MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA LUẬT LAO ĐỘNG BA LAN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xuất khẩu lao động của việt nam sang thị trường EU (Trang 145 - 170)

MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA LUẬT LAO ĐỘNG BA LAN

Hợp đồng lao động

Hợp đồng lao động là một trong những cơ sở cho mối quan hệ lao động. Ngoài ra, còn có các hình thức khác thể hiện cho quan hệ lao động đó là quyết định thu nhận, quyết định bổ nhiệm, bầu cử hoặc hợp đồng hợp tác xã. Một số trường hợp pháp luật cho phép có sự khác biệt giữa Hợp đồng lao động và thực tế của mối quan hệ lao động.

Hợp đồng lao động gồm một số dữ liệu sau: Các bên tham gia hợp đồng, loại hợp đồng, ngày tháng ký kết hợp đồng, điều kiện làm việc và điều kiện về tiền lương, tiền công; về chi tiết có thêm các điểm sau: loại công việc, địa điểm làm việc, các chi tiết cấu thành tiền lương, tiền công và các quy định pháp lý về lĩnh vực này; thời giờ làm việc và thời điểm bắt đầu nhận việc.

Việc thay đổi hợp đồng lao động phải làm thành văn bản, bằng cách là hai bên cùng thống nhất hoặc người sử dụng lao động ra thông báo những điểm cần thay đổi.

Trường hợp cả hai bên đều nhất trí, có thể thay đổi những nội dung đã được quy định trong hợp đồng lao động sau: công việc đã thoả thuận, nơi làm việc, tiền lương, tiền công hoặc thời giờ làm việc.

Trường hợp người sử dụng lao động đơn phương thay đổi bằng cách thông báo bằng văn bản cho người lao động những điều kiện hợp đồng mới, nếu người lao động không nhất trí với các điều kiện hợp đồng lao động đó, thì hợp đồng sẽ bị giải thể sau thời gian quy định về giải thể hợp đồng.

Kết thúc hợp đồng lao động:

Việc kết thúc một quan hệ lao động thông qua việc chấm dứt hoặc hết hạn hợp đồng lao động. Mỗi bên tham gia hợp đồng có thể chấm dứt hợp

143

đồng sau khi tuân thủ thời gian quy định về chấm dứt hợp đồng, chấm dứt tức thời không cần tuân thủ thời gian quy định về chấm dứt hợp đồng hoặc hai bên tự thoả thuận. Hợp đồng lao động có thời hạn được chấm dứt sau khi đã hết thời gian thoả thuận, hoặc đã hoàn thành công việc mà hai bên đã ký kết.

Nếu chủ doanh nghiệp muốn chấm dứt các hợp đồng lao động vô thời hạn, phải thông báo trước bằng văn bản cho tổ chức công đoàn đại diện cho người lao động về ý định và lý do muốn chấm dứt hợp đồng vô thời hạn; cũng như thông báo bằng văn bản cho người lao động về ý định và lý do muốn chấm dứt hợp đồng và giải thích rõ việc họ có quyền kiện ra toà lao động.

Thời hạn báo trước việc chấm dứt hợp đồng lao động vô thời hạn phụ thuộc vào thâm niên làm việc của người lao động, có 3 mức thời hạn là 2 tuần lễ, 1 tháng và 3 tháng. Thời hạn báo trước khi chấm dứt hợp đồng trong thời gian thử việc là 3 ngày làm việc, 1 tuần hoặc 2 tuần. Thời hạn báo trước khi chấm dứt hợp đồng có thời hạn trên 6 tháng là 2 tuần lễ. Hợp đồng nhận người thay thế tạm thời cho người lao động vắng mặt có lý do được chấm dứt sau 3 ngày thông báo.

Ở Ba Lan có quy định đặc biệt về việc chấm dứt quan hệ lao động mà nguyên nhân không thuộc phía người lao động. Quy định này điều chỉnh việc giải thể hợp đồng lao động đối với cá thể hoặc một nhóm người lao động làm việc cho chủ doanh nghiệp có từ 20 lao động trở lên.

Trong tuyên bố sa thải vô thời hạn (buộc thôi việc), chủ doanh nghiệp phải thông báo rõ lý do và giải thích quyền của người lao động được kiện ra toà lao động. Buộc thôi việc được thực hiện khi người lao động vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của mình. Ngoài ra, chủ doanh nghiệp cũng có quyền cho thôi việc người lao động do bệnh tật, ốm đau mà mất khả năng lao động dài hạn. Người lao động cũng có quyền xin thôi việc, nếu phát hiện thấy công

144

việc do mình thực hiện gây ảnh hưởng không lợi đến sức khoẻ và chủ doanh nghiệp không có việc làm khác để bố trí.

