Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Việc làm cho người lao động ở nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 108 - 120)

2.3.2 .Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

3.2 Những giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm cho ngƣời lao

3.2.5. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn

Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn của tỉnh Vĩnh Phúc, cần nâng cao năng lực trí tuệ, mặt bằng dân trí, tạo cơ hội bình đẳng cho mọi người tiếp cận giáo dục, không ngừng phát triển năng lực cá nhân và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Do vậy, phải ưu tiên và đầu tư thích đáng cho công tác giáo dục đào tạo. Đó là con đường cơ bản để nâng cao trình độ trí tuệ cho nguồn nhân lực nông thôn. Những hoạt động ưu tiên nhằm thực hiện mục tiêu trên là:

- Đào tạo nhân lực cho nông thôn nhằm trang bị cho nông dân các kiến thức cơ bản về những ngành nghề ở nông thôn thông qua các lớp khuyến nông, tạo điều kiện cho nông dân đa dạng hoá hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm tạo việc làm và tăng thu nhập.

- Mở rộng và nâng cấp các Trung tâm đào tạo nghề tại các huyện để tăng quy mô đào tạo và tạo điều kiện thuận lợi về đi lại, ăn ở cho các học viên ở nông thôn tham gia học nghề.

- Đổi mới nội dung chương trình đào tạo cho lao động nông thôn, trong đó đặc biệt quan trọng là xác định nghề để dạy. Xác định ngành nghề đào tạo phải căn cứ năng lực đào tạo của các cơ sở dạy nghề, nhu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động, việc làm và sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

Trong thời gian tới tỉnh cần tập trung đào tạo các ngành nghề: cơ khí chế tạo, điện - điện tử và sửa chữa lắp ráp ôtô, xây dựng… nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho các khu kinh tế, khu công nghiệp đang hình thành của tỉnh. Vĩnh Phúc hiện có trên 1.200 doanh nghiệp lớn nhỏ đóng ở 10 khu công nghiệp của tỉnh với khoảng 70.000 lao động. Theo dự báo của Sở lao động thương binh và xã hội tỉnh đến năm 2010 tỉnh cần thêm 10.000 lao động có tay nghề.

Mặt khác, tỉnh phải mở rộng đào tạo đại trà và thường xuyên các ngành nghề chế biến thủy sản, rau quả, thực phẩm, nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, thú y, chăn nuôi phục vụ cho ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn; đào tạo các ngành nghề phi nông nghiệp, các làng nghề, các ngành dịch vụ, đáp ứng nhu cầu làm việc lúc nông nhàn...

- Đa dạng hóa các hình thức đào tạo nghề cho người lao động ở nông thôn như: đào tạo nghề tạo chỗ gắn liền với tổ chức lại sản xuất kinh doanh và giới thiệu việc làm tại chỗ cho hội viên nông dân. Hình thức này có thể áp dụng cho các hợp tác xã nông nghiệp nông thôn, các làng nghề, tổ chức dạy nghề lưu động cho bà con nông dân về các ngành nghề chăn nuôi bò, lợn, trồng các loại cây đặc sản... mang kỹ thuật ngành nghề đến với học viên, kết hợp vừa học vừa thực hành, dạy nghề một cách trực quan sinh động học viên tận dụng được thời gian lúc nông nhàn, ít tốn kém chi phí... Ngoài ra, có thể tổ chức dạy nghề thông qua xây dựng các mô hình sản xuất điển hình và nhân rộng cho

mọi người cùng làm; có thể gắn chương trình dạy nghề với phong trào nông dân sản xuất giỏi, giúp nhau vượt đói nghèo...

- Có chính sách hỗ trợ và khuyến khích các đơn vị kinh tế, các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, các địa phương tham gia vào công tác dạy nghề cho người lao động nông thôn bị thu hồi đất. Tổ chức nhiều loại hình dạy nghề gắn với giải quyết việc làm tại chỗ cho nông dân.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động dạy nghề, định kỳ sơ kết, tổng kết dạy nghề để rút kinh nghiệm, bổ xung kịp thời cơ chế chính sách, khen thưởng động viên thành tích về dạy nghề và học nghề.

KẾT LUẬN

Đối với nước ta hiện nay, vấn đề tạo việc làm cho người lao động nói chung và người lao động ở khu vực nông thôn nói riêng thực sự là vấn đề kinh tế - xã hội đang được đặt ra một cách bức thiết, trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu của Đảng, Nhà nước và mọi người dân. Cần đổi mới căn bản về tư duy, cơ chế và tìm hướng đi phù hợp cho việc giải quyết nhiệm vụ khó khăn và bức thiết đó. Đó là trách nhiệm của Nhà nước,

của các cấp, các tổ chức xã hội và của bản thân từng người lao động. Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2020 xác định mục tiêu quan trọng hàng đầu là giải quyết việc làm, sử dụng tối đa tiềm năng lao động xã hội. Chương trình việc làm đến năm 2020 có mục tiêu là: bằng mọi biện pháp và hình thức giải quyết việc làm cho phần lớn lao động xã hội, bảo đảm việc làm có đủ thu nhập để người lao động nuôi sống được bản thân và gia đình họ; đồng thời, đóng góp một phần cho xã hội.

