Nhóm giải pháp bổ trợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH (Trang 104 - 114)

3.2 Giải pháp để tăng cƣờng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh

3.2.2. Nhóm giải pháp bổ trợ

3.2.2.1. Đa dạng hoá danh mục tín dụng nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng

Đây là biện pháp tốt nhất, chủ động nhất trong việc phân tán rủi ro tín dụng. Ngân hàng nên chia nguồn tiền của mình vào nhiều loại hình đầu tƣ tín dụng, nhiều ngành nghề khác nhau cũng nhƣ nhiều khách hàng ở những địa bàn khác nhau. Điều này vừa mở rộng đƣợc phạm vi hoạt động tín dụng của ngân hàng, tăng cƣờng marketing, vừa đạt đƣợc mục đích phân tán rủi ro. Để thực hiện đƣợc điều này, BIDV Quảng Bình cần vạch ra đƣợc một số chiến lƣợc kinh doanh thích hợp trên cơ sở quán triệt một số vấn đề sau:

- Đầu tƣ vào nhiều ngành nghề kinh tế khác nhau để tránh đƣợc sự cạnh tranh của các tổ chức tín dụng khác trong việc giành giật thị phần trong phạm vi hẹp của một số ngành đang phát triển cũng nhƣ tránh gặp phải rủi ro do những chính sách của Nhà nƣớc với mục đích hạn chế hoạt động của một số ngành nghề nhất định trong kế hoạch cơ cấu lại một số ngành nghề kinh tế.

- Đầu tƣ vào nhiều đối tƣợng sản xuất kinh doanh, nhiều loại hàng hóa khác nhau, tránh tập trung cho vay sản xuất một số loại sản phẩm, đặc biệt là những loại sản phẩm không thiết yếu mà Nhà nƣớc không khuyến khích hoặc những sản phẩm đã xuất hiện quá nhiều trên thị trƣờng.

- Tránh cho vay quá nhiều đối với một khách hàng, luôn đảm bảo một tỷ lệ cho vay nhất định trong tổng số vốn hoạt động của khách hàng để tránh sự ỷ lại và rủi ro bất ngờ của khách hàng đó.

- Cho vay với nhiều loại thời hạn khác nhau đảm bảo sự cân đối giữa số vốn cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, đảm bảo sự phát triển vững chắc và tránh rủi ro tín dụng do sự thay đổi lãi suất thị trƣờng. Tuy nhiên, chính sách chung của các ngân hàng hiện nay là nên hạn chế cho vay trung dài hạn, tập trung cho vay ngắn hạn nhằm đảm bảo giảm thiểu rủi ro cho chi nhánh. Đa dạng hóa danh mục cho vay trong đó tập trung cho vay các ngành, lĩnh vực nhà nƣớc khuyến khích và có khả năng phát triển trong tƣơng lai, hạn chế cho vay các lĩnh vực rủi ro. Ví dụ, hiện nay cho vay kinh doanh bất động sản, sắt thép, xây dựng,… đang gặp rủi ro cao. Vì vậy, chi nhánh cần có chính sách hạn chế cho vay các đối tƣợng này đồng thời phải có chính sách kiểm soát các khoản vay đã giải ngân cho các đối tƣợng trên nhằm đảm bảo an toàn vốn. Tuy nhiên, nếu hạn chế cho vay lĩnh vực này mà không tăng trƣởng lĩnh vực kia thì chi nhánh sẽ nhanh chóng bị giảm lợi nhuận vì vậy BIDV Quảng Bình cần chú trọng phát triển các lĩnh vực vẫn phát triển tốt nhƣ thƣơng mại và có thể phát triển sang các lĩnh vực nhƣ kinh doanh các mặt hàng xuất nhập khẩu, kinh doanh hàng tiêu dùng,…

- Tạo lập một tỷ lệ thích hợp giữa cho vay bằng đồng Việt Nam và cho vay bằng ngoại tệ đảm bảo đáp ứng đƣợc nhu cầu vay vốn của khách hàng tránh đƣợc rủi ro tín dụng do sự thay đổi tỷ giá hối đoái.

Biện pháp đa dạng hóa danh mục đầu tƣ nhƣ đã nói ở trên có ƣu điểm là giúp ngân hàng phân tán rủi ro tín dụng một cách chủ động nhất, tuy nhiên, việc đa dạng hóa danh mục đầu tƣ tín dụng quá mức cũng sẽ có những nhƣợc điểm nhƣ là: làm cho việc quản lý trở nên khó khăn, tốn nhiều công sức điều tra, thẩm định, phân tích, đánh giá khách hàng, làm tăng chi phí kiểm tra, giám sát… và làm giảm bớt cơ hội đạt lợi nhuận cao.

