Tại các nƣớc Tây, Nam, và Bắc Âu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xuất khẩu lao động của việt nam sang thị trường EU (Trang 77 - 97)

2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA

2.2.2. Tại các nƣớc Tây, Nam, và Bắc Âu

Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp XKLĐ Việt Nam cũng bước đầu khai thác được những hợp đồng đưa lao động sang làm việc tại các nước Tây, Nam cũng như Bắc Âu, chủ yếu trong các lĩnh vực không đòi hỏi tay nghề, kỹ năng cao, chủ yếu là lao động dịch vụ (dịch vụ ăn uống, phục vụ trong các nhà hàng, khách sạn), lao động giúp việc gia đình và xây dựng. Thu nhập của người lao động cao và ổn định hơn so với các thị trường truyền thống. Tuy nhiên, số lượng lao động đi theo hình thức này không lớn và khả năng đưa lao động đi phụ thuộc rất nhiều vào những thay đổi trong chính sách lao động của các quốc gia thành viên EU (đối với lao động dịch vụ) và khả

75

năng khai thác hợp đồng thầu, khoán công trình của các công ty lớn (đối với lao động xây dựng).

2.2.2.1. Thị trường Cộng hòa Phần Lan

Nằm trong khu vực Bắc Âu, phía Đông và Nam giáp Nga, phía Bắc giáp Na Uy, phía Tây giáp Thụy Điển, phía Nam và Tây Nam là vịnh Phần Lan, biển Baltic và vịnh Bothnia, Cộng hòa Phần Lan có diện tích 338.145 km2,dân số gần 5,3 triệu người.

Các ngành kinh tế mũi nhọn của Phần Lan là công nghiệp gỗ giấy, luyện kim, đóng tàu, vận tải, cơ khí, điện tử, viễn thông, công nghiệp hóa chất, dược phẩm, nông nghiệp.

Phần Lan trở thành thành viên của WTO năm 1950, Liên hợp quốc và Hội đồng Bắc Âu năm 1955, OECD năm 1969, liên kết với khối mậu dịch tự do Châu Âu (EFTA) năm 1961 và trở thành thành viên đầy đủ năm 1986, ký hiệp định tự do thương mại với EEC năm 1973. Phần Lan gia nhập EU từ ngày 01/01/1995 và EMU từ 01/01/1999. Ngoài ra, Phần Lan cũng là thành viên của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và nhiều ngân hàng phát triển trên thế giới như ADB…

Phần Lan lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam ngày 25/01/1973, từ đó đến nay, Phần Lan luôn duy trì một chính sách hợp tác hữu nghị. Đại sứ quán Phần Lan tại Hà Nội được thành lập năm 1974. Việt Nam mở Đại sứ quán tại Hensinki vào cuối năm 2005.

Cộng đồng người Việt Nam tại Phần Lan hiện có khoảng 4.500 người, trong đó có 1.657 người vẫn mang quốc tịch Việt Nam; đa số sang Phần Lan trong những năm 1980 bằng con đường vượt biên và nhận quy chế tị nạn, số còn lại đi theo con đường đoàn tụ gia đình, kết hôn [21]. Nhìn chung, đa số người Việt Nam tại Phần Lan đều chăm chỉ làm ăn và luôn hướng về Tổ quốc, một số ít vẫn sống nhờ trợ cấp xã hội. Chính phủ Phần Lan đánh giá cao tính

76

cần cù, chịu khó, thông minh, sáng tạo của người Việt Nam và những đóng góp hiệu quả đối với nước sở tại. Người Việt Nam ở Phần Lan sống rải rác ở khắp các tỉnh, không tập trung ở một số khu vực như những nơi khác. Đây cũng chính là lý do khiến sự gắn kết giữa bà con Việt kiều tại Phần Lan chưa cao. Tuy vậy, Hội Người Việt Nam tại Phần Lan đã được thành lập và tổ chức Đại hội lần thứ I vào tháng 7 năm 2007. Bên cạnh đó, hiện cũng có khoảng trên 100 học sinh, sinh viên Việt Nam đang du học (chủ yếu dưới dạng tự túc) tại Phần Lan.

Hợp tác trong lĩnh vực lao động đang được hai bên tích cực thúc đẩy trong quan hệ song phương.

