2.3.2 .Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế
3.2 Những giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm cho ngƣời lao
3.2.4 Tăng cường và đổi mới hoạt động xuất khẩu lao động
Thực chất của hoạt động xuất khẩu lao động là "di dân quốc tế". Ngày nay dưới tác động mạnh mẽ của khoa học - công nghệ, việc di chuyển nhân lực giữa các nước đã trở thành hiện tượng phổ biến trong đời sống kinh tế - xã hội quốc tế.
Ở tỉnh Vĩnh Phúc, những năm gần đây bước đầu đã coi xuất khẩu lao động là một lĩnh vực hoạt động kinh tế quan trọng tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và tăng nguồn thu ngoại tệ cho nền kinh tế của tỉnh.
như: phương thức, hình thức đưa lao động ra nước ngoài làm việc còn nghèo nàn, chưa mở rộng xuất khẩu lao động sang nhiều nước, chất lượng nguồn lao động xuất khẩu thấp, số lượng lao động xuất khẩu chưa nhiều, quyền lợi người đi xuất khẩu lao động chưa được quan tâm đúng mức... Vì vậy, để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu lao động của tỉnh cần phải tập trung thực hiện tốt các giải pháp chủ yếu sau đây:
Một là, tổ chức tốt việc đào tạo nâng cao chất lượng nguồn lao động xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động quốc tế. Để thực hiện được yêu cầu trên, công tác đào tạo cần phải tập trung nâng cao nghiệp vụ kỹ thuật nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, kiến thức ngoại ngữ, truyền thống văn hóa của nước mà người lao động sẽ sang làm việc. Xây dựng các trung tâm đào tạo mở các lớp dành riêng cho xuất khẩu lao động. Việc cấp chứng chỉ công nhận trình độ nghề nghiệp phải được thực hiện nghiêm túc theo đúng quy định của pháp luật.
Hai là, cho người đi xuất khẩu lao động được vay vốn từ ngân hàng chính sách xã hội với lãi suất thấp để trang trải chi phí đi làm việc ở nước ngoài.
Chính quyền địa phương và các tổ chức chính trị xã hội bảo lãnh bằng tín chấp, tạo mọi thuận lợi cho những người lao động nông thôn có hoàn cảnh khó khăn hoàn thành các thủ tục cần thiết để được đi làm việc ở nước ngoài.
Ba là, xây dựng, hoàn thiện hệ thống quản lý xuất khẩu lao động đồng bộ, vững mạnh.Cần phải đổi mới hệ thống quản lý xuất khẩu lao động theo hướng giảm đầu mối trung gian, hoàn thiện bộ máy tinh, gọn nhưng hiệu quả hoạt động cao; chỉ có như vậy mới tránh được những tiêu cực và giảm được chi phí do bộ máy quản lý cồng kềnh, kém hiệu quả mang lại. Cần phải tuyển chọn cán bộ quản lý xuất khẩu lao động có phẩm chất đạo đức trong sạch, có trình độ quản lý và trình độ ngoại ngữ thông thạo, hiểu được phong tục, tập
quán, tín ngưỡng, tôn giáo của đất nước và địa phương có lao động Việt Nam đến làm việc. Người quản lý phải là người đại diện bảo vệ quyền lợi của người lao động Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Bốn là, đẩy mạnh hoạt động thông tin, tuyên truyền đối với hoạt động xuất khẩu lao động.
Công tác thông tin, tuyên truyền là biện pháp quan trọng nhằm ngăn ngừa những hành vi tiêu cực trong hoạt động xuất khẩu lao động. Vì vậy, cần tăng cường hoạt động thông tin, tuyên truyền rộng rãi, công khai trong nhân dân về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về hoạt động xuất khẩu lao động, giúp cho nhân dân nắm được yêu cầu, tiêu chuẩn đặt ra đối với người đi xuất khẩu lao động. Qua đó phòng và tránh được các mánh khóe lừa đảo và các hành vi tiêu cực trong hoạt động xuất khẩu lao động.
Năm là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động xuất khẩu lao động.
Tỉnh cần có cơ chế và biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn tình trạng tiêu cực trong hoạt động xuất khẩu lao động. Phải xử lý nghiêm minh theo pháp luật bất kỳ tổ chức, cá nhân nào có hành vi lừa gạt, chiếm đoạt tài sản hoặc thiếu trách nhiệm khi tổ chức đưa người lao động ra nước ngoài nhằm bảo vệ quyền lợi của người lao động theo luật định.
Sáu là, để công tác xuất khẩu lao động thực sự là tiền đề cho sự phát triển bền vững sau này của địa phương thì bên cạnh việc đẩy mạnh xuất khẩu lao động cần xây dựng chương trình hậu xuất khẩu lao động để một mặt tận dụng nguồn vốn, tay nghề của người lao động ở nước ngoài về, mặt khác tạo sự ổn định kinh tế xã hội cho địa phương có xuất khẩu lao động. Chương trình hậu xuất khẩu lao động cần phát triển theo hướng khuyến khích người đi xuất khẩu lao động trở về đầu tư kinh doanh những ngành nghề thiết thực, khai
thác được tiềm năng lợi thế của địa phương. Để làm được điều đó, chính quyền địa phương cần tạo điều kiện về mặt bằng thuận lợi, tạo môi trường đầu tư và hành lang pháp lý cho người đi xuất khẩu lao động trở về phát triển sản xuất, kinh doanh, làm giàu chính đáng và đóng góp cho quê hương. Đối với những người lao động đã được đào tạo nghề như sản xuất điện tử, cơ khí hay thực phẩm v.v... sau khi đi xuất khẩu lao động trở về có thể được đào tạo lại và được nhận vào làm việc ở các doanh nghiệp ở địa phương để phát huy tay nghề và kinh nghiệm vì họ đã được đào tạo và trực tiếp lao động trong môi trường xã hội công nghiệp của nước bạn. Đây sẽ là nguồn nhân lực phục vụ tốt cho quá trình CNH, HĐH của địa phương.