2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA
2.2.1. Tại các nƣớc Trung và Đông Âu
Nhìn chung, phần lớn trong nhóm các quốc gia này có mối quan hệ hữu nghị, hợp tác truyền thống với Việt Nam trên phương diện kinh tế, chính trị, ngoại giao nói chung và hợp tác trong lĩnh vực lao động nói riêng.
Dưới đây là bức tranh về thị trường lao động cũng như tình hình lao động nhập cư nói chung và lao động Việt Nam nói riêng tại các quốc gia thuộc nhóm nước này.
2.2.1.1.Thị trường Cộng hoà Séc
Nằm ở Trung Đông, có biên giới phía Đông (dài 265 km) giáp Cộng hòa Xlô-va-kia, phía Nam giáp Áo (452 km), phía Bắc giáp Hà Lan (779 km), phía Bắc và phía Tây giáp Cộng hòa Liên bang Đức (810 km), với diện tích 79.000 km2 và dân số 10,3 triệu người, trong đó 81,3% người Séc, 13,2% người Moravi, 3% người Xlô-vác, 0,6% người Ba Lan, 0,5% người Đức và
51
0,3% người Di gan, Cộng hòa Séc là một quốc gia nghèo về tài nguyên (chỉ có than đá, than nâu, quặng sắt, cao lanh, cát làm thủy tinh... nhưng trữ lượng nhỏ) nhưng có nền công nghiệp phát triển khá sớm với một số ngành mũi nhọn như sản xuất máy công cụ, máy năng lượng, ô tô, hóa dầu, thiết bị y tế, sản xuất pha lê và bia.
Những năm 1990 trở về trước, kinh tế phát triển chủ yếu theo chiều rộng kém hiệu quả. Từ năm 1990, Séc tập trung thực hiện tư hữu hóa, cơ cấu lại nền kinh tế, mở cửa. Thời kỳ 1993 - 1996 cải cách đạt kết quả bước đầu, tăng trưởng kinh tế khá (năm 1996 GDP tăng 4,8%). Năm 1995, Cộng hòa Séc trở thành thành viên của OECD.
Thời kỳ 1997 - 1999, kinh kinh tế Séc suy thoái do thực hiện cải cách kinh tế nhanh và tư nhân hoá ồ ạt, cơ cấu kinh tế không vững chắc, nguồn lực bị phân tán, chuyển đổi kinh tế theo chiều sâu bị hạn chế, chậm thay đổi công nghệ và hiện đại hoá, sản phẩm khó cạnh tranh trên thị trường quốc tế, nhập siêu lớn.
Từ năm 2000, kinh tế Séc bắt đầu hồi phục. Việc Séc gia nhập EU (01/5/2005) tạo thuận lợi cho việc thu hút đầu tư, chuyển đổi cơ cấu và phát triển kinh tế. Kinh tế Séc tăng trưởng ở mức 3,5-4 %, thu hút FDI khoảng 5 tỷ USD mỗi năm. Năm 2005, kinh tế Séc tăng trưởng tốt nhất trong vòng so với 7 năm liền trước đó, đạt khoảng 4,8%, thu nhập bình quân đầu người là 12.000 USD/năm.
Trong năm 2006, kinh tế Séc tiếp tục phát triển thuận lợi, bền vững và hiện đang là một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao nhất Châu Âu. Với tốc độ tăng trưởng GDP năm 2006 đạt khoảng 6% nhờ tăng đầu tư, cũng như tiêu dùng cá nhân, trong đó có công nghiệp tăng mạnh (11,8%), kinh tế Séc đang trong giai đoạn phát triển tốt nhất trong vòng 11 năm trở lại đây. Điều kiện và môi trường kinh tế được cải thiện trong mấy năm qua góp
52
phần làm kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững. Séc đã phát huy thế mạnh về cơ sở hạ tầng và lực lượng lao động. Phát triển công nghiệp, xuất khẩu, đầu tư và cả tiêu dùng cá nhân là những yếu tố góp phần tăng trưởng kinh tế. Điều này chứng tỏ việc gia nhập EU cùng với việc áp dụng chính sách kinh tế thích hợp đã mang lại cho kinh tế Séc nhiều cơ hội phát triển. Các doanh nghiệp Séc đã thích ứng nhanh và tận dụng được cơ hội từ việc mở rộng thị trường sang EU. Ngoài ra, người lao động cũng được tiếp cận với mô hình lao động hiệu quả, nâng cao trình độ và các nước EU cũng đã đầu tư nhiều hơn vào Séc từ khi nước này gia nhập EU.