Ngày 04 tháng 3 năm 2008, tại Hà Nội, trong cuộc hội đàm với đại biểu Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội Việt Nam, Chủ nhiệm Ủy ban việc làm và bình đẳng của Quốc hội Phần Lan - ông Arto Stanon - đã đặc biệt quan tâm tới công tác XKLĐ của Việt Nam và đề cập khả năng tuyển dụng lao động Việt Nam sang Phần Lan làm việc. Ông Arto Stano cũng cho biết: hiện Phần Lan có khoảng 2,5 triệu lao động và số người già đang có xu hướng tăng lên do mỗi năm nước này có 17.000 lao động nghỉ hưu, lớn hơn nhiều so với số thanh niên bước vào độ tuổi lao động. Hàng năm, Phần Lan cần từ 10.000 đến 20.000 lao động để dự phòng thiếu hụt lao động trong tương lai. Các lĩnh vực mà Phần Lan cần tuyển dụng lao động là dịch vụ du lịch, nhà hàng, chăm sóc sức khỏe, cắt gọt kim loại, ép gỗ. Phần Lan đang lựa chọn một số quốc gia để xúc tiến ký kết Hiệp định hợp tác việc tuyển lao động và coi Việt Nam là một trong các nước có thể thúc đẩy việc này. Từ ngày 26 đến ngày 28 tháng 3 năm 2008, Bộ trưởng Lao động Phần Lan Tarja Cronberg đã thăm và làm việc với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực lao động trong bối cảnh Phần Lan đang có kế hoạch nới lỏng việc tiếp nhận lao động từ bên ngoài để giải quyết

77

vấn đề thiếu hụt lao động trong nước. Hai bên đã thống nhất thực hiện chương trình thí điểm chọn khoảng 20 lao động tại Hà Nội sang làm việc tại vùng Nam Ostrobothnia, Phần Lan. Các chuyên gia Phần Lan đã phối hợp với Trường Cao đẳng Công nghiệp Hà Nội trực tiếp tuyển 22 lao động Việt Nam có tay nghề (thợ hàn, thợ điện và thợ mộc) và kết quả là ngày 15/10/2008, 17/22 lao động trên của Việt Nam đã tới Phần Lan vinh dự là nhóm đầu tiên được tiếp nhận tới làm việc tại Phần Lan theo chương trình hợp tác thử nhgiệm về "lao động di cư" giữa Vùng Nam Ostrobothnia của Phần Lan với thành phố Hà Nội với thời gian ít nhất là 1 năm. Số lao động này sau khi sang được phía bạn dạy ngôn ngữ, văn hóa và những kiến thức cần thiết khác giúp lao động của ta sớm hòa nhập vào xã hội Phần Lan và được hưởng mọi điều kiện về lương và bảo hiểm xã hội như lao động Phần Lan. Nếu làm việc tốt, không vi phạm pháp luật Phần Lan và quy định của doanh nghiệp, số công nhân này sẽ được làm việc lâu dài tại Phần Lan theo chế độ "lao động di cư", được hưởng mọi quyền lợi về lương bổng, bảo hiểm như người Phần Lan.

Cho đến nay, Việt Nam là nước đầu tiên ngoài khu vực Châu Âu được Phần Lan chọn áp dụng thí điểm hình thức hợp tác "lao động di cư". Đây cũng là lần đầu tiên Việt Nam hợp tác lao động với một nước theo hình thức hết sức ưu việt này [24].

Trước đó, cuối tháng 7 năm 2008, 101 lao động Việt Nam đã có mặt tại Phần Lan theo thỏa thuận hợp tác lao động giữa Công ty Riitan Herkku, một trong những công ty thu mua, chế biến hoa quả lớn nhất của Phần Lan (được thành lập từ năm 1986, có doanh số 26 triệu Euro/năm) và Vinamex của Việt Nam. Đây là lần đầu tiên người lao động Việt Nam chính thức sang Phần Lan làm việc theo hợp đồng ngắn hạn. Số lao động này sẽ sang hái quả chín tự nhiên tại các khu rừng do công ty quản lý, được công ty hỗ trợ nơi ăn ở, thiết

78

bị làm việc, thu xếp phương tiện đi lại và thu mua toàn bộ sản phẩm thu hái được theo giá thị trường [24].

Việc đưa lao động thời vụ sang Phần Lan là kết quả của những nỗ lực trong hai năm của Đại sứ quán Việt Nam tại Phần Lan trong việc nghiên cứu nhu cầu thị trường, chủ động tìm hiểu, tiếp xúc và thuyết phục doanh nghiệp bạn nhận thí điểm lao động Việt Nam. Do nhu cầu đối với lao động thời vụ hàng năm của Phần Lan khá lớn (khoảng 10.000 lao động/năm) và tính chất công việc không đòi hỏi nhiều kỹ năng, lại phù hợp với sức lao động dẻo dai của người Việt Nam, Phần Lan là một thị trường nhiều tiềm năng cho Việt Nam với điều kiện lao động của ta được tổ chức và quản lý tốt. Chỉ riêng Công ty Riitan Herkku cam kết sẽ tiếp nhận từ 400 đến 500 công nhân Việt Nam trong năm sau nếu số công nhân thí điểm đợt đầu này làm việc tốt và không vi phạm pháp luật nước sở tại. Trong thời gian tới, Đại sứ quán Việt Nam tại Phần Lan cũng có kế hoạch vận động một số công ty khác của Phần Lan tiếp nhận lao động Việt Nam [21].

