3.2. GIẢI PHÁP
3.2.3. Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện
3.2.3.1. Tiếp cận và phát triển thị trường EU
Trước hết, đẩy mạnh đàm phán và ký kết các Hiệp định, thoả thuận song phương về lao động và lãnh sự
Trong hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung và XKLĐ nói riêng, Chính phủ có vai trò quyết định phương hướng hoạt động của doanh nghiệp, gia đình và người lao động. Chính phủ nắm trong tay quyền lực và nguồn lực
126
to lớn nhất, nên có đầy đủ tiềm lực để nghiên cứu, đánh giá, dự báo thị trường và khai thông thị trường bằng cách thiết lập hành lang pháp lý giữa Việt Nam với các nước có nhu cầu sử dụng lao động. Qua đó, Chính phủ thực hiện vai trò là người cầm lái - bà đỡ trong XKLĐ.
Để nắm chắc tình hình phát triển kinh tế - xã hội, chính sách nhập cư, chính sách sử dụng lao động, tình hình thiếu hụt lao động của các nước EU, Chính phủ cần đầu tư thỏa đáng cá nguồn lực về con người, kinh phí cho các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài và các cơ quan chức năng khác được Chính phủ ủy nhiệm thực hiện nhiệm vụ. Từ đó định hướng thị trường lao động cho các doanh nghiệp, gia đình và cá nhân người lao động. Tiếp đến là Chính phủ đàm phán và ký kết các Hiệp định hoặc Thỏa thuận cấp Chính phủ về sử dụng lao động, Hiệp định về lãnh sự, vv... Các Hiệp định và Thỏa thuận này là căn cứ để doanh nghiệp và người lao động khai thác và thâm nhập thị trường.
Thứ nhất, Chính phủ giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan, chính quyền địa phương, các phương tiện truyền thông tuyên truyền, phổ biến rộng rãi, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Luật Đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và các văn bản hướng dẫn dưới luật của các tổ chức, cá nhân liên quan như các doanh nghiệp XKLĐ, các cơ sở dạy nghề cho lao động xuất khẩu, cá nhân và gia đình người lao động đi xuất khẩu,vvv...
Hai là, duy trì chính sách ngoại giao thân thiện với EU và các tổ chức quốc tế
Nhà nước cần:
Duy trì thường xuyên chính sách ngoại giao thân thiện với các nước thành viên EU đã, đang và có tiềm năng tiếp nhận lao động Việt Nam, diên đàm Hợp tác Á - Âu, đến làm việc và các tổ chức quốc tế như ILO, IMO, tổ
127
chức nhân quyền quốc tế, vv... Tăng cường sự trao đổi, thăm viếng lẫn nhau tạo ra sự hiểu biết, thân thiết, tin tưởng, gắn bó ở cấp quốc gia.
Xây dựng đề án chi tiết nghiên cứu toàn diện, đầy đủ và chi tiết về thị trường lao động của EU nói chung và các nước thành viên nói riêng: cung, cầu, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu về trình độ, chính sách, luật pháp của các nước này liên quan đến tiếp nhận lao động nước ngoài, tình hình lao động nước ngoài đang làm việc tại EU, phong tục, tập quán của các nước thành viên...
Trước mắt, cần tập trung vào các thị trường truyền thống như Séc, Ba Lan, Slô-va-ki-a, Bun-ga-ri, Hung-ga-ri… Với các đối tác khác chưa biết nhiều về lao động Việt Nam, các doanh nghiệp XKLĐ cần thực hiện các cam kết trong Hợp đồng cung ứng lao động một cách kịp thời, chính xác nhằm giữ chữ tín đối với bạn hàng.
Chất lượng lao động là "thuốc thử" quyết định sự hợp tác giữa Việt Nam với các nước tiếp nhận lao động. Do đó, mỗi người lao động cần ý thức được trách nhiệm tạo lập và duy trì thiện cảm của chủ sử dụng lao động, thiện cảm của dân bản xứ đối với lao động Việt Nam.
Ba là, chủ động tiếp cận, khai thác thị và ký kết các hợp đồng cung ứng lao động
Các doanh nghiệp XKLĐ là mắt xích, cầu nối quan trọng giữa người lao động Việt Nam với chủ sử dụng lao động nước ngoài, hoạt động dịch vụ XKLĐ nhằm mục tiêu lợi nhuận theo quy định của pháp luật. Trên cơ sở định hướng thị trường của Nhà nước và pháp luật hiện hành, các doanh nghiệp phải chủ động nghiên cứu thị trường, tìm kiếm đối tác ký kết các hợp đồng cung ứng lao động phù hợp với năng lực của doanh nghiệp.
