Dự báo về đặc điểm và xu hƣớng xuất khẩu lao động của Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xuất khẩu lao động của việt nam sang thị trường EU (Trang 99 - 107)

3.1. PHƢƠNG HƢỚNG

3.1.1. Dự báo về đặc điểm và xu hƣớng xuất khẩu lao động của Việt Nam

Nam sang thị trƣờng EU trong thời gian tới

3.1.1.1. Dự báo tình hình thị trường lao động trong nước

a. Tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam thời kỳ 2006 - 2010 Về kinh tế:

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đến năm 2010 theo giá so sánh 2000 là 927.457 tỷ đồng, gấp 2,1 lần năm 2000. Trong 5 năm 2006 - 2010, tốc độ tăng trưởng GDP 7,5%, phấn đấu đạt trên 8%/năm. GDP bình quân đầu người năm 2010 theo giá hiện hành khoảng 950 - 1000 USD. Cơ cấu ngành trong GDP năm 2010: khu vực nông nghiệp khoảng 15-16%; công nghiệp và xây dựng 42-43%; dịch vụ 41-42%. Kim ngạch xuất khẩu tăng 14-16%/năm. Tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách đạt 21-22%. Vốn đầu tư xã hội đạt khoảng 37-38% GDP. [3]

Về xã hội:

Tốc độ phát triển dân số khoảng 1,12%/năm. Lao động trong nông nghiệp chiếm dưới 50% lao động xã hội. Tạo việc làm cho 8 triệu người với 6 triệu việc làm mới. Hàng năm tạo việc làm cho khoảng 1,6 triệu người có khoảng 1,2 triệu việc làm mới. Giảm tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị xuống dưới 5%; đưa tỷ lệ lao động nông nghiệp xuống dưới 50%; công nghiệp - xây dựng 23-24%; thương mại dịch vụ 26-27%; tăng tỷ lệ sử dụng

97

thời gian trong lao động nông nghiệp, phát triển kinh tế hộ tạo ra khoảng 1,5 triệu việc làm mới.

Phát triển hệ thống dạy nghề với ba cấp trình độ: sơ cấp, trung cấp và cao đẳng. Đến năm 2020, có 40 trường nghề chất lượng cao, trong đó có 5 trường đạt chuẩn khu vực. Tăng quy mô dạy nghề hàng năm lên 8%, trong đó dài hạn chiếm 25%, 5 năm tới dạy nghề cho 7,5 triệu người, phấn đấu tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 6,6%, đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 40%.

Phấn đấu xây dựng 20 doanh nghiệp chuyên doanh XKLĐ mạnh. Xây dựng từ hai đến ba cơ sở dạy nghề đạt tiêu chuẩn quốc tế về XKLĐ. Đến năm 2010 đưa khoảng 400 đến 450 ngàn người lao động đi làm việc ở nước ngoài, trong đó phần lớn lao động có nghề và chuyên gia. Năm 2010 chỉ còn 15% hộ nghèo theo chuẩn mới. Hàng năm giảm 2% hộ nghèo. [3]

Tương quan cung - cầu trên thị trường lao động Việt Nam

Dân số nước ta 83 triệu người, lực lượng lao động cả nước với tỷ lệ: nam 51%, nữ 49%, nhóm lao động trẻ (15 đến 35 tuổi) chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu lao động (46,8%). Lực lượng lao động phân bố không đều giữa nông thôn và thành thị (vùng nông thôn chiếm 75,6%, thành thị 24,4%), tập trung chủ yếu ở đồng bắng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long (44%), các vùng còn lại chỉ chiếm 56%.

Kết quả điều tra lao động - việc làm năm 2005 cho thấy, nước ta là một trong số không nhiều quốc gia trên thế giới có lực lượng lao động trẻ dồi dào. Tuy trình độ học vấn phổ thông của lao động tương đối khá, nhưng tỷ lệ đã qua đào tạo nói chung còn thấp (22,5%), trong đó qua đào tạo nghề là 13,3%. Đó là những thách thức của thị trường lao động Việt Nam.

Trong những năm gần đây, thị trường lao động Việt Nam mới bước đầu hình thành và phát huy tác dụng, giúp người lao động có định hướng về nghề nghiệp, học nghề, tìm việc làm phù hợp và có thu nhập để đảm bảo cuộc sống.

