Quá trình hình thành và phát triển của EU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xuất khẩu lao động của việt nam sang thị trường EU (Trang 27 - 29)

1.2. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƢỜNG EU

1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của EU

Trong nửa đầu thế kỷ XX, Châu Âu đã chịu những thiệt hại nặng nề của hai cuộc đại chiến thế giới. Với mục tiêu đảm bảo bền vững cho Châu Âu, giải quyết căn bản mâu thuẫn của hai cường quốc Đức và Pháp - ngòi nổ của

25

các cuộc chiến trước đây, Jean Monnet đưa ra ý tưởng tăng cường hợp tác kinh tế, liên kết các ngành sản xuất cơ bản của hai nước là thanthép vào một cơ quan điều phối chung và sẵn sàng đón nhận bất cứ nước Tây Âu nào muốn tham gia. Bộ trưởng Ngoại giao Pháp khi đó là Robert Schuman đã ủng hộ tích cực ý tưởng của Monnet và đưa ra tuyên bố nổi tiếng vào ngày 09/5/1950, sau này được coi là ngày sáng lập EU.

"Châu Âu sẽ không thể làm mọi việc ngay một lúc hoặc chỉ theo đuổi một kế hoạch duy nhất. Nó sẽ được xây dựng thông qua những thành tựu cụ thể nhằm trước hết tạo ra sự thống nhất thực sự... Chính phủ Pháp đề nghị các ngành sản xuất than - thép của Pháp và Đức sẽ được đặt dưới sự quản lý của một cơ quan chung, trong khuôn khổ này sẽ mở cửa đối với các nước Châu Âu khác..."[16]

Hưởng ứng sáng kiến này, ngày 18/4/1951, sáu nước Bỉ, Đức, Pháp, I- ta-li-a, Hà Lan và Lucxambua đã ký Hiệp ước Paris thành lập Cộng đồng Than - thép Châu Âu ECSC, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 23/7/1952.

Trong suốt hơn nửa thế kỷ qua, quá trình liên kết Châu Âu từ nền tảng liên kết kinh tế trong lĩnh vực than - thép đã phát triển không ngừng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Từ nền móng ban đầu là Cộng đồng than - thép, đến năm 1957, sáu nước sáng lập viên quyết định thành lập Cộng đồng Kinh tế Châu Âu và Cộng đồng Năng lượng nguyên tử Châu Âu, thúc đẩy hơn nữa quá trình liên kết kinh tế. Đến nay, EU đã trải qua sáu lần mở rộng:

Lần mở rộng thứ nhất: Năm 1973, Anh, Ailen và Đan Mạch tham gia vào Cộng đồng;

Lần mở rộng thứ hai: Năm 1981, kết nạp Hi Lạp;

Lần mở rộng thứ ba: Năm 1986, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha gia nhập Cộng đồng;

26

Lần mở rộng thứ tư: Năm 1995, Thụy Điển, Áo, Phần Lan trở thành thành viên chính thức của EU;

Lần mở rộng thứ năm: Ngày 01/5/2004, tại Dublin, Ailen, 10 nước Đông Âu và vùng Ban Tích gồm Síp, Cộng hoà Séc, Ét-stô-ni-a, Hung-ga-ri, Latvia, Lít-va, Ba Lan, Xlô-va-ki-a, Lovenia, Malta đã chính thức được kết nạp vào EU;

Lần mở rộng thứ sáu: Ngày 01/01/2007, EU chính thức kết nạp thêm hai thành viên mới là Bun-ga-ri và Ru-ma-ni, đưa số thành viên lên tới 27 nước, hình thành khu vực đồng tiền chung EURO với sự tham gia của 12 nước thành viên. EU có những thể chế siêu quốc gia như Hội đồng Châu Âu, Uỷ ban Châu Âu, Toà án Châu Âu, Ngân hàng Châu Âu... Từ liên kết sâu về kinh tế tiến tới liên kết chặt chẽ về chính trị với chính sách hợp tác về tư pháp và chống tội phạm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xuất khẩu lao động của việt nam sang thị trường EU (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)