Cộng hòa Séc trở thành thành viên NATO từ tháng 3/1999, gia nhập EU năm 2005, là thành viên của khối Cộng đồng kinh tế Châu Âu.
Sau khi tách thành hai quốc gia độc lập (ngày 01/01/1993), Cộng hòa Séc và Cộng hòa Xlô-va-kia kết thừa quan hệ của Liên bang Tiệp Khắc cũ với Việt Nam, quan hệ giữa Việt Nam và Cộng hòa Séc phát triển tích cực.
Về cộng đồng người Việt Nam ở Séc
Hiện tại có trên 40 ngàn công dân Việt Nam sinh sống tại Séc. Nhìn chung, công dân Việt Nam được đối xử bình đẳng như đối với người nước ngoài khác. Người Việt Nam là cộng đồng người nước ngoài lớn thứ ba tại Séc, sau cộng đồng người Xlô-va-kia và U-krai-na. Phía Séc đánh giá tốt cộng đồng Việt Nam, hai bên chú ý tăng cường phối hợp xử lý các vấn đề nảy sinh trong cư trú và làm ăn của công dân. Hai bên đang xem xét sửa đổi Hiệp định tương trợ tư pháp, đàm phán ký kết Hiệp định nhận trở lại công dân, Hiệp định chuyển giao những người bị kết án.
Về việc làm cho người nước ngoài tại Séc
Muốn có việc làm tại Cộng hoà Séc, người nước ngoài có thể làm việc cho chủ là công ty hay người kinh doanh cá thể, hoặc bạn có thể tự đăng ký kinh doanh. Những người nước ngoài đã được định cư, được tị nạn, công dân
53
các nước thuộc EU cũng như những thành viên gia đình của họ và một số người khác không phải xin quyết định cho phép làm việc tại Cộng hòa Séc.
Điều kiện cơ bản để người nước ngoài có thể làm việc trên lãnh thổ Cộng hoà Séc là: Phải có quyết định cho phép làm việc và phải có quyết định cho phép tạm trú. Điều kiện làm việc của người nước ngoài được ghi rõ trong luật về việc làm 435/2004 Sb.
Quyết định cho phép nhận người nước ngoài vào làm việc: Chủ sử dụng lao động, tức các công ty có trụ sở chính trên lãnh thổ Cộng hoà Séc hay các chi nhánh của các công ty nước ngoài đóng tại Cộng hòa Séc, các cá nhân có giấy phép kinh doanh trên lãnh thổ Cộng hòa Séc khi muốn xin người nước ngoài vào làm việc phải nộp đơn xin quyết định cho tuyển chọn người nước ngoài vào làm việc ở vị trí còn trống (phải đăng ký tại Phòng lao động địa phương nơi đóng trụ sở).
Sau khi đã xác nhận là vị trí còn trống không sử dụng được công dân Cộng hòa Séc, Phòng lao động mới đồng ý ra quyết định cho tìm người nước ngoài. Phòng Lao động địa phương nơi đóng trụ sở của cơ quan chủ sử dụng lao động là cơ quan quyết định cuối cùng (bị bác không kiện lên trên được) việc cấp quyết định cho phép tuyển chọn lao động nước ngoài. Khi nộp đơn tuyển lao động nước ngoài phải nộp 2000 Kc phụ phí hành chính, bị bác không hoàn trả lại.
Như đã nói ở trên, người nước ngoài chỉ được phép làm việc khi có quyết định cho phép cá nhân đó làm việc và có thị thực dài hạn vì lý do lao động. Những thành viên của công ty TNHH, thành viên của tổ chức buôn bán, đại diện các tổ chức, thành viên hợp tác xã cũng phải có quyết định cho phép làm việc và thị thực tương ứng (theo điều 89 luật 435/2004 Sb).
Người nước ngoài được công ty có trụ sở ở nước ngoài cử đến Cộng hoà Séc để làm việc dài hạn cho công ty, để thực hiện các hợp đồng dài hạn
54
với các đơn vị có trụ sở tại Cộng hoà Séc cũng phải có quyết định cho phép làm việc tại Cộng hòa Séc.
Quyết định cho phép cá nhân cụ thể làm việc tại Cộng hòa Séc do Phòng Lao động cấp tỉnh, thành phố cấp và phải nộp trước phụ phí 500 Kc. Người nước ngoài có thể trực tiếp xin quyết định làm việc hay ủy quyền cho người đại diện xin quyết định. Ủy quyền phải làm bằng văn bản, phải dịch ra tiếng Séc và công chứng. Người nước ngoài có quyền xin làm việc với thời gian rút ngắn hơn so với quy định.