3.2.2.2. Hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý rủi ro tín dụng

Thông tin tín dụng có ảnh lớn đến hiệu quả tín dụng. Thông tin tín dụng tốt sẽ giúp ngân hàng đƣa ra các quyết định đúng đắn và hợp lý, tiết kiệm thời gian cũng nhƣ chi phí cho ngân hàng và khách hàng, tránh những sai sót có thể xảy ra trƣớc, trong và sau khi thực hiện cấp tín dụng. Quan trọng hơn, các thông tin này góp phần đảm bảo hoạt động tín dụng đƣợc an toàn hơn khi việc kiểm tra giám sát đƣợc thực hiện một cách đầy đủ và thƣờng xuyên. Do vậy, BIDV Quảng Bình cần phải chú trọng xây dựng cho mình một hệ thống thông tin tín dụng đa dạng và đầy đủ, cụ thể:

- Đối với thông tin tín dụng trực tiếp: bao gồm các thông tin đƣợc thu thập trực tiếp từ khách hàng và trong nội bộ ngân hàng, ví dụ nhƣ: từ hồ sơ do khách hàng, doanh nghiệp cung cấp; từ sổ sách lƣu trữ của ngân hàng (đối với các khách hàng đã có quan hệ tín dụng với ngân hàng), từ báo cáo thẩm định trực tiếp khách hàng... Đây là những thông tin có ý nghĩa quan trọng trong việc ra quyết định cấp tín dụng của ngân hàng. Do vậy, đối với các thông tin này, ngoài việc yêu cầu các thông tin phải có xác nhận về nguồn cung cấp, các số liệu có kiểm toán, có chứng thực của các cơ quan liên quan, Chi nhánh còn cần phải xây dựng quy trình, phƣơng pháp lƣu trữ thông tin khoa học, đảm bảo thuận tiện cho việc tra soát và tìm kiếm thông tin. Một giải pháp trong tƣơng lai gần là tin học hoá hơn nữa các giấy tờ cần lƣu trữ và tổ chức thành các kho thông tin chung cho toàn hệ thống, giúp việc tra cứu dễ dàng, thuận tiện, nhanh chóng.

- Đối với thông tin tín dụng gián tiếp: bao gồm các thông tin đƣợc thu thập thông qua các cơ quan quản lý nhà nƣớc, qua trung tâm thông tin tín dụng của NHNN, các hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa, qua các ngân hàng bạn và qua các đối tác của doanh nghiệp… Chủ động xây dựng mối quan hệ tốt với các cơ quan ban ngành quản lý nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh,

vùng miền và tích cực liên kết, chia sẻ thông tin về doanh nghiệp với các hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa, các báo, tạp chí chuyên ngành để nắm bắt thông tin một cách chủ động, kịp thời.

Để đƣa ra quyết định cho vay đúng đắn, xử lý thu hồi nợ kịp thời, hạn chế tối đa rủi ro trong quá trình cho vay, Ngân hàng phải thƣờng xuyên nắm bắt kịp thời, chính xác và đầy đủ các thông tin về khách hàng vay vốn. Có thể nói, thông tin về tín dụng là cơ sở rất quan trọng giúp Ngân hàng phòng ngừa rủi ro tín dụng.

Hiện nay, nguồn thông tin về khách hàng mà các Ngân hàng thƣờng khai thác đó là thông tin từ trung tâm CIC của Ngân hàng Nhà nƣớc. Nguồn thông tin này là cần thiết nhƣng thực sự chƣa đầy đủ để tìm hiểu về khách hàng nhất là để ra quyết định tín dụng. Do đó, để hạn chế rủi ro khi cấp tín dụng chúng ta cần thu thập thông tin về khách hàng, về ngành nghề mà khách hàng đang hoạt động để đánh giá triển vọng cũng nhƣ rủi ro và môi trƣờng của ngành đó. Để tập hợp đƣợc nhiều thông tin về thị trƣờng, về các ngành nghề mà không cần tốn nhiều thời gian, công sức tìm kiếm, thì Chi nhánh có thể tổ chức một bộ phận thuộc phòng Quản lý rủi ro định kỳ đƣa ra các bản tin về tình hình thị trƣờng và cập nhật các thông tin khác để cung cấp cho Ban lãnh đạo chi nhánh cũng nhƣ các cán bộ tín dụng để tham khảo. Đó là nguồn thông tin rất cần thiết khi cán bộ tín dụng thẩm định khách hàng, giảm thiểu rủi ro do thiếu thông tin khi đánh giá khách hàng.