Theo quy định của Bộ Luật lao động, thì quan hệ lao động đương nhiên được chấm dứt trong một số trường hợp, ví dụ như người lao động hoặc người sử dụng lao động từ trần.

Thời giờ làm việc:

Tại Ba Lan, thời giờ làm việc không được vượt quá 8 giờ/ngày; 40 giờ/tuần và 5 ngày/tuần. Tuy vậy, không nhất thiết ngày nào, tuần nào cũng phải tuân thủ một cách cứng nhắc thời giờ làm việc trên, mà cứ sau thời hạn là 4 tháng phải tính tổng lại thời gian làm việc và điều chỉnh cho phù hợp với quy định trên.

Ở một số lĩnh vực, thời giờ làm việc hàng ngày có thể được kéo dài thêm. Thời giờ làm việc trong tuần cộng giờ làm thêm không được vượt quá 48 giờ, tính bình quân sau thời hạn là 4 tháng.

Nguời lao động phải được đảm bảo nghỉ ngơi liên tục 11 giờ hàng ngày, 35 giờ hàng tuần.

Làm việc vào ngày nghỉ cuối tuần và ngày lễ được Bộ Luật lao động cho phép, ví dụ như làm ca, làm việc trong lĩnh vực giao thông vận tải, làm việc vì mục tiêu công ích, phục vụ cho nhu cầu thiết yếu hàng ngày của nhân dân.

Nguời lao động làm việc vào ngày nghỉ cuối tuần, ngày lễ được người sử dụng lao động bố trí ngày nghỉ thay thế. Người lao động luôn phải làm việc ngoài giờ quy định thông thường như vậy, thì tối thiểu cứ 4 tuần có quyền yêu cầu được nghỉ một ngày Chủ nhật.

Làm việc ca đêm được tính 8 tiếng, vào thời điểm giữa 21 và 7 giờ sáng hôm sau. Người lao động làm việc ca đêm, mỗi giờ đều được được tính phụ cấp.

145

Làm thêm giờ là những công việc được thực hiện ngoài giờ quy định bắt buộc đối với người lao động, kể cả những công việc vượt quá thời gian làm thêm hàng ngày, ví dụ như các trường hợp cấp cứu nhằm bảo vệ tính mạng con người hoặc sức khoẻ cộng đồng, bảo vệ tài sản hoặc môi trường, khắc phục các sự cố hoặc đáp ứng yêu cầu đặc biệt của người sử dụng lao động.

Số giờ làm thêm của mỗi người lao động để đáp ứng nhu cầu đặc biệt của người sử dụng lao động không được vượt quá 150 giờ trong mỗi năm, tính theo lịch.

Giờ làm thêm được trả phụ cấp hoặc bố trí thời gian nghỉ bù.

Tiền lƣơng, tiền công:

Cơ sở và phương thức xác định lương tối thiểu được quy định tại Luật ngày 10-10-2002 về Lương tối thiểu (Luật số 200, khoản 1679, có bổ sung, thay đổi). Mức lương tối thiểu hàng năm được quy định theo kết quả thương lượng của Uỷ ban ba Bên về các vấn đề kinh tế-xã hội. Tới thời điểm 15-9 mỗi năm, mức lương tối thiểu của năm sau được xác định và công bố. Từ 01- 01-2007 mức lương tối thiểu được quy định là 936 Zloty (tổng lương). Sau khi trừ khoản đóng bảo hiểm xã hội, khoản thuế thu nhập và bảo hiểm ốm đau, còn lại khoản thu nhập ròng là 675 Zloty. Mức lương tối thiểu trên được quy định đối với người làm đủ thời gian, những người làm theo chế độ không đủ thời gian, thì mức lương tối thiểu giảm đi theo tỷ lệ tương ứng.

Mức lương tối thiểu được dùng làm cơ sở để tính toán tất cả các khoản quyền lợi, trừ phần làm thêm, thưởng thâm niên công tác và khoản trợ cấp thời gian quá độ hưu trí. Người sử dụng lao động có thể quy định mức trả công cho người lao động mới làm việc năm đầu tiên thấp hơn, nhưng không được thấp hơn 80% mức lương tối thiểu đã quy định [19].

146

Phương thức trả tiền công, tiền lương của mỗi chủ doanh nghiệp rất khác nhau. Điều kiện để trả công, trả lương và các khoản chi trả khác được quy định bởi thoả ước lao động tập thể ngành, hoặc của từng doanh nghiệp)đối với các doanh nghiệp có tổ chức công đoàn), bởi Quy chế trả lương)đối với doanh nghiệp có ít nhất 20 lao động và không có thoả ước lao động tập thể) hoặc bởi quy định tại từng hợp đồng lao động.

