuận tiện cho ngân hàng ra quyết định. Tuy nhiên mô hình vẫn có một số nhƣợc điểm:

- Chỉ phân chia khách hàng thành 2 loại “vỡ nợ” và “không vỡ nợ” nên tƣơng đối cứng nhắc với thực tế đa dạng và phức tạp.

- Các trọng số của các chỉ tiêu trong công thức chƣa đƣợc chứng minh rõ ràng, hơn nữa khi điều kiện kinh tế thay đổi thì tầm quan trọng của các chỉ tiêu cũng thay đổi nhƣng trong công thức đã không đƣợc tính đến.

Không tính đến các yếu tố định tính nhƣng khá quan trọng trong thực tế nhƣ “mối quan hệ truyền thống” giữa khách hàng và ngân hàng hay “uy tín” đã có của khách hàng trên thị trƣờng.

+Năm là: Mô hình chấm điểm tín dụng

Mô hình chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng là một mô hình ƣu việt dựa trên toàn bộ thông tin đƣợc quản lý tập trung trong hệ thống và những thông tin khác đƣợc cập nhật từ bên ngoài.

Nhiều ngân hàng sử dụng mô hình cho điểm để xử lý các đơn xin vay của ngƣời vay. Mô hình cho điểm tín dụng thƣờng sử dụng 7 đến 12 hạng mục, mỗi hạng mục đƣợc cho điểm 1 đến 10. Với mô hình cho điểm tín dụng đã loại bỏ đƣợc tính chủ quan trong quá trình cho vay và giảm đáng kể thời gian quyết định tín dụng của ngân hàng. Tuy nhiên, mô hình này cũng có những nhƣợc điểm nhƣ: không thể tự điều chỉnh một cách nhanh chóng để thích ứng kịp thời với những thay đổi trong nền kinh tế và những thay đổi trong cuộc sống gia đình, có thể sẽ bỏ sót những khách hàng tiềm năng, làm giảm lòng tin của cộng đồng vào dịch vụ ngân hàng...

 Bƣớc 4: Kiểm soát rủi ro

Kiểm soát rủi ro là việc sử dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ, chiến lƣợc và các chƣơng trình hoạt động để ngăn ngừa, né tránh, giảm thiểu rủi ro. Căn cứ vào mức độ rủi ro đã đƣợc tính toán, các hệ số an toàn tài chính, và khả năng chấp nhận rủi ro mà có những biện pháp phòng chống khác nhau nhằm giảm mức độ thiệt hại, có nhiều lựa chọn chẳng hạn nhƣ: Không làm gì bằng cách chủ động hay thụ động chấp nhận rủi ro bởi lẽ với những khoản vay nhỏ thì chi phí cho việc phòng tránh đôi khi còn cao hơn việc chấp nhận mức thiệt hại; hoặc nếu xác suất rủi ro quá cao, Ngân hàng hạn chế hoặc từ chối cấp tín dụng nhằm hạn chế rủi ro.

Với những khoản vay còn lại, khi đó các công cụ phòng chống rủi ro đặc biệt hữu hiệu để ngăn ngừa, né tránh hay giảm thiểu rủi ro cũng nhƣ tổn thất. Các biện pháp đó là: đa dạng hóa danh mục đầu tƣ, sử dụng các công cụ phái sinh, kiểm tra kiểm soát hoạt động tín dụng, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, xây dựng chính sách và quy trình tín dụng, xây dựng cơ cấu tổ chức hoạt động tín dụng, xây dựng hạn mức tín dụng, bảo đảm tiền vay.

oBƣớc 5: Xử lý rủi ro

Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, dù có quản lý tốt đến đâu thì vẫn luôn xuất hiện rủi ro tín dụng, vẫn tồn tại những khoản vay có vấn đề. Do đó,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH (Trang 30 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)