Công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH)

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Việc làm cho người lao động ở nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 26 - 28)

1.2. Các nhân tố ảnh hƣởng đến việc làm của lao động ở nông thôn

1.2.2. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH)

Trước hết, cùng với quá trình CNH, HĐH một bộ phận lực lượng lao động trong nông nghiệp sẽ được rút ra khỏi sản xuất nông nghiệp. Do ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ hiện đại, sử dụng máy móc trong sản xuất, làm cho năng suất lao động trong nông nghiệp tăng, dẫn đến thời gian lao động trong nông nghiệp giảm xuống, cho phép một bộ phận lao động trong nông nghiệp chuyển sang làm các ngành nghề khác.

Đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước là hướng cơ bản tạo ra cầu lao động ngày càng lớn cho khu vực nông thôn. Lịch sử phát triển các nước trên thế giới đã khẳng định không có công nghiệp thì không có cách nào khác để tạo thêm công ăn việc làm. Điều đó đặc biệt có ý nghĩa đối với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, đặc biệt là đối với những nước đang có tỷ lệ thất nghiệp trong nông nghiệp cao. CNH, HĐH tạo cơ hội việc làm cho người lao động nông thôn, bởi lẽ :

Thứ nhất, quá trình CNH, HĐH với việc đổi mới và sử dụng nhiều trang thiết bị hiện đại, đó là điều kiện tiên quyết cho việc tạo lập ra những khối lượng lớn việc làm cho người lao động. Vì việc sử dụng máy móc là cơ sở thiết lập ra những xí nghiệp vừa và nhỏ và là cơ sở để nâng cao năng suất lao động, tạo thu nhập và việc làm.

Thứ hai, các khu công nghiệp là nơi có khả năng thu hút lao động rất lớn, đặc biệt là thanh niên ở nông thôn. Hiện nay những ngành công nghiệp như

giày da xuất khẩu, may công nghiệp... là những ngành đưa lại khối lượng việc làm lớn cho lực lượng lao động trẻ ở nông thôn, giúp giảm bớt sức ép về việc làm ở khu vực này. Các khu công nghiệp mọc lên đồng thời cũng làm xuất hiện những vùng chuyên canh cung cấp nguyên vật liệu cho công nghiệp và nhu yếu phẩm cho đội ngũ công nhân. Điều đó giúp phát triển và mở rộng sản xuất nông nghiệp hàng hóa ở những vùng lân cận. Hệ thống dịch vụ đầu vào và đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp không ngừng phát triển. Sản xuất được gắn liền với chế biến lưu thông và tiêu thụ, sản xuất ngay tại nông thôn, làm hình thành cơ cấu công nông nghiệp dịch vụ ở khu vực này. Sự chuyển dịch đó của cơ cấu kinh tế đã tạo ra nhiều loại hình việc làm, thu hút khối lượng lao động lớn ở nông thôn. Người nông dân có thể chuyển từ lao động thuần nông sang lao động ở các ngành nghề khác hay kết hợp vừa làm nông vừa làm kinh tế dịch vụ rất phong phú và đa dạng.

Thứ ba, CNH, HĐH làm xuất hiện nhiều ngành nghề mới ở khu vực nông thôn nhờ ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ mới. Hiện nay có rất nhiều ngành nghề mới ở nông thôn như: chế biến, bảo quản rau quả, chế biến súc sản, hải sản, chăn nuôi lợn siêu nạc, nuôi tôm trên cát.v.v... nhờ ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ, có khả năng thu hút lao động rất lớn. Đó là nơi đến của lực lượng lao động rút ra từ lĩnh vực thuần nông.

Quá trình tạo việc làm cho người lao động tăng lên cùng với tốc độ phát triển của CNH, HĐH. Thông thường vốn đầu tư xây dựng các ngành công nghiệp càng lớn, càng cho phép tạo ra nhiều nơi làm việc và thu hút nhiều lao động nông nghiệp chuyển sang. Như vậy cùng với quá trình rút một bộ phận lao động ra khỏi sản xuất nông nghiệp, quá trình CNH, HĐH cũng thu hút ngày càng lớn bộ phận lao động vào các ngành công nghiệp và dịch vụ, làm cho cung cầu lao động ở khu vực nông thôn dịch chuyển theo hướng ngày càng thu hẹp

khối lượng cầu lao động trong lĩnh vực nông nghiệp và mở rộng cầu lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ.

Quá trình CNH, HĐH làm xuất hiện những khu kinh tế, khu công nghiệp hay khu chế xuất, làm hình thành những trung tâm kinh tế và thúc đẩy quá trình đô thị hóa phát triển mạnh mẽ. Quá trình đó đòi hỏi phải dành một bộ phận lớn đất đai để xây dựng, làm cho đất nông nghiệp bị chuyển đổi mục đích sử dụng ngày càng nhiều.

Sự giảm sút một bộ phận khá lớn đất nông nghiệp đã và đang diễn ra cũng là một tất yếu khách quan cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhưng nó cũng kéo theo những vấn đề kinh tế - xã hội khác ảnh hưởng tới đời sống của người lao động, nhất là người lao động nông thôn. Người nông dân sẽ thiếu tư liệu sản xuất để lao động. Trong điều kiện đất nông nghiệp được chuyển giao cho các hộ nông nghiệp sử dụng lâu dài, việc thu hồi đất sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch làm ăn lâu dài, ổn định, tự chủ về nhiều mặt, trong đó có vấn đề việc làm của mỗi hộ gia đình. Thậm chí một số bộ phận lớn người lao động sẽ mất việc làm và nơi ở, phải di dời đến chỗ ở mới, tìm việc làm mới, ngành nghề mới. Vì vậy, tìm kiếm việc làm phù hợp để ổn định đời sống là nhu cầu bức thiết của bộ phận lao động này.

Mặt khác, CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn thực chất là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp và tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ. Như vậy lao động trong những ngành thu hẹp sản xuất sẽ buộc phải chuyển nghề, tính chất ổn định của nghề nghiệp sẽ giảm đi, sự bấp bênh và yêu cầu chuyển đổi tăng lên cùng với sự đòi hỏi cao về trình độ nghề nghiệp trong những lĩnh vực đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Việc làm cho người lao động ở nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)