1.2. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƢỜNG EU
1.2.2. Thị trƣờng EU
EU là thị trường với 27 nước, trên địa bàn rộng hơn 4 triệu km2, với dân số trên 500 triệu người, có tổng GDP là gần 15.000 tỷ USD, chiếm khoảng 27% tổng GDP của toàn thế giới. Kim ngạch xuất nhập khẩu của EU với các nước ngoài khối là 2.800 tỷ USD, chiếm 25% kim ngạch xuất nhập khẩu của toàn cầu. Nếu tính cả xuất nhập khẩu của các nước trong khối EU với thế giới thì có tổng kim ngạch tới trên 5.000 tỷ USD, chiếm khoảng 45% kim ngạch xuất nhập khẩu của các nước trên thế giới.
EU có lợi thế lớn về xuất nhập khẩu dịch vụ. Riêng xuất nhập khẩu dịch vụ của EU chiếm khoảng 43,8% thị phần tổng kim ngạch xuất nhập khẩu dịch vụ của toàn thế giới (gấp 2,5 lần so với Mỹ) và nhập khẩu dịch vụ của EU chiếm 42,7% thị phần của toàn thế giới. EU là khối có tổng vốn đầu tư nước ngoài FDI ra ngoài khối chiếm 47% tổng vốn đầu tư FDI của toàn cầu. Chính sách thương mại của EU là hướng theo việc xóa bỏ các hạn chế thương
27
mại, hạ thấp các hàng rào thuế quan và hiện khối này đang thực hiện đa phương hóa, khu vực hóa và song phương hóa với các nước trên thế giới. EU đã cấp chế độ thuế quan phổ cập cho 143 nước và thực hiện ưu đãi đặc biệt cho những nước nghèo trên thế giới [16]. Đây là những lợi thế của EU mà chúng ta cần tận dụng phát huy trong trao đổi thương mại.
Tuy nhiên, do tác động của cuộc khủng hoảng, theo báo cáo triển vọng kinh tế của Ủy ban Châu Âu đưa ra ngày 04/5/2009, nền kinh tế của EU suy thoái nghiêm trọng hơn so với các dự báo trước đó. Cụ thể là tăng trưởng kinh tế của EU trong năm 2009 dự báo là âm 4%, và trong năm tới là âm 0,1%. Báo cáo cũng cho thấy Châu Âu đang ở trong cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ 2 (trong đó Tây Ban Nha là nước chịu nhiều tác động nhất từ cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu, với tỷ lệ thấp nghiệp có thể sẽ lên tới hơn 19%). Ireland cũng sẽ gặp nhiều khó khăn, với tổng sản phẩm quốc nội GDP giảm sút mạnh và tỷ lệ thất nghiệp cũng sẽ tăng lên khoảng 16% trong năm 2010. Tỷ lệ thất nghiệp của EU trong năm 2010 có thể lên đến 11,5% (trong đó Hà Lan là quốc gia có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất, ở mức 2,8%, trong khi ở Đức là 7,6%, còn ở Pháp là 8,8%), trong khi tỷ lệ lạm phát lại thấp hơn nhiều so với mục tiêu đề ra của Ngân hàng Trung ương Châu Âu. Báo cáo của Ủy ban Châu Âu khuyến cáo, các nước thành viên EU cần ưu tiên giải quyết những khoản nợ xấu của các ngân hàng.