Kinh nghiệm của Thái Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Việc làm cho người lao động ở nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 35 - 36)

Thái Bình là tỉnh nông nghiệp “đất chật người đông” với diện tích tự nhiên 1546, 01 km2, dân số 1,83 triệu người, mật độ dân số 1.188 người /km2

, gấp 1,18 lần so với các tỉnh thuộc đồng bằng châu thổ sông hồng và 5,7 lần so với cả nước, có 915 ngàn người trong độ tuổi lao động, chiếm 50% dân số của tỉnh, số dân ở nông thôn chiếm 93,7%, thu nhập bình quân đầu người thấp. Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị còn cao, chiếm 4,52% (năm 2007), tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn cũng chỉ đạt 70,19%. [49]

Vì vậy, tình trạng không có việc làm và thiếu việc làm ở cả thành thị và nông thôn còn rất lớn. Trong những năm qua, tỉnh Thái Bình đã tập trung vào thực hiện chương trình giải quyết việc làm thu được kết quả và kinh nghiệm như sau:

- Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm, khôi phục phát triển làng nghề truyền thống, du nhập ngành nghề mới, thu hút đầu tư nước ngoài, đẩy mạnh xuất khẩu lao động..

- Chú trọng công tác đào tạo nghề cho người lao động, khuyến khích tư nhân và các tổ chức xã hội mở cơ sở đào tạo nghề cho nông dân.

- Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

- Xây dựng hệ thống cơ chế chính sách đầu tư thông thoáng để tạo nên sức hút đầu tư, lựa chọn đầu tư phát triển những ngành nghề có công nghệ phù hợp với khả năng, trình độ của người lao động.

- Thông qua các tổ chức chính trị - xã hội phát động các phong trào phát triển kinh tế như: Cho vay vốn, phổ biến kinh nghiệm sản xuất, chuyển giao kỹ thuật, công nghệ mới trong nông nghiệp... đã tạo được nhiều việc làm cho người lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Việc làm cho người lao động ở nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)