Người sử dụng có nghĩa vụ lập cho mỗi người lao động một phiếu tính)bảng kê)lương, trong đó ghi rõ các phần tính toán về tiền công, tiền lương được trả. Khi có yêu cầu, người lao động được quyền kiểm tra phiếu tính lương của mình.

Việc trả công được thực hiện bằng tiền. Việc trả công một phần bằng hình thức khác ngoài tiền chỉ được phép, nếu điều đó được quy định tại văn bản pháp luật về lao động hoặc trong thoả ước lao động tập thể. Việc trả tiền lương được thực hiện mỗi tháng tối thiểu một lần, vào một thời điểm nhất định được thoả thuận từ trước, nhưng không được muộn hơn khoảng thời gian 10 ngày đầu của tháng sau đó (tính theo lịch). Việc trả lương cũng có thể thực hiện bằng hình thức không trực tiếp bằng tiền mặt, ví dụ như chuyển vào tài khoản của người lao động tại ngân hàng, với điều kiện là người lao động đã có đơn đề nghị từ trước hoặc được quy định trong thoả ước lao động tập thể.

Phép năm, ngày nghỉ:

Sau 1 tháng làm việc người lao động đã có quyền nghỉ phép. Nếu thâm niên làm việc ít hơn 10 năm, thì số ngày được nghỉ hàng năm là 20 ngày; thâm niên làm việc tối thiểu từ 10 năm trở lên, số ngày nghỉ là 26 ngày hàng năm.

Chủ doanh nghiệp có trách nhiệm bố trí kỳ nghỉ phép cho người lao động ngay trong năm làm việc của họ. Phần phép còn lại của năm trước, phải được thực hiện vào Quý đầu tiên của năm tiếp theo. Trường hợp chấm dứt

147

quan hệ lao động, số ngày nghỉ phép còn đọng lại người lao động được thanh toán bằng tiền.

Ngày nghỉ trong năm, ngoài các ngày thứ Bảy, Chủ Nhật, còn có các ngày 1/1; ngày thứ nhất và ngày thứ hai của Lễ Phục sinh; 1/5;3/5; ngày đầu tiên của lễ Thánh mùa màng;15/8;01/11; 11/11; 25 và 26/12.

Ngoài ra, người lao động còn được nghỉ vì mất khả năng lao động do ốm đau, được bác sỹ chứng nhận; nghỉ đi khám bệnh; nghỉ việc riêng vì lý do hiếu, hỷ.

Các khoản đóng góp:

Thuế thu nhập cá nhân: Tổng thu nhập cá nhân một năm tới 3.015,49 Zloty được miễn thuế thu nhập cá nhân. Còn lại, thuế thu nhập cá nhân được chia làm 3 mức [19]:

- Mức 19 % đối với tổng thu nhập tới 43.405 Zloty)sau đó được trừ (-) lại 572,54 Zloty);

- Tổng thu nhập cá nhân nằm giữa mức 43.405 Zloty và 85.528 Zloty thì đóng thuế mức 7.674,41 Zloty cộng (+) 30% phần thu nhập vượt quá 43.405 Zloty;

- Tổng thu nhập cá nhân trên 85.528 Zloty thì đóng thuế mức 20.311,31 Zloty cộng (+) 40 % phần thu nhập vượt quá 85.528 Zloty.

Các khoản đóng bảo hiểm (tính trên tổng lương)

- Bảo hiểm tuổi già = 19,52 % - Bảo hiểm hưu trí = 13%

- Bảo hiểm trợ cấp ốm đau = 2,45 %

- Bảo hiểm tai nạn lao động = 0,97 đến 3,86 % (tuỳ theo nhóm nghề nghiệp).

- Khoản đóng quỹ thất nghiệp = 2,45%

148

- Khoản đóng quỹ đảm bảo thực thi các quyền lợi được luật pháp quy định đối với người lao động = 0,15 %.

Trong các khoản trên, khoản đóng bảo hiểm tuổi già và bảo hiểm hưu trí do người lao động và người sử dụng lao động mỗi bên chịu một nửa; khoản bảo hiểm ốm đau do người lao động đóng; các khoản khác do người sử dụng lao động nộp. Ngoài ra, người lao động đang làm việc có nghĩa vụ đóng quỹ bảo hiểm y tế ở mức 8,75 % thu nhập.

