1.2. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƢỜNG EU
1.2.3. Quan hệ Việt Na m EU
Việt Nam có quan hệ với các nước thành viên EU từ khá sớm, song cho tới năm 1990, mới thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với Cộng đồng kinh tế Châu Âu (EEC). Trước những năm 1990, trong thời kỳ chiến tranh lạnh, Việt Nam với tư cách là thành viên Hội đồng Tương trợ kinh tế (SEV), quan hệ hợp tác chủ yếu được thực hiện trong nội khối, còn quan hệ hợp tác bên ngoài chỉ nhằm đáp ứng những nhu cầu mà hợp tác trong nội khối không
28
đáp ứng được. Vì vậy mà hợp tác với Cộng đồng Châu Âu nói riêng, với các nước khác ngoài Hội đồng Tương trợ kinh tế nói chung hầu như không đáng kể. Sau những biến động chính trị diễn ra ở Đông Âu và Liên Xô cuối những năm 80, đầu những năm 90 của thế kỷ XX, đặc biệt là sau khi khối SEV giải thể cuối năm 1991, quan hệ kinh tế đối ngoại của Việt Nam đã có những thay đổi căn bản. Thực hiện đường lối Đổi mới được bắt đầu từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986, Việt Nam chủ trương phát triển quan hệ đối ngoại theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá, với phương châm Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước, các khu vực trong cộng đồng thế giới vì mục tiêu hoà bình, độc lập và phát triển.
Trong quan hệ với EU, dấu mốc quan trọng là việc thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức giữa Cộng hoà XHCN Việt Nam và Cộng đồng Kinh tế Châu Âu ngày 22/10/1990. Sự kiện này đã mở ra giai đoạn phát triển mới giữa Việt Nam - EU. Tiếp đó, năm 1992, Việt Nam và EU đã ký Hiệp định hợp tác ngành dệt, may, tạo điều kiện tăng cường thương mại giữa hai bên. Đặc biệt là ngày 17/7/1995, tại trụ sở của Uỷ ban Châu Âu ở Brussell, Bỉ, Việt Nam và Uỷ ban Châu Âu đã chính thức ký Hiệp định khung hợp tác. Đây là Hiệp định đề cập một cách toàn diện quan hệ hợp tác giữa Việt Nam - EU trên nhiều lĩnh vực.
Từ đó đến nay, quan hệ Việt Nam - EU đã và đang phát triển ổn định trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong hợp tác kinh tế song phương.
Về chính trị: Hai bên thường xuyên có các cuộc tiếp xúc và trao đổi đoàn, kể cả ở cấp cao nhất như chuyến thăm Uỷ ban Châu Âu của nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu (tháng 5/2000), Tổng bí thư Nông Đức Mạnh (tháng 3/2004), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (tháng 9/2006), Chủ tịch Uỷ ban Châu Âu Romano Prodi thăm Việt Nam (tháng 10/2004), đặc biệt là cuộc gặp Cấp cao Việt Nam - EU đầu tiên được tổ chức vào tháng 10/2006 tại Hà
29
Nội bên lề Hội nghị ASEM 5 và gần đây nhất là chuyến thăm chính thức EU của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng hồi cuối tháng 4/2009.
Về thương mại và đầu tư: Hiện nay, EU là một trong số các đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam, kim ngạch hai chiều đạt gần 10 tỷ USD năm 2007 và luôn tăng trưởng ở mức cao 15% đến 20% / năm. Các nhà đầu tư EU đã có mặt tại hầu hết các ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam với 562 dự án, tổng vốn đăng ký khoảng 7,6 tỷ USD. Các dự án đầu tư của Châu Âu có hàm lượng và tỷ lệ chuyển giao công nghệ cao, phương pháp quản lý tiên tiến, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.
Đặc biệt, liên tục trong những năm qua, EU luôn là một trong những đối tác viện trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam, mức cam kết năm 2007 là 940 triệu USD. Các khoản viện trợ của EU luôn đáp ứng các lĩnh vực ưu tiên của ta như xoá đói giảm nghèo, y tế, giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực và hội nhập quốc tế. Cho đến thời điểm hiện tại, EU làm một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam và là nhà tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam.
Bên cạnh đó, các hoạt động hợp tác, trao đổi trong lĩnh vực văn hoá, giáo dục, khoa học công nghệ ngày càng phong phú và đa dạng, đưa quan hệ hai bên phát triển một cách toàn diện.