Với những quy định trên đây, trong tháng 9 năm 2007, đã có 75.600 người nước ngoài được cấp giấy phép lao động vào Cộng hòa Séc làm việc.
Thị trường lao động Cộng hòa Séc đang đứng trước những thay đổi lớn do ảnh hưởng những biến động trên thị trường lao động do thiếu hụt lao động trên thị trường lao động Châu Âu. Bản thân thị trường lao động Cộng hòa Séc do thiếu hụt lao động (khoảng 120.000 người), nhất là công nhân có tay nghề cũng như các chuyên gia với trình độ đại học, như y tá, chuyên gia kỹ thuật, công nhân có trình độ, nên phải dựa rất nhiều vào lao động nước ngoài. Lý do chủ yếu là do lực lượng lao động trong nước đang ngày càng giảm sút, do thời gian vừa qua, tỷ lệ sinh đẻ thấp, số người đến tuổi lao động không bù đắp được số người đến độ tuổi về hưu. Thêm vào đó, trong những năm vừa qua, nền kinh tế Cộng hòa Séc đã được phục hồi, mức sống và điều kiện làm việc của người lao động ngày càng được nâng cao; đặc biệt là kể từ khi Cộng hòa Séc gia nhập EU, một bộ phận không nhỏ lực lượng lao động của quốc gia này đã di chuyển sang tìm kiếm việc làm tại các quốc gia Tây Âu có nền kinh tế phát triển hơn, nên nhu cầu về lao động nước ngoài để bù đắp sự thiếu hụt trong nước ngày càng trở nên cấp bách. Ngoài ra, lao động Bắc Triều Tiên tại Cộng hòa Séc phải về nước do cấm vận kinh tế nên thị trường lao động Cộng hòa Séc vốn đã thiếu hụt lại càng trở nên thiếu hụt trầm trọng hơn. Do vậy, Cộng hoà Séc
55
đã phải sử dụng rất nhiều nguồn lao động nước ngoài, chủ yếu đến từ các nước Đông Âu nằm trong EU, và số lượng cũng không nhỏ đến từ các nước thứ ba (các nước ngoài EU - trong đó có Việt Nam). Tổng số lao động nước ngoài đang làm việc tại Cộng hòa Séc (tại thời điểm 30/6/2007) là 209.338 người, trong đó có 76.947 người là lao động của các nước ngoài EU[22]. Lao động Việt Nam tại Cộng hòa Séc tuy trong thời gian qua có tăng nhưng cũng chỉ có 1.497 lao động (trong đó có 431 lao động nữ), trong đó có 1.102 người (304 nữ) làm việc theo giấy phép lao động, còn lại 394 người có thường trú tại Cộng hòa Séc làm việc không cần xin giấy phép. Với số lượng trên thì lao động Việt Nam chỉ chiếm 0,71% so với tổng số lao động nước ngoài và 1,94% so với lao động các nước ngoài EU đang làm việc tại Cộng hòa Séc. Ngoài số lao động trên còn có khoảng 300 người Việt Nam đang lao động chui tại Cộng hòa Séc. Họ là những người sang Cộng hòa Séc theo diện cư trú kinh doanh, để duy trì cuộc sống họ xin việc làm thuê cho các công ty môi giới hoặc các xưởng sản xuất tư nhân nhỏ. Cuộc sống của họ rất bấp bênh vì dễ mất việc làm và nếu chính quyền sở tại phát hiện, họ sẽ bị phạt tiền (khoảng 500 USD) vì làm việc không có giấy phép[22].
Trước tình hình lao động nước ngoài rất đông tại Cộng hòa Séc mà lao động Việt Nam mới chỉ có rất ít, Ban Quản lý lao động (thuộc Đại sứ quán Việt Nam tại Cộng hòa Séc) đã tìm hiểu nguyên nhân để đề ra biện pháp giải quyết nhằm đưa được nhiều lao động Việt Nam sang làm việc tại Cộng hòa Séc. Việc Việt Nam chưa đưa được nhiều lao động vào thị trường Cộng hòa Séc, theo Ban Quản lý lao động Việt Nam tại Cộng hòa Séc [17], có ba nguyên nhân chính là:
Người lao động Việt Nam không có thông tin đầy đủ về Cộng hòa Séc. Đa số người dân chỉ nghĩ đến sang Cộng hòa Séc kinh doanh mà không biết rằng những người không có khả năng kinh doanh vẫn có thể sang Cộng
56
hòa Séc làm việc, mức lương ở Cộng hòa Séc ngày càng được nâng cao, điều kiện ăn, ở, làm việc tốt, an ninh đảm bảo và là nơi có nhu cầu về lao động thực sự.