149

PHỤ LỤC 2

MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA BA LAN

VỀ XUẤT NHẬP CẢNH VÀ GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG

Công dân các nƣớc đƣợc miễn visa vào Ba Lan:

Ba Lan là một thành viên của Công ước Schengen, do vậy việc qua lại biên giới của doanh nhân các nước thành viên sau đây không cần visa: Áo, Bỉ, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Iceland, Ý, Lxembourg, Hà Lan, Na uy, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Thụy Điển. Những nước thành viên dưới đây bắt đầu được áp dụng Công Ước Schengen từ ngày 21 tháng 12 năm 2007 và áp dụng đầy đủ từ ngày 30 tháng 6 năm 2008: Cộng hoà Séc, Ét-stô-ni-a, Hung-ga-ri, Latvia, Lithuania, Malta, Ba Lan, Xlô-va-ki-a và Slovenia.

Cần lưu ý là thời gian được phép lưu trú không cần visa của các doanh nhân nước thành viên này tại các nước thành viên khác không quá 90 ngày trong 1 chu kỳ thời gian là 180 ngày (ví dụ, nếu một doanh nhân nước thành viên khác đã lưu trú tại Ba Lan 30 ngày trong vòng 6 tháng, thì cũng trong chu kỳ thời gian ấy, người đó chỉ được phép lưu trú tối đa 60 ngày nữa ở các nước thành viên khác với danh nghĩa là doanh nhân nước ngoài.).

Doanh nhân các nước thành viên Công ước Schengen muổn lưu lại Ba Lan thời gian trên 90 ngày và công dân các nước khác muốn vào Ba Lan đều phải xin visa từ cơ quan ngoại giao, lãnh sự Ba Lan ở nước ngoài.

Thời gian và hồ sơ xin visa đi công tác: Thời gian phụ thuộc vào quy định của từng Đại sứ quán, thường là từ 3 ngày đến 2 tuần. Danh mục các hồ sơ cần thiết phải nộp:

1. Đơn xin cấp visa đúng mẫu và đã điền đầy đủ,

2. Thư bảo đảm của nơi mời, ghi rõ mục đích và thời gian của chuyến đi, tài khoản bảo lãnh trong thời gian tại Ba Lan; đối với một số quốc tịch,

150

yêu cầu phải có thư mời chính thức từ một công ty Ba Lan nằm trong lãnh thổ Ba Lan;

3. Hộ chiếu còn thời hạn ít nhất là 6 tháng, sau thời hạn của visa xin cấp; 4. Chứng nhận cư trú hợp pháp của chính quyền sở tại nơi nộp đơn xin visa;

5. 02 ảnh hộ chiếu; 6. Lệ phí visa.

Giấy phép lao động:

Thông thường, lao động nước ngoài khi vào Ba Lan phải xin giấy phép lao động. Quy định này được áp dụng cho cả người lao động tìm việc bằng phương pháp truyền thống là trực tiếp liên hệ với các chủ doanh nghiệp muốn thuê nhân công hoặc thông qua các đại lý môi giới lao động.

Quy định này cũng được áp dụng cho việc di chuyển lao động trong nội bộ Công ty.

Người nước ngoài không được chuyển đổi các tình trạng cư trú khác của họ sang cư trú lao động. Trong khi vẫn còn ở tại Ba Lan, người nước ngoài có thể nộp đơn xin giấy phép lao động, tuy nhiên không được phép đi làm. Người nước ngoài phải ra khỏi Ba Lan và nộp đơn xin visa lao động tại lãnh sự quán Ba Lan ở nước sở tại (yêu cầu này không áp dụng với công dân của EU).

Các yêu cầu cơ bản:

Không có yêu cầu cụ thể về tiêu chuẩn nghề nghiệp nhưng người nào có trình độ kỹ năng nghề càng cao thì càng có nhiều cơ hội được cơ quan lao động cấp phép.

Các hồ sơ thông thường người lao động phải nộp là: 1. Bằng tốt nghiệp THPT (hoặc Bằng đại học nếu có)

151

2. Giấy chứng nhận kinh nghiệm làm việc (được chủ doanh nghiệp các nơi đã từng làm xác nhận).

3. Chứng chỉ ngoại ngữ)nộp bản chính)

Ngoài ra, phải nộp các tài liệu của doanh nghiệp nhận lao động sau: 4. 01 đơn đề nghị nhận lao động, được một thành viên đại diện hội đồng quản trị / hội đồng quản lý của công ty Ba Lan ký và đóng dấu.

5. Thư bảo lãnh của doanh nghiệp Ba Lan sử dụng lao động, bao gồm các thông tin chi tiết liên quan đến người lao động nước ngoài và mô tả công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xuất khẩu lao động của việt nam sang thị trường EU (Trang 145 - 170)