Ngày 14/6/2006, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định số 143/2005/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tổng thể quan hệ Việt Nam - EU và Chương trình hành động về phát triển quan hệ Việt Nam - EU đến 2010 và định hướng tới 2015 với mục tiêu tạo ra những chuyển biến mạnh mẽ và hiệu quả hơn nữa trong quan hệ hợp tác Việt Nam - EU trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, thương mại, khoa học kỹ thuật, công, nông nghiệp, văn hoá, xã hội, giáo dục, y tế... Chương trình hành động và Đề án đã thể hiện sự chủ động của Việt Nam trong việc đẩy mạnh hơn nữa hợp tác sâu rộng với EU, đưa khối liên minh này thành đối tác chiến lược, bình đẳng và toàn diện của Việt
30
Nam. Chương trình hành động và Đề án tổng thể đã được EU đánh giá cao và coi là một sáng kiến đáng khuyến khích của Việt Nam. Trên cơ sở Đề án tổng thể, theo chỉ đạo của Chính phủ, đứng đầu là Thủ tướng, các bộ, ngành đang gấp rút xây dựng đề án chi tiết trong đó đưa ra những định hướng và giải pháp nhằm chủ động thúc đẩy quan hệ với các nước EU trong từng lĩnh vực cụ thể. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội giao Cục Quản lý lao động ngoài nước chủ động, tích cực nghiên cứu và xây dựng đề án với các biện pháp, chính sách nhằm mở ra dịch vụ xuất khẩu lao động sang các nước thành viên EU, khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu lao động mở rộng hợp tác với EU, trong đó chú trọng xuất khẩu lao động có kỹ năng và tay nghề cao.
Ngày 09/10/2007, Hội thảo Hiệp định đối tác và hợp tác toàn diện (PCA) và triển vọng quan hệ Việt Nam - EU được tổ chức tại Hà Nội. Tham dự và phát biểu tại Hội thảo, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Gia Khiêm đã khẳng định: "Việt Nam sau 20 năm đổi mới trở thành điểm sáng về phát triển kinh tế và thu hút đầu tư tại Châu Á, hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới, có vai trò là tiếng nói quan trọng tại nhiều tổ chức, diễn đàn lớn của quốc tế và khu vực. Thế và lực mới của Việt Nam tạo ra tiềm năng và cơ hội hợp tác mới, đó cũng là lý do để Việt Nam và EU nhận thấy sự cần thiết phải có một thoả thuận mới thay thế Hiệp định khung ký giữa hai bên năm 1995, tạo cơ sở pháp lý phát triển quan hệ toàn diện và lâu dài Việt Nam và EU trên cơ sở bình đẳng và hai bên cùng có lợi".
Nhận định về thoả thuận mới thay thế Hiệp định khung ký giữa hai bên năm 1995, Phó Thủ tướng - Bộ trưởng Ngoại giao I-ta-li-a, Masimo D'Alema cho biết: "Việt Nam là đối tác chủ chốt của EU, trong đó có I-ta-li-a. Quan hệ Việt Nam - EU đang phát triển tích cực, thể hiện ở sự đa dạng hoá nhanh chóng các hợp tác song phương: thương mại hai chiều gia tăng nhanh chóng
31
với mức tăng trưởng 18%; đối thoại chính trị được mở rộng ra nhiều lĩnh vực. Việt Nam đã trở thành một nhân tố năng động trên trường khu vực và quốc tế. Do đó, đã đến lúc chúng ta cần nâng cấp đối thoại tương xứng với vị thế mới của Việt Nam. Việt Nam là thành viên của WTO, mở cửa hơn với thị trường toàn cầu và bắt đầu hưởng lợi từ việc tự do hoá thương mại. Hiệp định Đối tác và Hợp tác mới giữa Việt Nam và EU sẽ tạo ra khuôn khổ mới và phù hợp nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác Việt Nam - EU và giúp đẩy mạnh quan hệ giữa EU với ASEAN".
Từ ngày 21 đến ngày 23 tháng 4 năm 2009, tại Brussels (Bỉ) đã diễn ra Vòng 3 đàm phán về Hiệp định khung Đối tác và Hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và EU. Đoàn đàm phán Việt Nam do Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dẫn đầu với sự tham gia của các Bộ, ngành liên quan. Đoàn đàm phán EU do ông James Moran, Cục trưởng Cục Châu Á, Tổng vụ Quan hệ đối ngoại, Ủy ban Châu Âu làm Trưởng đoàn.
Tại vòng này, hai bên đã tập trung trao đổi về các điều khoản về Các nguyên tắc chung, Hợp tác phát triển, Nhân quyền, Chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, Tòa án hình sự quốc tế (ICC) và Hợp tác chuyên ngành. Hai bên nhất trí khi đánh giá rằng: khác với Hiệp định khung 1995 trước đây, PCA là một Hiệp định toàn diện, cân đối, hướng tới tương lai, tạo khuôn khổ tăng cường quan hệ trên tinh thần xây dựng, cởi mở và hiểu biết lẫn nhau và đã đạt được những kết quả cụ thể trong lĩnh vực hợp tác chuyên ngành, phù hợp với năng lực và trình độ phát triển của cả hai bên.
Ngày 29/5/2009, tại Hà Nội, Phái đoàn Uỷ ban Châu Âu tại Việt Nam đã tổ chức họp báo công bố những phân tích thương mại mới nhất của Liên minh Châu Âu (EU) về tình hình kinh tế, môi trường kinh doanh và đầu tư tại Việt Nam. Tham dự cuộc họp báo có ông Sean Doyle, Đại sứ, Trưởng phái đoàn Uỷ ban Châu Âu tại Việt Nam; ông Michal Krat, Đại sứ Cộng hoà Séc,
32
Đại diện Chủ tịch luân phiên Châu Âu và các tham tán thương mại của các đại sứ quán thành viên EU.
