2.3.2 .Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế
3.2 Những giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm cho ngƣời lao
3.2.1 Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Trong thời gian tới, để phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, tạo nhiều việc làm, huy động hết tiềm năng lao động, kinh tế nông nghiệp, nông thôn Vĩnh Phúc phải được chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở Vĩnh Phúc phải đảm bảo an ninh lương thực, đảm bảo sự phát triển ổn định kinh tế - xã hội trong tỉnh nhằm mục tiêu
nhuận trên diện tích đất canh tác, nâng cao thu nhập cho các hộ gia đình nông dân.
Mặt khác, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở Vĩnh Phúc phải gắn với nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước, sản xuất các loại sản phẩm hàng hoá có sức cạnh tranh cao, có hiệu quả kinh tế cao, coi trọng hiệu quả kinh tế, xã hội. Tạo ra mối quan hệ chặt chẽ giữa sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm và xuất khẩu, khai thác tốt lợi thế của từng vùng và phát huy vai trò tích cực của các thành phần kinh tế, kết hợp hài hoà lợi ích giữa nông dân với cơ sở chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Tạo ra sự chuyển biến mạnh về cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH, đưa tỉnh Vĩnh Phúc trở thành tỉnh công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ, với cơ cấu: Công nghiệp - xây dựng cơ bản là 40 - 42%; nông, lâm nghiệp là 18 - 20% và thương mại - dịch vụ là 39 - 40% vào năm 2010. Đến năm 2020 lao động (công nghiệp, xây dựng và dịch vụ) chiếm tỷ trọng 65-70%; lao động nông nghiệp còn 30-35% trong cơ cấu lao động của tỉnh.
Muốn đạt được mục tiêu đó, tỉnh Vĩnh Phúc phải tiến hành đồng bộ các giải pháp sau:
Một là, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, đặc biệt coi trọng công tác phát triển giống cây trồng, vật nuôi. Chọn lọc đưa nhanh các loại cây giống, vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng; ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất và nhân giống cây trồng vật nuôi bằng công nghệ sinh học. Đồng thời tỉnh phải tăng cường công tác quản lý chất lượng đối với các cơ sở sản xuất cung ứng giống trên địa bàn; chọn khâu giống là khâu đột phá để ứng dụng khoa học công nghệ vào lĩnh vực nông nghiệp.
Thực hiện tốt công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi đến từng hộ gia đình, tổ chức khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư đến từng cơ sở.
Cung cấp đầy đủ thông tin về khoa học công nghệ cho người sản xuất, đồng thời hướng dẫn bà con nông dân lựa chọn công nghệ phù hợp với các điều kiện sản xuất của địa phương với giá cả hợp lý, tránh mua phải công nghệ lạc hậu. Tăng cường công tác đào tạo nghề, phổ cập kỹ thuật cấp tốc để các hộ tiến hành sản xuất có hiệu quả. Có chính sách hỗ trợ, khuyến khích người lao động tích cực ứng dụng công nghệ mới, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực, tăng năng suất, chất lượng, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm.
Hai là, làm tốt công tác xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn. Xây dựng kết cấu hạ tầng phù hợp với yêu cầu hoạt động của công nghệ. Không có kết cấu hạ tầng thích hợp với công nghệ thì không thể duy trì hoạt động hay hoạt động không có hiệu quả. Tỉnh Vĩnh Phúc cần tập trung thu hút đầu tư thực hiện các dự án như nâng cấp hệ thống thủy lợi, nâng cấp theo hướng hiện đại hoá các công trình thuỷ lợi đã có và xây dựng các công trình mới, nâng cấp các trạm giống, nâng cấp trường trung học kỹ thuật nông nghiệp, đồng thời xây dựng các vùng nguyên liệu tập trung cho công nghiệp chế biến.
Ba là, rà soát quĩ đất cho phát triển nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản, đồng thời lập dự án chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Tính toán quy hoạch phát triển nông nghiệp theo hướng thâm canh, nâng cao năng suất, chất lượng và nông nghiệp sạch.
Bốn là, từng bước phát triển kinh tế hộ nông, lâm, ngư trại thành các doanh nghiệp nhỏ trong nông thôn, có tư cách pháp nhân, bình đẳng với các loại hình tổ chức kinh tế khác. Xây dựng và nhân rộng các mô hình kinh tế trang trại sản xuất hàng hoá tập trung, nhất là các trang trại chăn nuôi tập
trung nuôi lợn siêu nạc, nuôi trồng thuỷ sản và chăn nuôi bò… Tăng cường công tác dịch vụ sản xuất như: cung ứng vật tư, thuốc bảo vệ thực vật, thú y, chuyển giao khoa học công nghệ và tiêu thụ sản phẩm cho hộ gia đình.
Năm là, khuyến khích các hộ nông dân "Ai giỏi nghề gì thì làm nghề đó”, đa dạng hoạt động kinh tế từng hộ theo tiềm năng nội tại, khuyến khích kinh tế hộ sử dụng lao động làm thuê tại chỗ, lao động từ nơi khác đến tìm việc làm, thông qua chế độ ưu đãi về cho thuê mặt bằng, tín dụng... Tạo hành lang pháp lý cho kinh tế hộ gia đình phát triển. Mở rộng tuyên truyền những mô hình kinh tế hộ gia đình làm ăn có hiệu quả, thu nhập cao phù hợp với điều kiện của từng vùng để nhân rộng mô hình. Ví dụ: mô hình: làm vườn, chăn nuôi, thả cá (VAC); trại rừng, làm vườn, chăn nuôi, thả cá (RVAC) ở vùng trung du, miền núi; mô hình chuyên nuôi cá, tôm, cua ở vùng chiêm trũng hay mô hình khai thác vật liệu xây dựng... đạt hiệu quả kinh tế cao để các hộ học tập, vận dụng vào sản xuất.
Sáu là, phát triển công nghiệp nhỏ, công nghiệp chế biến, tiêu thụ nông sản hàng hoá cho nông nghiệp, nông thôn. Nâng cấp nhà máy chế biến hoa quả Tam Dương, gắn với việc quy hoạch các xã lân cận thành vùng nguyên liệu cho nhà máy, xây dựng lò giết mổ gia súc, gia cầm.
Bảy là, tổ chức các phong trào thi đua rộng khắp, liên tục, trên tất cả các lĩnh vực như các phong trào: xây dựng cánh đồng đạt giá trị kinh tế cao; thâm canh tăng năng suất, cây trồng, vật nuôi; thi đua lao động giỏi, sáng tạo; làm giao thông nông thôn, làm thuỷ lợi, cải tạo đàn bò, đàn lợn; phát triển thuỷ sản, phát triển kinh tế trang trại; giúp nhau xoá đói giảm nghèo…Qua đó, khơi dậy tính năng động, sáng tạo của quần chúng nhân dân, thúc đẩy các hoạt động kinh tế - xã hội phát triển.
Tóm lại, những giải pháp chủ yếu trên sẽ tác động đến quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn Vĩnh Phúc, tạo thêm nhiều việc làm, khắc phục tình trạng thiếu việc làm và thất nghiệp cho người lao động ở nông thôn.