Bên cạnh đó, cần chú ý đến các dấu hiệu cảnh báo sớm rủi ro tín dụng chẳng hạn nhƣ:

- Đề nghị gia hạn điều chỉnh kỳ hạn nợ nhiều lần với lý do không chính đáng.

- Đề nghị tăng thêm hạn mức hoặc vay thêm với lý do không chính đáng hoặc bất chấp lãi suất cao.

- Ngành hàng hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc chính sách vĩ mô kinh tế có tác động bất lợi đến hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Tài sản bảo đảm sụt giảm giá trị, không đủ tiêu chuẩn. - Trì hoãn việc cung cấp báo cáo tài chính.

- Khách hàng chờ đợi các khoản thu nhập bất thƣờng chứ không phảI từ hoạt động kinh doanh.

- Cơ cấu lãnh đạo có nhiều thay đổi hoặc phát sinh mâu thuẫn. - Gặp khó khăn trong việc phát triển sản phẩm mới…

3.2.2.3. Hoàn thiện mô hình đo lường rủi ro tín dụng

Để nâng cao chất lƣợng quản lý rủi ro tín dụng, BIDV đã ban hành hệ thống chấm điểm tín dụng và phổ biến thực hiện trong toàn hệ thống. Tuy nhiên khi áp dụng mô hình này, các cán bộ tín dụng vẫn còn phải nhập thông tin vào hệ thống một cách thủ công, vì vậy có thể dẫn đến rủi ro tín dụng nếu nhƣ thông tin nhập vào không chính xác, theo chủ quan của ngƣời nhập.

Do đó, nghiên cứu vận dụng tự động hóa trong việc phân loại chấm điểm tín dụng, nhƣ vậy sẽ tiết kiệm thời gian, chính xác, giảm rủi ro. Theo đó,khi khách hàng cần sử dụng dịch vụ sẽ phải cung cấp thông tin theo mẫu của Ngân hàng, tiêu chí đánh giá đƣợc chọn lọc từ thông tin dữ liệu về khách hàng trong quá khứ, chƣơng trình phần mềm tự động phân loại khách hàng vào nhóm tín dụng phù hợp, cho ra kết quả ngay lập tức. Sau đó, cán bộ tín dụng căn cứ kết quả thông báo chấp nhận hay từ chối cho vay, lãi suất, chính sách tín dụng… Nhƣ vậy, ƣu điểm của hệ thống này đã loại bỏ đƣợc rủi ro đạo đức của cán bộ tín dụng, ngân hàng sẽ có thể dễ dàng tiến hành theo dõi mức độ rủi ro của từng khoản vay thông qua hệ thống thƣờng xuyên xếp hạng lại khách hàng dựa vào báo cáo định kỳ. Ngoài ra, việc áp

dụng mô hình này vừa đo lƣờng đƣợc rủi ro với khách hàng vay vừa đo lƣờng đƣợc rủi ro với một khoản vay.

Một yếu tố quan trọng nữa là xây dựng khả năng phát hiện và quản lý rủi ro không chỉ ngay tại thời điểm khởi tạo một khoản vay mà là đối với toàn bộ danh mục đầu tƣ.

Nhƣ vậy, việc áp dụng mô hình chấm điểm tín dụng tự động hóa không những giúp loại bỏ hay giảm bớt đƣợc rủi ro đạo đức của cán bộ tín dụng, mà còn giúp ngân hàng đo lƣờng đƣợc rủi ro tín dụng đối với khách hàng vay, khoản vay và danh mục đầu tƣ.

3.2.2.4. Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo quy định

Dự phòng rủi ro tín dụng đƣợc trích lập và hạch toán vào chi phí hoạt động để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với các khoản tín dụng của ngân hàng.

Trên bảng cân đối kế toán của ngân hàng, dự phòng là một khoản mục thuộc tài sản và làm giảm giá trị của tài sản Có, nhằm phản ánh sự suy giảm của tài sản trƣớc những tổn thất có khả năng xảy ra. Trong khi đó, trong bảng kết quả kinh doanh, dự phòng là một khoản chi phí phi tiền mặt, đƣợc ghi nhận làm giảm lợi nhuận/vốn chủ sở hữu của ngân hàng.

Dự phòng rủi ro tín dụng gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung. Dự phòng chung đƣợc trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra, nhƣng chƣa xác định đƣợc khi trích lập dự phòng cụ thể. Theo quyết định số 22/VBHN-NHNN ngày 04/06/2014 của Ngân hàng Nhà nƣớc về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, dự phòng chung đƣợc xác định bằng 0,75% tổng số dƣ các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4, trừ Tiền gửi và cho vay liên ngân hàng.

