Khôi phục và phát triển các làng nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Việc làm cho người lao động ở nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 99 - 101)

2.3.2 .Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

3.2 Những giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm cho ngƣời lao

3.2.2. Khôi phục và phát triển các làng nghề

Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện có 16 làng nghề, với trên 10 ngành nghề sản xuất khác nhau, trong đó có 3 làng, xã có 2 ngành nghề sản xuất. Trong số 16 làng nghề sản xuất tiểu thủ công nghiệp có 7 làng có ngành nghề truyền thống, đó là: Rèn Lý Nhân; Mộc Bích Chu; Đá Hải Lựu; Đan lát Triệu Đề; Mộc Thanh Lũng; Gốm Hương Canh; Gốm Hiển Lễ. Số lượng ngành nghề được phân bổ như sau:

- Nghề cơ khí đúc có: 2 làng nghề chiếm 12,5% trong tổng số làng nghề - Nghề mộc có : 5 làng nghề chiếm 31,25% trong tổng số làng nghề - Nghề gốm sứ có : 2 làng nghề chiếm 12,5% trong tổng số làng nghề - Nghề mây tre đan có: 4 làng nghề chiếm 25% trong tổng số làng nghề - Các nghề khác có : 2 làng nghề chiếm 12,5% trong tổng số làng nghề.Trong 7 huyện, thị của tỉnh, chỉ có 5 huyện (Bình Xuyên, Mê Linh, Vĩnh Tường, Yên Lạc, Lập Thạch) là có làng nghề sản xuất tiểu thủ công nghiệp và được phân bổ tương đối đồng đều có từ 3-4 làng nghề. Trong số các làng nghề, ngành nghề nêu trên, một số làng nghề đã và đang bị mai một chưa có khả năng phục hồi và phát triển như: Nghề đúc gang ở Hương Canh-Bình Xuyên, nghề song mây ở Minh Tân-Yên Lạc.

Theo đề án phát triển làng nghề tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2010, lao động làm việc trong các làng nghề chiếm khoảng 5% tổng lực lượng lao động của tỉnh và 98% số lao động tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn. Tuy nhiên, phần lớn lao động trong các làng nghề

đều chưa qua đào tạo, chủ yếu là theo hình thức truyền nghề trong gia đình. Hạn chế của các làng nghề là đa số quy mô nhỏ, sản phẩm thiếu sức cạnh tranh trên thị trường, do công nghệ sản xuất đơn giản (mẫu mã chưa đẹp, giá thành cao) và chưa giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường...

Do vậy, để khôi phục và phát triển các nghề và các làng nghề truyền thống, tạo việc làm cho lao động nông thôn, nâng cao năng suất chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm ngành nghề ở nông thôn, Vĩnh Phúc cần chú ý giải quyết các vấn đề sau:

- Hỗ trợ vốn và công nghệ cho các nghề và làng nghề. Có các hình thức tín dụng ưu đãi cho sản xuất ngành nghề ở nông thôn. Các tổ chức đoàn thể như hội phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh... phối hợp với ngành ngân hàng hình thành các quĩ khuyến công, khuyến thương, cho vay dài hạn (từ 5 năm trở lên) gắn hoạt động tín dụng ưu đãi với thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn.

- Có chính sách miễn giảm thuế đối với những ngành nghề mới, những cơ sở thử nghiệm công nghệ mới để khuyến khích đầu tư phát triển. Ngoài ra cần hỗ trợ về xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện về mặt bằng sản xuất, cung cấp điện nước và bảo vệ môi trường cho các làng nghề.

- Hỗ trợ tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cho ngành nghề nông thôn; cung cấp đầy đủ thông tin về sản xuất kinh doanh cho người sản xuất, phát triển dịch vụ tư vấn kinh doanh, tư vấn thị trường, giúp các làng nghề làm các thủ tục xuất khẩu hàng hoá, gắn tổ chức sản xuất với tiêu thụ sản phẩm; đa dạng hoá các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh, khuyến khích và tạo điều kiện cho các làng nghề thành lập trung tâm hay doanh nghiệp chịu trách nhiệm bao thầu sản phẩm, giới thiệu đầu vào, đầu ra cho sản

phẩm và ban hành chính sách bảo hiểm sản phẩm mới để các cơ sở sản xuất kinh doanh mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất

- Đổi mới trang thiết bị và công nghệ, từng bước cơ giới hoá lao động sản xuất của các ngành nghề, giảm bớt sức lao động cơ bắp cho người lao động và nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Song đối với những nghề thủ công, truyền thống thì phải coi trọng kế thừa kỹ thuật cổ truyền với kỹ năng tay nghề của người lao động đồng thời kết hợp sử dụng công nghệ hiện đại ở những khâu có thể để nâng cao năng suất lao động.

- Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực quản lý kinh doanh cho các hộ, các cơ sở sản xuất kinh doanh làng nghề, tạo điều kiện cho người lao động độc lập, tự chủ trong sản xuất kinh doanh, đứng vững trong cơ chế thị trường. - Thực hiện các mô hình liên doanh, liên kết giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân để gây dựng và đào tạo cho làng nghề phát triển.

- Tuyên truyền, nâng cao hiểu biết cho người dân về giá trị của các ngành nghề truyền thống, khuyến khích mở rộng nhân cấy nghề, mở rộng qui mô, thu hút nhiều lao động, giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn trong lúc nông nhàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Việc làm cho người lao động ở nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)