Sau khi đã ký kết các hợp đồng cung ứng lao động, doanh nghiệp cần nỗ lực thực hiện đúng và đủ các cam kết. Trong điều kiện hiện nay, các doanh
128
nghiệp XKLĐ cần phải liên kết, hợp tác với nhau dưới sự điều phối của Hiệp hội Xuất khẩu lao động Việt Nam và với các cơ sở đào tạo nhằm nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường, sẵn sàng cung ứng đủ về số lượng, đáp ứng về chất lượng, đảm bảo về thời gian theo yêu cầu của thị trường để từng bước chiếm lĩnh thị trường; thường xuyên báo cáo các vướng mắc về cơ chế chính sách với Nhà nước để có giải pháp tháo gỡ kịp thời.
Bốn là chấm dứt tình trạng lao động Việt Nam bỏ trốn, vi phạm hợp đồng và ở lại bất hợp pháp.
Tình trạng lao động Việt Nam bỏ trốn với tỷ lệ cao là một trong các nguyên nhân thị trường lao động một số nước EU còn có thái độ rất quan ngại, thậm chí đóng cửa với lao động Việt Nam. Nguyên nhân lao động trốn chủ yếu vì lý do kinh tế và nỗi lo thất nghiệp sau khi về nước. Vì vậy, ngoài việc tuyên truyền, giáo dục, cần tìm mọi cách để nâng cao thu nhập cho người lao động và có chính sách tạo việc làm cho người lao động sau khi về nước; đồng thời xử lý nghiêm minh với lao động bỏ trốn, vi phạm hợp đồng.
3.2.3.2. Nâng cao chất lượng lao động của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU
Thứ nhất, nâng cao khả năng dự báo nhu cầu lao động trên thị trường lao động EU, đầu tư thoả đáng và có trọng điểm cho các cơ sở đào tạo lao động xuất khẩu.
Nhà nước là người dự báo cung - cầu, xu hướng sử dụng lao động ở thị trường lao động trong nước và thị trường lao động EU để xác định cơ cấu và quy mô đào tạo "thầy - thợ"cho thị trường này một cách hợp lý. Để làm tốt công tác dự báo, cần phải đầu tư kinh phí, tổ chức đi tìm hiểu, khai thác thị trường hoặc thông qua kênh sứ quán Việt Nam tại các nước, trang thiết bị và đặc biệt cán bộ có trình độ tổng hợp và phân tích thị trường.
129
Để có cơ sở đào tạo lao động xuất khẩu đạt tiêu chuẩn, Nhà nước cần đẩy mạnh xã hội hoá, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đào tạo nguồn nhân lực; đồng thời phải trực tiếp đầu tư một số cơ sở đào tạo theo chuẩn quốc gia để làm trụ cột cho việc tạo nguồn lao động xuất khẩu.
Thứ hai, nâng cao trình độ tay nghề và ngoại ngữ, rèn luyện tác phong lao động công nghiệp và ý thức tuân thủ pháp luật cho người lao động.
Muốn nâng cao trình độ tay nghề, ngoại ngữ, tác phong lao động công nghiệp và ý thức tuân thủ pháp luật cho người lao động, cần xác định nội dung, chương trình đào tạo phù hợp; ban hành các bộ tiêu chuẩn chất lượng đào tạo nghề và tổ chức kiểm định chất lượng đào tạo theo tiêu chuẩn khu vực. Nội dung chương trình đào tạo lao động xuất khẩu cần bám sát các dự báo về nhu cầu sử dụng lao động trong ngắn hạn và dài hàn của thị trường lao động EU; trong đó chú ý rèn lyện kỹ năng thực hành, trình độ ngoại ngữ, ý thức kỷ luật, tác phong lao động công nghiệp và ý thức tôn trọng pháp luật cho người lao động.
Thứ ba, nâng cao tính độc lập và khả năng tự chịu trách nhiệm của người lao động; hạn chế, tiến tới chấm dứt tình trạng lao động vi phạm hợp đồng.
