Đánh giá chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xuất khẩu lao động của việt nam sang thị trường EU (Trang 97 - 99)

2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA

2.2.3. Đánh giá chung

2.2.3.1. Về quy mô

EU là một thị trường rộng lớn về quy mô, với 27 quốc gia thành viên, trong đó, với đặc điểm chung là dân số tương đối già. Tỷ lệ hưởng trợ cấp hưu trí và phúc lợi xã hội cao. Lực lượng động nội khối không đủ đáp ứng nhu cầu về lao động của khối cho nên đòi hỏi tiếp nhận một số lượng lớn lao động nước ngoài để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế.

2.2.3.2. Về cơ cấu ngành nghề

Nhu cầu lao động tại các nước EU chủ yếu là trong lao động có trình độ tay nghề trung và cao trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, cơ khí, xây dựng, lao động dịch vụ gia đình, dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe, dịch vụ xã hội và một số lao động phổ thông làm việc theo mùa vụ trong các kỳ thu hoạch nông sản.

2.2.3.4. Về sự đa dạng trong một thể chế thống nhất

Mặc dù là một thể chế thống nhất, tuy nhiên, sự khác biệt về trình độ phát triển giữa các nước thành viên EU là khá lớn. Dựa vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội, có thể phân thành 2 nhóm:

Nhóm thứ nhất gồm các nước phát triển hơn là nhóm 15 thành viên trước của EU. Thị trường lao động ở nhóm này khắt khe hơn, đòi hỏi lao động có tay nghề cao để làm chủ được những dây chuyền công nghiệp hiện đại. Mặt bằng lương bình quân, điều kiện làm việc và chế độ phúc lợi của nhóm nước này cũng cao hơn do đó đang thu hút một số lượng khá lớn lao động từ các nước thuộc nhóm kém phát triển hơn và từ ngoại khối di cư đến sinh sống và làm việc.

Nhóm thứ hai gồm các nước thành viên gia nhập EU trong lần mở rộng thứ 5 và thứ 6, chủ yếu là các nước Đông Âu, thuộc Liên Xô cũ, thuộc hệ thống XHCN trước đây.

95

Các nước này đã phải trải qua quá trình chuyển đổi mô hình kinh tế rất mạnh mẽ để được gia nhập EU. Tuy nhiên, khoảng cách về trình độ phát triển với nhóm thứ nhất vẫn còn khá lớn. Nhiều nước thuộc nhóm này còn sử dụng những thiết bị, dây chuyền công nghiệp tương đối lạc hậu, do đó đòi hỏi về trình độ tay nghề của người lao động cũng đỡ khắt khe hơn.

Nhóm nước này đang phải đối mặt với sự thiếu hụt nguồn lao động do một số đáng kể lao động di cư sang các nước phát triển hơn để làm việc với mức lương cao hơn và phúc lợi xã hội ưu việt hơn.

2.2.3.3. Về hiện tượng lừa đảo của một số thành phần và hiện tượng bỏ trốn của người lao động

EU đang phải đối mặt với vấn nạn dòng người nhập cư bất hợp pháp, gây ra không ít những hệ lụy về mặt xã hội.

Bên cạnh đó, xuất hiện một số thành phần lừa đảo môi giới việc làm, dụ dỗ người lao động nhập cư trốn sang làm việc cho chủ mới với mức lương cao hơn. Nhiều người lao động nhập cư do nhẹ dạ, cả tin, ý thức chấp hành pháp luật không cao đã vi phạm hợp đồng, bỏ trốn ra ngoài làm, nhiều người đã phải trả giá đắt: mất việc làm, không được pháp luật bảo vệ, từ đó đi đến cư trú bất hợp pháp và vi phạm pháp luật.

96

CHƢƠNG 3

PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM

SANG THỊ TRƢỜNG EU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xuất khẩu lao động của việt nam sang thị trường EU (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)