98

Tuy có nhiều kênh giao dịch trên thị trường lao động nhưng còn đơn giản, chủ yếu là giao dịch trực tiếp giữa người lao động với người sử dụng lao động (chiếm tỷ lệ khoảng 80 đến 85%). Hiện thị trường lao động Việt Nam mới hình thành ở bước sơ khai. Hệ thống Trung tâm dịch vụ việc làm được thiết lập trên cả nước nhưng hoạt động chưa hiệu quả. Các hội chợ việc làm được tổ chức thường xuyên ở các tỉnh, thành phố nhưng vẫn nặng tính hình thức, phô trương. Vẫn còn "chợ" lao động ở các ngã tư, khu đô thị lớn của nhiều thành phố, trông mất mỹ quan và không hiệu quả.

Cả nước có 118 trường đại học, cao đẳng mở hệ trung học chuyên nghiệp (THCN) với mục tiêu chung là vận dụng cơ sở vật chất thiết bị, đội ngũ giảng viên và kinh nghiệm quản lý để tạo nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế-xã hội, khắc phục tình trạng thừa thầy, thiếu thợ hiện nay. Tuy nhiên, so với yêu cầu, hầu hết các trường THCN đều trong tình trạng chắp vá, thiếu thốn trang thiết bị cho yêu cầu thực hành nghề nghiệp của học sinh. Máy móc để đào tạo công nhân bình thường còn thiếu, để đào tạo công nhân kỹ thuật cao thì càng hiếm hoi. Nếu trang thiết bị dạy và học nghề thiếu và lạc hậu về công nghệ thì đội ngũ giáo viên phải được đảm bảo số lượng cũng như chất lượng. Nhưng trên thực tế, tỷ lệ học sinh/ giáo viên của trường THCN thành phố Hồ Chí Minh ở mức 20/1, nhiều nơi khác còn lên tới 30/1 (theo quy chuẩn là 15/1).

Chất lượng, giáo viên các trường THCN rất thấp so với yêu cầu, thậm chí, một bộ phận giáo viên chưa đạt chuẩn chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm. Chỉ có 85,7% qua bồi dưỡng sư phạm. Số giáo viên có trình độ sau ĐH rất ít. Chương trình đào tạo của các trường nghề hiện nay chỉ theo khung quy định về tỷ lệ giờ lý thuyết, thực hành, các môn học văn hoá chung, còn nội dung học về kỹ thuật cơ sở và chuyên ngành đều do các trường từ xây dựng. Theo các chuyên gia, thì phần đông LĐ trẻ hiện nay còn mơ hồ, lúng túng,

99

thiếu định hướng nghề nghiệp tương lai. Việc hình thành và phát triển thị trường LĐ phải có sự tác động và quan tâm của nhà nước và xã hội. Phải xây dựng hệ thống dạy nghề, dịch vụ việc làm đủ mạnh, có uy tín, để có thể tạo ra một thị trường LĐ dồi dào, lành mạnh, hoạt động có hiệu quả, đủ sức đáp ứng nhu cầu của các thành phần kinh tế.

Các trung tâm dịch vụ việc làm phải thực sự làm tốt các chức năng: Ngân hàng (dự trữ lao động) và thương mại (cung ứng lao động) cho người sử dụng lao động. Làm tốt công tác hướng nghiệp, phân luồng, định hướng cho người LĐ trẻ, tăng cơ hội tìm được việc làm. Cần quy hoạch, sắp xếp lại cách tổ chức việc làm, “hội chợ việc làm” một cách thiết thực, hiệu quả hơn. Phải xây dựng và phát triển hệ thống mạng lưới trường dạy nghề, đầu tư xây dựng một số trường dạy nghề chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế. Xây dựng một số trung tâm thông tin thị trường lao động ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, các khu công nghiệp tập trung.

Việc mở rộng các trường dạy nghề dân lập, tư thục là một định hướng mở linh hoạt. Các trường dạy nghề dân lập và tư thục góp phần không nhỏ vào việc đào tạo, cung ứng nguồn nhân lực có tay nghề, kỹ năng cho xã hội. Thực tế đã chứng minh, học nghề ở các trường của doanh nghiệp hiệu quả cao, tốn kém ít. Học sinh được học trong môi trường thực tế - thực hành nhiều hơn lý thuyết, học thông qua lao động sản xuất và được sử dụng công nghệ mới nhất, khả năng hành nghề sau khi ra trường cao, các doanh nghiệp không phải tốn chi phí đào tạo lại

Theo dự báo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội [3], mức tăng tự nhiên của lực lượng lao động cho cả thời kỳ 2006 - 2010 bình quân là 2,34% tương ứng 1,1 triệu người/năm, cộng với số lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, cơ cấu lại nền kinh tế và số lao động thất nghiệp

100

hàng năm chuyển sang tạo ra nhu cầu việc làm thời kỳ 2006 - 2010 khoảng 8 triệu lao động.