Do Hiệp định hợp tác lao động hỗ tương của hai nước (giai đoạn 1995 - 2004) thực hiện không thành công. Do thị trường kinh doanh bên ngoài hấp dẫn, hầu hết lao động bỏ trốn ra ngoài nên các cơ sở sản xuất còn e ngại khi nhận lao động Việt Nam.
Chúng ta vẫn quen với việc đưa lao động đi theo Hiệp định được ký kết giữa hai Chính phủ. Thị trường Cộng hoà Séc lại là thị trường lao động tự do, không có Hiệp định nên ta còn lúng túng chưa tìm ra biện pháp giải quyết. Nhưng các nước khác, không có Hiệp định, họ vẫn đưa được lao động sang Cộng hòa Séc làm việc thông qua một đội ngũ môi giới chuyên nghiệp hoạt động hợp pháp nên không bị chính quyền địa phương coi như những tổ chức đưa người bất hợp pháp. Vì vậy, lao động của họ đến được Cộng hòa Séc mà ít bị cản trở.
Trên cơ sở những nhận định trên, Ban Quản lý lao động tại Cộng hòa Séc đã đặt kế hoạch và đang tiến hành từng bước khắc phục những trở ngại trên. Cụ thể là: Thông qua Bộ Lao động Cộng hòa Séc để tìm hiểu và học tập kinh nghiệm của các nước khác, nhận thấy các nước đều có đội ngũ các công ty môi giới chuyên nghiệp nên họ đã thành công trong việc đưa người lao động vào Cộng hòa Séc. Nhưng khi thử để một số người Việt Nam đi trao đổi với các cơ sở sản xuất và một số công ty môi giới xem họ có nhu cầu sử dụng lao động Việt Nam không thì họ đều từ chối vì cho rằng người Việt Nam chỉ đi buôn, không muốn lao động. Họ cũng lo ngại nếu nhận lao động Việt Nam, khi lao động bỏ trốn ra ngoài thì họ sẽ bị liên lụy về mặt pháp luật. Vì vậy, Ban Quản lý lao động tại Séc đang phải tìm lối đi riêng cho mình:
57
Trước tiên, động viên những người có khả năng tìm cách đưa một số người đang có nguyện vọng làm việc đưa vào các cơ sở sản xuất để chứng tỏ người Việt Nam không chỉ đến Cộng hòa Séc để kinh doanh mà còn làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp.
Vận động một số người có năng lực thành lập các công ty có chức năng môi giới lao động để đi vào hoạt động công khai, hợp pháp; tập trung chỉ đạo, hướng dẫn các công ty phải đưa thành công một số lao động sang Cộng hòa Séc làm việc ổn định, để từng bước thay đổi nhận thức của các công ty môi giới và chủ sử dụng lao động Séc về lao động Việt Nam, đồng thời gây sức hút với các cơ sở sản xuất đang thiếu hụt lao động.
Bên cạnh đó, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cũng rất quan tâm đến việc mở rộng đưa lao động sang Cộng hoà Séc. Ngày 16/7/2007, Đoàn công tác của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bà Nguyễn Thị Hằng, khi đó là Bộ trưởng, dẫn đầu cùng một số doanh nghiệp đã có chuyến thăm và khảo sát thị trường lao động Cộng hoà Séc. Hiện nay, cũng đã có 20 doanh nghiệp đã khảo sát thị trường, tìm kiếm đối tác và tiến hành các thủ tục đăng ký thí điểm tuyển chọn đưa lao động sang làm việc ở Cộng hoà Séc. Tính đến nay đã có khoảng gần 15 doanh nghiệp ký kết và được phép triển khai hợp đồng đưa lao động sang làm việc cho các nhà máy sản xuất, chế tạo ở Cộng hòa Séc với số lượng khoảng hơn 400 người. Điều kiện làm việc, ăn ở và sinh hoạt của người lao động được đảm bảo như lao động bản địa và phù hợp với tiêu chuẩn của EU; mức lương cơ bản của người lao động dao động từ khoảng 550USD/tháng đối với lao động phổ thông đến trên 700USD/tháng đối với lao động bán lành nghề và lành nghề.
Ngoài ra, với khoảng 800 lao động là những người đã thường trú hoặc cư trú kinh doanh tại Cộng hòa Séc đã xin vào làm việc trong các cơ sở sản xuất. Điều này đã đánh thức các cơ sở sản xuất tại Cộng hòa Séc tạo ra phản
58
ứng dây chuyền về nhu cầu sử dụng lao động Việt Nam; đồng thời cũng lôi cuốn các công ty môi giới nước ngoài lao vào tìm kiến nguồn lao động Việt