2.2.2.2. Thị trường I-ta-li-a

I-ta-li-a nằm ở phía Nam Châu Âu, ba mặt giáp Địa Trung Hải, phía Bắc giáp Nam Tư (cũ), Áo, Thụy Sỹ và Pháp, có diện tích 301.338 km2

và dân số là 59.536.507 người (10/2007).

I-ta-li-a là đất nước nghèo về tài nguyên, khoáng sản nhưng có nền công nghiệp phát triển đa dạng với các ngành chủ chốt là hoá chất, chế tạo máy, sản xuất phương tiện vận tải, khai thác và chế biến dầu lửa, luyện kim, hàng gia dụng, gốm sứ, cơ khí quốc phòng, thủy sản, đồ da, may mặc, thiết kế thời trang. Với diện thích đất canh tác không nhiều nhưng khí hậu ôn hoà và nhờ áp dụng kỹ thuật cao, I-ta-li-a cũng có một nền nông nghiệp phát triển với các sản phẩm chủ yếu như trái cây, nho, khoai tây, củ cải đường, đậu tương, lùa mì, ô liu, rượu vang, thị bò và sữa.

79

Nền kinh tế của I-ta-li-a đứng thứ 7 thế giới (sau Mỹ, Nhật, Đức, Trung Quốc, Anh và Pháp). I-ta-li-a có mô hình phát triển kinh tế gần gũi với Việt Nam về hệ thống các doanh nghiệp nhỏ và vừa rất năng động và hiệu quả, đóng góp tới gần 2/3 tổng sản phẩm quốc dân.

Năm 2008, GDP đạt 1.801 tỷ USD, bình quân đầu người là 31.000 USD, tốc độ tăng GDP là 0%, lạm phát 3,6%; nông, lâm, ngư nghiệp đóng góp vào GDP 2%, trong khi con số tương ứng của công nghiệp và dịch vụ là 26,7% và 71,3%. Lực lượng lao động là 24,63 triệu người, trong đó 5% trong nông, lâm, ngư nghiệp, 32% trong công nghiệp và 63% trong dịch vụ. Tỷ lệ thất nghiệp là 6,8%.

I-ta-li-a và Việt Nam chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 23/3/1973. Từ đầu những năm 1990, sau chuyến thăm chính thức Việt Nam của Ngoại trưởng G.De Michelis tháng 12 năm 1989, quan hệ giữa hai nước được củng cố và phát triển, hai bên duy trì thường xuyên việc trao đổi đoàn ở cấp cao [21].

Tháng 6 năm 2007, trong chuyến thăm và làm việc tại I-ta-li-a, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam đã có các cuộc tiếp xúc và trao đổi với Bộ Lao động và chính sách xã hội I-ta-li-a về khả năng hợp tác trong lĩnh vực lao động và dạy nghề. Hai bên đã ký Bản Ghi nhớ về hợp tác với vùng Sicilia và Liên đoàn EuroAsean. Theo đó, một số doanh nghiệp thuộc Hiệp hội toàn quốc các doanh nghiệp thủ công I-ta-li-a đồng ý tiếp nhận một số công nhân và cán bộ kỹ thuật Việt Nam sang học tập, nâng cao tay nghề tại các doanh nghiệp của I-ta-li-a. Dự kiến trong thời gian tới, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam sẽ đón đoàn Bộ trưởng Bộ Lao động và Chính sách xã hội I-ta-li-a và đàm phán, tiến tới ký kết thoả thuận hợp tác, trong đó bao gồm các nội dung về hỗ trợ công tác nghiên cứu

80

và xây dựng các văn bản pháp luật lao động, hợp tác sử dụng lao động và hợp tác trong lĩnh vực dạy nghề.

2.2.2.3. Thị trường Vương quốc Anh

Vương quốc Anh nằm ở Tây Âu, giáp với Cộng hòa Ai-len (360 km) với tổng diện tích là 244.820 km2, trong đó 241.000 km2 đất liền và 3.230 km2

biển, có số dân đông thứ 3 Châu Âu (60.609.153 người) (2006).