Trong Đề án Dạy nghề cho lao động xuất khẩu, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đặt ra mục tiêu nâng tỷ lệ lao động xuất khẩu qua có nghề, lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật và chuyên gia lên 75% vào năm 2010, đến năm 2015, 100% lao động xuất khẩu được đào tạo ngoãi ngữ, giáo dục định hướng, tăng số lượng lao động xuất khẩu lên 100.000/năm, phấn đấu vượt con số 1 triệu lao động làm việc thường xuyên theo hợp đồng ở nước ngoài sau năm 2015 (hiện nay có khoảng hơn 500.000 lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài).

Dựa vào các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, với tốc độ tăng GDP bình quân 7,7 - 8%/năm, cơ cấu giá trị trong GDP của khu vực I: 19,93% (2006) và 16,59% (2010); khu vực II: 38,67% (2006) và 40,67% (2010); khu vực III: 41,45% (2006) và 42,74% (2010); đầu tư toàn xã hội bình quân 34- 35% GDP/năm; năng suất lao động xã hội tăng bình quân 4-5%/năm; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội dự báo: hệ số co dãn việc làm thông qua tăng trưởng là 0,37 và khả năng tạo việc làm từ đầu tư phát triển kinh tế - xã hội chỉ có thể tạo ra tối đa 5,8 đến 6 triệu việc làm; còn lại 2 đến 2,2 triệu lao động cần được hỗ trợ từ Chương trình việc làm quốc gia, trong đó XKLĐ là một chương trình quan trọng [3].

Hệ thống các doanh nghiệp XKLĐ

Tính đến tháng 4 năm 2009 [19], cả nước có 160 doanh nghiệp được cấp phép XKLĐ theo Luật đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, trong đó có 128 doanh nghiệp nhà nước, 20 công ty cổ phần, 12 công ty TNHH, đóng tập trung tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng; các tỉnh Tây Bắc, Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long có rất ít doanh

101

nghiệp hoạt động XKLĐ. Không một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nào được cấp phép hoạt động XKLĐ.

Năng lực tài chính và trình độ quản lý của doanh nghiệp XKLĐ, nhất là các doanh nghiệp không chuyên doanh XKLĐ sẽ được củng cố, có khoảng 20 doanh nghiệp XKLĐ đủ sức cạnh tranh trên thị trường lao động quốc tế.

3.1.1.2. Dự báo thị trường lao động EU

Tình hình kinh tế các nước khu vực EU những năm gần đây tăng trưởng khá, tỷ lệ tăng dân số thấp, nhưng tỷ lệ lao động thất nghiệp vẫn ở mức cao (chủ yếu là người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp). Dự báo giai đoạn từ nay đến năm 2025 sẽ thiếu hụt khoảng 159 triệu lao động, chủ yếu là lao động có trình độ cao trong lĩnh vực công nghệ thông tin, lao động dịch vụ gia đình và dịch vụ xã hội như giúp việc gia đình, chăm sóc người già, người bệnh, giáo dục bậc tiểu học,... ngoài ra, nhu cầu sử dụng lao động mùa vụ trong các kỳ thu hoạch nông sản cũng khá lớn; lương bình quân từ 1.500 đến 2.000 €/tháng.

3.1.1.3. Triển vọng xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường EU

Nhìn chung, EU là một thị trường nhiều tiềm năng đối với lao động Việt Nam: thu nhập cao, môi trường an ninh chính trị, xã hội ổn định, tôn trọng nhân quyền. Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc xúc tiến hợp tác về lao động với EU nói chung và từng nước thành viên nói riêng:

Quan hệ hợp tác lao động của Việt Nam với một số nước thành viên EU (các nước thuộc Đông Âu và Liên Xô cũ) đã có từ những năm 80 của thế kỷ XX. Tuy đây không phải là những thị trường có thể tiếp nhận lao động với số lượng lớn, nhưng do các quốc gia này đã gia nhập EU nên việc đưa lao động sang làm việc tại đây sẽ tạo ra những điều kiện rất thuận lợi, gợi mở khả năng đưa lao động Việt Nam sang làm việc tại EU và các nước phát triển có trình độ kỹ thuật cao, môi trường làm việc hiện đại; đồng thời, nó cũng tạo ra

102

hướng đi mới trong hoạt động XKLĐ, tạo điều kiện cho người lao động học hỏi thêm kinh nghiệm, nâng cao tay nghề.