Dự phòng cụ thể đƣợc trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với từng khoản nợ cụ thể.

Dự phòng cụ thể = Tỷ lệ trích lập x (Số dƣ khoản nợ - Giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm)

Giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm và tỷ lệ trích lập dự phòng đối với từng nhóm nợ đƣợc Ngân hàng Nhà nƣớc quy định theo từng thời kỳ.

Xếp hạng khách hàng Phân loại nhóm nợ Dự phòng cụ thể (%)

Dự phòng chung (%) AAA; AA+; AA; AA-; A+;

A; A-; BBB; BB+; BB Nợ nhóm 1 0 0,75 BB- Nợ nhóm 2 5 D1 Nợ nhóm 3 20 D2 Nợ nhóm 4 50 D3 Nợ nhóm 5 100

3.2.2.5. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tín dụng trong quan hệ với khách hàng

Yếu tố con ngƣời luôn là yếu tố quyết định sự thành công của bất cứ một hoạt động nào trên mọi lĩnh vực. Để một khoản tín dụng có chất lƣợng tốt thì yếu tố đầu tiên thuộc về cán bộ tín dụng. Xây dựng đƣợc một đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, trực giác nhạy bén sắc sảo, có đạo đức nghề nghiệp là yếu tố quan trọng góp phần đáng kể trong việc hạn chế rủi ro tín dụng ngân hàng.

Một nhân viên tín dụng cần có những kỹ năng cần thiết sau: - Hiểu biết về sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng

- Kỹ năng giao dịch, ứng xử, thuyết trình

- Các kiến thức cần thiết cho việc thẩm định và đánh giá tín dụng: kiến thức về pháp luật, kế toán, tài chính, kiến thức về nền kinh tế, ngành nghề kinh doanh, kiến thức tổng quát về chính trị, văn hóa, xã hội.

- Khả năng phát hiện, đề ra giải pháp

- Đạo đức nghề nghiệp, trung thực và có trách nhiệm

Đặc biệt ở bộ phận quản lý rủi ro, phải có một tiêu chuẩn rõ ràng về trình độ, kinh nghiệm thực tế, thời gian trải qua công tác của bộ phận quan hệ khách hàng.

Chính sách tuyển dụng của Ngân hàng nên chú trọng đến đạo đức nghề nghiệp của ứng viên, bên cạnh kiến thức chuyên môn, anh văn, vi tính. Trong vài năm trở lại đây, nhiều Ngân hàng trên toàn quốc đã bị phơi bày ra ánh sáng pháp luật những trƣờng hợp cán bộ tín dụng lợi dụng kẽ hở trong quy trình của ngân hàng để lừa đảo, trục lợi, chiếm đoạt tài sản.

Việc bổ nhiệm các chức danh từ phó phòng trở lên phải khách quan, đúng quy định, lựa chọn ngƣời có đủ năng lực và phẩm chất. Ngoài các yếu tố kinh nghiệm, năng lực, nên đƣa bằng cấp vào xem xét là một chỉ tiêu cần thiết. Nhƣ vậy, tạo cho đội ngũ cán bộ sự chủ động tự nâng cao kiến thức, trình độ học vấn của mình.

Hiện tại, Trung tâm đào tạo của BIDV thƣờng xuyên tổ chức các lớp học cho cán bộ các chi nhánh về nghiệp vụ, sản phẩm mới, chính sách mới. Gần đây, trung tâm còn hƣớng đến việc đào tạo các kỹ năng khác nhƣ kế toán, tài chính, luật pháp, đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng mềm. Chi nhánh nên tích cực tạo điều kiện để cử các cán bộ thay phiên nhau tham gia các lớp học này để nâng cao trình độ, kỹ năng.

3.2.2.6. Bảo hiểm tín dụng

Trong đời sống xã hội, “bảo hiểm” là một khái niệm thƣờng gặp dùng để chỉ một trong những biện pháp hữu hiệu để phân tán rủi ro. Bảo hiểm tín dụng cũng là một biện pháp quan trọng nhằm san sẻ rủi ro trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng. Bảo hiểm tín dụng có thể thực hiện dƣới các hình thức nhƣ: Bảo hiểm cho hoạt động cho vay, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm

tiền vay. Có thể học hỏi một số hình thức bảo hiểm mà các nƣớc đã thực hiện nhƣ sau:

- Khách hàng vay vốn tín dụng tham gia mua bảo hiểm tín dụng. Khi mà khách hàng rơi vào tình trạng thất nghiệp, phá sản… không có khả năng trả nợ vay ngân hàng thì công ty bảo hiểm sẽ trả. Đây là biện pháp quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH (Trang 104 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)