Người lao động vừa là đối tượng, vừa là chủ thể của XKLĐ. Người lao động có thể tự tìm kiếm việc làm trên thị trường lao động EU hoặc thông qua các doanh nghiệp XKLĐ. Để có việc làm ổn định với thu nhập cao, người lao động phải không ngừng tự học tập và rèn luyện nhằm nâng cao năng lực tự chịu trách nhiệm, độc lập lao động trên thị trường lao động EU. Đặc biệt là chấm dứt tình trạng vi phạm hợp đồng, bỏ trốn, cư trú bất hợp pháp ở nước sở tại.
3.2.3.3. Củng cố và phát triển doanh nghiệp xuất khẩu lao động
Một là, củng cố các doanh nghiệp XKLĐ
130
Sức cạnh tranh của các doanh nghiệp XKLĐ Việt Nam trên thị trường lao động quốc tế nói chung và đặc biệt là thị trường EU nhìn chung là yếu. Do đó, một mặt, Nhà nước cần trao toàn quyền tự chủ kinh doanh cho doanh nghiệp XKLĐ; mặt khác, tăng cường quản lý bằng pháp luật và định hướng để thực hiện đúng các mục tiêu kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước đã đề ra. Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập thị trường lao động quốc tế, các doanh nghiệp cần có giải pháp để tự chủ vươn lên đủ sức cạnh tranh trên thị trường lao động quốc tế. Muốn vậy, cần thực hiện các giải pháp sau đây:
Về chiến lược kinh doanh
Doanh nghiệp phải đầu từ nghiên cứu, tìm hiểu thị trường lao động EU, từ đó đặt ra mục tiêu và có những bước đi cụ thể đối với thị trường; có chiến lược và bước đi thích hợp để tạo nguồn lao động xuất khẩu; có sách lược phát triển thị phần ở EU mà trước hết là bảo vệ quền lợi và quản lý lao động ở EU một cách tốt nhất. Giải quyết kịp thời và dứt điểm các phát sinh của người lao động trong quá trình tham gia XKLĐ.
Trên cơ sở chiến lược và kế hoạch kinh doanh của mình, doanh nghiệp chủ động tiếp cận và khai thác thị trường; tùy điều kiện và quy mô phátt riển của doanh nghiệp: thành lập các văn phòng đại diện tại các thị trường mục tiêu trong EU; tuyển chọn và đào tạo lao động theo yêu cầu của các cam kết trong hợp đồng cung ứng lao động. Trong điều kiện hiện nay, bên cạnh nguồn nội lực của mình, các doanh nghiệp XKLĐ cần biết tập dụng, khai thác tối đa kết quả đào tạo của các cơ sở đào tạo, phối hợp, liên kết với các cơ sở đào tạo để thực hiện nội dung, chương trình đào tạo theo nhu cầu của phía chủ sử dụng lao động. Thực hiện việc kiểm tra, tuyển chọn lao động xuất khẩu theo một quy trình bài bản, nghiêm túc nhằm cung cấp những lao động có chất lượng tốt sang thị trường lao động EU.
Về tài chính:
131
Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ về vốn, đất đai, trang thiết bị phục vụ quản lý; miễn giảm thuế, ưu đãi tín dụng, vv...
Doanh nghiệp phải tự nâng cao uy tín của mình bằng cách công khai hoá các khoản tiền mà người lao động phải đóng góp trước khi đi; phải minh bạch các khoản thu của người lao động; thực hiện nghiêm chỉnh chế độ kế toán, các chuẩn mực kế toán và chế độ kiểm toán.
Về con người:
Trong hệ thống quản lý, con người và trang thiết bị quản lý là quan trọng nhất. Doanh nghiệp XKLĐ cần có một đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ ngoại ngữ tốt, am hiểu luật pháp Việt Nam và luật pháp của các nước thành viên EU đối với đối tượng lao động nhập cư và đặc biệt làm phải có
tâm.
Hai là, phát triển các doanh nghiệp XKLĐ, cho phép các doanh nghệp có vốn nước ngoài tham gia XKLĐ.
Tiếp tục thực hiện chính sách đa dạng hoá thành phần doanh nghiệp XKLĐ. Trước mắt cần thí điểm cấp Giấy phép cho một số công ty có vốn nước ngoài tham gia XKLĐ, trước hết là những công ty đến từ EU đang đầu tư tại Việt Nam. Các công ty này có tiềm lực tài chính, có kinh nghiệm trên thị trường quốc tế; đặc biệt có khả năng tiếp nhận lao động về nước vào làm việc tại các công ty thành viện khác của họ đang hoạt động tại Việt Nam.