Báo cáo của các Tham tán Thương mại EU năm 2009 khẳng định rằng: xét trên cân bằng tổng thể EU tiếp tục là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam trong năm 2008. Số liệu của Cơ quan Thống kê Châu Âu (Eurostat) khẳng định EU là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, tiêu thụ khoảng 8,3 tỉ euro (tương đương khoảng 12,2 tỉ đô la) hàng xuất khẩu của Việt Nam, vượt cả thị trường Mỹ (nhập khẩu 11,86 tỉ đô la hàng hoá từ Việt Nam). Xét tới các hoạt động nhập khẩu, EU chỉ là đối tác lớn thứ tư của Việt Nam (chiếm 7,97% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam, đứng sau ASEAN, Trung Quốc và Nhật Bản). Việt Nam phải chịu thâm hụt thương mại chủ yếu với hai đối tác chính là Trung Quốc và ASEAN (khoảng 11,2 tỉ đô la và 9,38 tỉ đô la). Ngược lại, quan hệ giữa EU-Việt Nam trên quy mô lớn có lợi cho Việt Nam với mức thặng dư thương mại Việt Nam được hưởng khoảng 5,41 tỉ đô la và 5,17 tỉ euro (tương đương 7,66 tỉ đô la). Điều này theo đúng xu hướng của những năm trước với mức thâm hụt thương mại EU phải chịu vào khoảng 4 tỉ euro trong các năm 2006 và 2007.
Số liệu của Cục Đầu tư Nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho thấy, EU là nhà đầu tư lớn thứ hai xét trên tổng vốn đầu tư được giải ngân vào Việt Nam hiện đang ở mức 7 tỉ đô la Mỹ, với tỉ lệ vốn đầu tư giải ngân lên tới 60% tổng vốn đầu tư mà EU cam kết (cam kết đầu tư 11.8 tỷ đô la và triển khai giải ngân 7 tỉ đô la). Tỉ lệ này gấp bốn lần tỉ lệ trung bình vốn đã được giải ngân so với vốn mà các nhà đầu tư nước ngoài cam kết của cả nước trong năm 2008 (cam kêt 64 tỉ đô la/ giải ngân 11.5 tỉ đô la). Điều này khẳng định cam kết của cộng đồng doanh nghiệp EU với Việt Nam, thậm chí ngay cả vào thời điểm khủng hoảng đang lan rộng.
33
EU đã nâng cao hơn nữa vai trò là đối tác chính của Việt Nam đứng trên giác độ kinh tế thể hiện ở chỗ EU không chỉ là đối tác thương mại và nhà đầu tư quan trọng nhất, đáng lưu ý là hàng hóa EU nhập từ Việt Nam tiếp tục tập trung vào những sản phẩm sử dụng nhiều lao động. Giầy dép tiếp tục là nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất giữa hai thị trường này (khoảng gần 2,1 tỉ euro, tăng 6,4% so với năm 2007) bất chấp các mức thuế chống bán phá giá. Những ngành hàng khác cũng đang có mức tăng đầy lạc quan xét về kim ngạch xuất khẩu.
Quan hệ hợp tác Việt Nam - EU trong lĩnh vực lao động
Việt Nam chưa có quan hệ hợp tác về lao động chính thức với EU. Tuy nhiên, từ những năm 80 của thế kỷ XX, nước ta đã ký các Hiệp định Chính phủ về hợp tác lao động với một số nước Đông Âu - thành viên của hệ thống XHCN trước đây và Cộng hoà Dân chủ Đức (Đông Đức cũ). Trong số các nước ở Đông Âu, một số nước (như Cộng hòa Séc, Ba Lan, Hung-ga-ri, Xlô- va-ki-a,...) đã trở thành thành viên của EU từ ngày 01 tháng 5/2004. Số lao động Việt Nam đã sang làm việc thông qua các Hiệp định Chính phủ lên đến hàng trăm ngàn người. Một số lao động Việt Nam sau khi hết hạn hợp đồng đã xin gia hạn hoặc xin tư cách lưu trú dài hạn tại nước tiếp nhận lao động, hình thành nên một cộng đồng người Việt đông đảo tại EU (khoảng 600.000 người). Trong giai đoạn những năm 1990, sự hợp tác về lao động giữa Việt Nam và các nước thuộc khối XHCN cũ có sự gián đoạn do sự chuyển đổi về thể chế chính trị và kinh tế tại các nước này. Tuy nhiên, việc Việt Nam ký Hiệp định hợp tác với EU và việc các quốc gia này gia nhập EU đã tạo điều kiện thuận lợi về nhiều mặt cho việc khôi phục lại quan hệ với các quốc gia này. Bên cạnh đó, cộng đồng người Việt ở EU khá đông, trong đó có nhiều nhà khoa học trình độ cao, am hiểu về phong tục tập quán địa phương và một
34
hệ thống doanh nhân người Việt trẻ, năng động là một lực lượng quan trọng trong việc thúc đẩy mối quan hệ hợp tác lao động giữa Việt Nam và các nước thành viên EU.
35
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG EU
2.1. KHUÔN KHỔ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM SANG EU