Kinh tế Anh là nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, chủ yếu dựa vào khu vực kinh tế tư nhân (chiếm 80% sản lượng và 75% lao động). Trong những năm 80 của thế kỷ trước, dưới thời Thủ tướng M. Thatcher, Anh đã đi đầu các nước phương Tây trong việc tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước. Trong thời gian qua, nền kinh tế Anh đã đạt được những thành tựu quan trọng như: duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao so với các nước EU, trung bình 2,5%/năm, tỷ lệ thất nghiệp thấp (khoảng 2,9%) (2006), thuộc hàng thấp nhất EU, lạm phát khoảng 3% (2006), GDP (2006) đạt 1.900 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người (2006) 31.000 USD/năm. Các ngành kinh tế mũi nhọn của Anh là ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, sản xuất thép, đóng tàu, khai thác than, các ngành công nghiệp hóa chất, điện tử, viễn thông, công nghệ cao, dệt may.

Về thương mại, năm 2006, Anh xuất khẩu 469 tỷ USD và nhập khẩu 603 tỷ USD. Thị trường chủ yếu của Anh là EU, chiếm 53% tổng xuất khẩu và 52% tổng nhập khẩu của Anh, sau đó đến Mỹ, Nhật, Trung Quốc. Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của Anh tính theo đầu người cao hơn Mỹ, Nhật. Hàng xuất khẩu chủ yếu của Anh là dịch vụ, công nghiệp chế tạo, chất đốt, hóa chất, lương thực, đồ uống, thuốc lá, trong khi Anh chủ yếu nhập khẩu nguyên nhiên liệu, sản phẩm công nghiệp chế tạo và lương thực.

81

Về đầu tư, Anh đứng thứ 4 thế giới về đầu tư ra nước ngoài chiếm khoảng 6,1% tổng đầu tư của thế giới đứng thứ 7 thế giới về tiếp nhận đầu tư nước ngoài, chiếm 3,8% tổng đầu tư thế giới [21].

Là một trong những nước phát triển nhất ở Tây Âu, Anh có quy chế khá nghiêm ngặt đối với lao động nhập cư . Mặc dù lao đô ̣ng nhâ ̣p cư nói chung đóng góp tích cực cho nền kinh tế Anh , song Chính phủ Anh cũng lo ngại có những ảnh hưởng tiêu cực đến vấn đề việc làm và nơi ở của người dân đi ̣a phương . Vừa qua , Chính phủ Anh vừ a ban hành luâ ̣t mới nhằm ha ̣n chế người nhâ ̣p cư đồng thời khuyến khích tuyển dụng những lao đô ̣ng có tay nghề cao cho các lĩnh vực mà nước Anh đang cần .

Theo qui chế mới , bắt đầu từ năm 2008, Anh không tiếp nhâ ̣n những lao đô ̣ng không lành nghề ngoài các nước thuô ̣c EU.

Anh đã đưa ra mô ̣t "hệ thống tính điểm ", theo đó phân chia lao đô ̣ng từ các nước không thuô ̣c EU thành 5 bâ ̣c, từ những nhà khoa ho ̣c có kỹ năng cao đến những lao động đơn giản . Nhóm ở bậc cao nhất được phép vào Anh từ tháng 01 năm 2008, trong khi chưa có ngày bắt đầu tiếp nhâ ̣n những lao đô ̣ng kỹ năng thấp hơn . Những chỗ làm còn trống trong lĩnh vực nông nghiê ̣p và chế biến thực phẩm ta ̣i Anh có thể do lao đô ̣ng từ các nước EU đảm nhâ ̣n . Từ năm 2008, những lao đô ̣ng nhâ ̣p cư vào Anh cần có đủ số điểm để chứng minh ho ̣ có thể đáp ứng những gì mà nước Anh cần .

Việt Nam và Anh thiết lập quan hệ ngoại giao cấp đại sứ ngày 11 tháng 9 năm 1973. Tuy nhiên, quan hệ hai nước chỉ thực sự phát triển tốt từ giữa những năm 1990.

Ngày 28 tháng 10 năm 2004, tại Hà Nội, đại diện Chính phủ hai nước Việt - Anh đã ký Bản Ghi nhớ giữa Chính phủ hai nước các về vấn di cư. Theo đó, hai bên cam kết sẽ tạo thuận lợi cho việc đi lại hợp pháp của công dân hai nước, hợp tác đấu tranh chống việc di cư bất hợp pháp và nhận trở lại

82

những người không được cư trú trên lãnh thổ nước kia. Hiện nay, quan hệ Việt - Anh đang phát triển khá rộng trên nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế, giáo dục, an ninh quốc phòng... Anh đã ký với ta hầu hết các hiệp định kinh tế khung, trở thành một trong những nhà tài trợ ODA hàng đầu cho Việt Nam, ủng hộ Việt Nam tăng cường quan hệ với EU và ứng cử ghế Ủy viên không

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xuất khẩu lao động của việt nam sang thị trường EU (Trang 77 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)