3.2.3.4.Tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức cho người lao động, giảm thiểu tỷ lệ lao động bỏ trốn, vi phạm hợp đồng, vi phạm pháp luật.
Cần đẩy mạnh công tác tuyên tuyền, phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức không chỉ cho bản thân người lao động mà cả gia đình, người thân của họ, cho chính quyền địa phương và các doanh nghiệp XKLĐ để quán triệt và nâng cao nhận thức cho người lao động về ý thức chấp hành pháp luật (của
132
Việt Nam và nước sở tại), chấp hành kỷ luật lao động, tránh trường hợp vì thiếu hiểu biết pháp luật, nhẹ dạ, cả tin, bị kẻ xấu lừa trốn ra ngoài làm việc với mức lương cao hơn hoặc ở lại cư trú bất hợp pháp, dẫn đến vi phạm hợp đồng, vi phạm pháp luật, không những dẫn đến thiệt hại cả về chính trị và kinh tế cho bản thân, gia đình, tan vỡ giấc mơ xoá đói, giảm nghèo mà còn làm ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của lao động Việt Nam trong con mắt chủ sử dụng lao động nước ngoài, ảnh hưởng đến hợp tác và phát triển lâu dài. Bên cạnh đó, cũng cần có những chế tài đủ mạnh để áp dụng đối với những người lao động và doanh nghiệp XKLĐ Việt Nam vi phạm pháp luật của Việt Nam cũng như của nước sở tại.
3.2.3.5. Nâng cao thu nhập và hỗ trợ người lao động chuyển tiền về nước
Trước hết, Nhà nước cần quy định khung phí môi giới sát với thị trường; quy định đơn giá tiền lương tối thiểu và các điều kiện khác đối với người lao động phù hợp với từng thị trường và luật lao động của các nước tiếp nhận lao động; giảm thiểu chi phí chuẩn bị đi làm việc ở nước ngoài cho người lao động.
Để nâng cao thu nhập cho người lao động, các văn bản hướng dẫn chấp hành pháp luật cần quy định rõ mức phí môi giới tối đa phải trả cho phía nước ngoài; đơn giá tiền lương tối thiểu; thời gian làm việc, điều kiện làm việc và các điều kiện khác liên quan đến lợi ích của người lao động để các doanh nghiệp làm căn cứ khi thương thảo, ký kết hợp đồng cung ứng lao động. Đồng thời, phải có chế tài đủ mạnh nhằm ngăn chặn và xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm chính sách phát triển thị trường lao động như nâng phí môi giới, hạ thấp đơn giá tiền lương của người lao động để dành giật thị trường, là tình trạng lao động bỏ trốn khỏi hợp đồng, không chịu về nước khi hết hạn hợp đồng làm ngưng trệ quá trình XKLĐ.
133
Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực XKLĐ như: sửa đổi quy định về thủ tục, trình tự, thời gian cấp Hộ chiếu; phân cấp mạnh mẽ trách nhiệm khám sức khoẻ cho người lao động xuất khẩu đến các bệnh viện đa khoa cấp tỉnh. Phát triển mạnh các hình thức giao dịch trong XKLĐ để người lao động tiếp cận được với XKLĐ, tự lựa chọn và quyết định việc đi làm việc ở nước ngoài. Xoá bỏ mọi quy định "ngăn sông, cấm chợ"của chính quyền các cấp làm cản trở sự tiếp xúc trực tiếp của người lao động với các doanh nghiệp XKLĐ nhằm giảm thiểu các chi phí hành chính mà người lao động phải trả trước khi đi.
Thứ hai, hỗ trợ người lao động chuyển tiền về nước
Muốn thu hút nguồn ngoại tệ của lao động xuất khẩu chuyển về nước, trước hết cần có một hệ thống dịch vụ chuyển tiền thuận tiện và an toàn. Để làm tốt việc này, Ngân hàng Nhà nước cần định hướng các ngân hàng thương mại cung cấp dịch vụ này ở cả trong và ngoài nước. Ở ngoài nước, cần thiết lập hệ thống chi nhánh tại các nước có nhiều lao động Việt Nam làm việc, đặc