Quan hệ với thế hệ các nhà lãnh đạo trước đây đã ủng hộ Việt Nam trong chiến tranh giải phóng dân tộc (Pháp và Thụy Điển);

Cộng đồng người Việt Nam đông đảo (khoảng 600.000 người) đang làm ăn, sinh sống lâu dài ở EU, trong số này, nhiều người là các trí thức có địa vị cao trong xã hội; một số lượng lớn doanh nhân trẻ gốc Việt năng động, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp nhận lao động Việt Nam đi làm việc tại thị trường này.

Quan hệ giữa Việt Nam và EU đã từng bước được cải thiện kể từ khi bắt đầu thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1995, đang tiến tới quan hệ đối tác bình đẳng, hợp tác toàn diện, lâu dài giữa Việt Nam và EU vì hoà bình và phát triển;

EU đang tiếp tục cải tiến các thủ tục nhập cư, nhất là đối với lao động trình độ cao. Đây là cơ hội tốt cho chúng ta khai thác và nắm bắt nếu biết cách tổ chức và chuẩn bị nguồn nhân lực chu đáo.

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi như đã phân tích ở trên, việc xúc tiến đưa lao động Việt Nam sang làm việc tại EU cũng gặp phải không ít khó khăn. Đó là:

Thủ tục xin visa nhập cảnh vào các nước EU rất khắt khe và chặt chẽ, nhiều khi phải mất rất nhiều thời gian, thậm chí là tiền của (như đối với trường hợp Cộng hoà Séc), khiến cho rủi ro đối với người lao động sang làm việc tại EU cao hơn các thị trường khác. Chúng ta cần rút kinh nghiệm sâu sắc từ thị trường Mỹ khi một số công ty XKLĐ đã ký được hợp đồng nhưng không xin được visa cho người lao động.

Sự cách biệt về địa lý, khác biệt lớn về ngôn ngữ, phong tục tập quán giữa Việt Nam và EU;

103

Sự cạnh tranh gay gắt của lao động các nước đang phát triển khác (đặc biệt là các nước trước đây đã có truyền thống đưa lao động sang làm việc tại một số nước thuộc EU, ví dụ: các nước thuộc Châu Phi);

Sự cạnh tranh của lao động của các nước mới gia nhập EU (các nước này có trình độ phát triển kinh tế thấp, tỷ lệ thất nghiệp cao, dễ dàng nhập cảnh vào các nước thành viên cũ của EU - chủ yếu là các nước Tây Âu để làm việc, thường là cá công việc phổ thông, không đòi hỏi tay nghề cao và các công việc mang tính thời vụ);

Cơ cấu về ngành nghề và trình độ tay nghề của lao động Việt Nam chưa đáp ứng được với nhu cầu của thị trường lao động EU: Lao động Việt Nam phần lớn là lao động phổ thông hoặc bán nghề, tuy nhiên, các nước thành viên EU lại chỉ khuyến khích nhận lao động kỹ thuật cao hoặc có trình độ chuyên môn cao cấp (các chuyên gia). Hạn ngạch đối với lao động phổ thông và lao động thời vụ được ưu tiên dành cho lao động nội khối và lao động các nước có ký Thoả thuận hợp tác về lao động với các nước thành viên EU (mà mục đích là phối hợp kiểm soát và hạn chế tình trạng lao động bất hợp pháp);

Ngoài ra, ý thức của một bộ phận lao động Việt Nam không tốt nên đã xảy ra tình trạng lao động Việt Nam phá hợp đồng bỏ ra ngoài làm việc hoặc ở lại quá thời hạn visa, trở thành lao động bất hợp pháp (như trường hợp đã sảy ra đối với việc triển khai Chương trình SBS tại Vương quốc Anh). Điều này cũng gây ảnh hưởng đối với cơ hội sang làm việc tại EU của các lao động Việt Nam khác.

Và khó khăn lớn nhất trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu hiện nay là EU cũng như các khu vực khác trên khắp toàn cầu, kinh tế suy giảm, quy mô sản xuất thu hẹp, hàng loạt các nước thành viên EU đang phải đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp gia tăng và tình trạng nhập cư bất hợp pháp,

104

EU đang tăng cường các biện pháp thắt chặt đối với lao động nhập cư, trước hết là diện nhập cư bất hợp pháp; cạnh tranh trên thị trường lao động EU càng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xuất khẩu lao động của việt nam sang thị trường EU (Trang 99 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)