Vĩnh Phúc là tỉnh có mật độ dân số cao, bình quân đất canh tác chỉ có 445 m2/ người, thấp hơn nhiều so với bình quân chung của cả nước và vùng đồng bằng Bắc Bộ. Tỷ lệ lao động nông thôn còn chiếm 74,94% (năm 2008), chất lượng nguồn nhân lực còn thấp. Thu nhập của lao động nông thôn thấp hơn nhiều các khu vực kinh tế khác. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn còn nhiều bất cập. Vĩnh Phúc xác định muốn thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH phải giải quyết được vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Vì vậy, vấn đề việc làm cho người lao động ở nông thôn luôn được các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức xã hội quan tâm hàng đầu để thực hiện đẩy mạnh CNH, HĐH phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Khi nghiên cứu vấn đề "Việc làm cho người lao động ở nông thôn tỉnh Vĩnh phúc", luận văn xác định, cơ sở lý luận để luận văn nghiên cứu, khảo sát tình hình giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn được xem xét từ khái niệm việc làm nói chung và việc làm của người lao động ở nông thôn nói riêng trong điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ở nông thôn dưới tác động của quá trình CNH, HĐH. Vì người lao động ở nông thôn là những người lao động nói chung được quy định trong Bộ luật Lao động nhưng sinh sống và làm việc ở nông thôn. Công việc của họ gắn liền với điều kiện tự nhiên nơi họ sinh sống và chịu tác động bởi những đặc điểm

Luận văn đã nghiên cứu thực trạng việc làm cho người lao động ở nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc, đưa ra những đánh giá chung và rút ra những vấn đề mà tỉnh Vĩnh Phúc cần quan tâm giải quyết trong thời gian tới. Trước xu thế hội nhập kinh tế thế giới, trong cơ chế thị trường, kinh tế nông nghiệp, nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc phải phát triển theo hướng kinh tế hàng hóa nhằm nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế giới. Người lao động ở nông thôn tỉnh phải tự khẳng định mình, đứng vững trong cạnh tranh, hội nhập và phân công lao động trong nước và quốc tế.

Trên cơ sở đó, luận văn đưa ra những giải pháp mong muốn góp phần giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc. Song do thời gian và khả năng nghiên cứu của tác giả nên luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự chỉ dẫn, góp ý, bổ sung của các thầy cô để luận văn được hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Văn Bảnh (2003), "Kinh nghiệm đào tạo nghề cho lao động nông thôn", Lao động và Xã hội, (259), tr.14.

2. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2001), Báo cáo sử dụng kết quả điều tra lao động - việc làm hàng năm để xây dựng chính sách giải quyết việc làm.

3. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2002), Số liệu thống kê lao động - việc làm ở Việt Nam 2001.

4. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2003), Số liệu thống kê lao động - việc làm ở Việt Nam 2002.

5. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2004), Số liệu thống kê lao động - việc làm ở Việt Nam 2003.

6. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2005), Số liệu thống kê lao động - việc làm ở Việt Nam 2004.

7. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2006), Số liệu thống kê lao động - việc làm ở Việt Nam 2005.

8. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2007), Số liệu thống kê lao động - việc làm ở Việt Nam 2006.

9. Bộ Lao động Thương binh và xã hội (2006), Báo cáo kết quả điều tra lao động việc làm 1-7-2005.

10.Bộ luật Lao động Nước CHXHCN Việt Nam (2003), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

11.Bùi Quang Bình (2007), “ Sử dụng nguồn nhân lực nông thôn Việt Nam: Thực trạng và giải pháp”, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng.

12.Ngô Đức Cát (2005), "Thực trạng thu hồi đất nông nghiệp và ảnh hưởng của nó tới lao động nông nghiệp", Tạp chí Kinh tế và phát triển. 13.Nguyễn Sinh Cúc (2002), "Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động

nông thôn", Tạp chí Cộng sản, (14), tr.43.

14.Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc, Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc các năm từ 1997 -2008.

15.Trịnh Đình Dũng (2007), “ Vĩnh Phúc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, gắn với từng bước thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội”, cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc,15-02-2007.

16.“Dạy nghề và giải quyết việc làm đối với một địa phương có nhiều khu công nghiệp tập trung” (25-04-2009), Trang thông tin điện tử, Bộ lao động- Thương binh và xã hội.

17.Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

18.Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

19.Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế, (2003), Nhà xuất bản Thông kê, Hà Nội.

20.Đoàn Thị Hải (2005), Giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hoá ở nước ta hiện nay, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giáo viên lý luận chính trị, Đại học Quốc Gia Hà Nội.

21.Nguyễn Thị Hằng (2003), "Đẩy mạnh xuất khẩu lao động ở nông thôn, góp phần xoá đói giảm nghèo", Tạp chí Cộng sản, (4+5).

22.Hoàng Hùng, Trần Hưng, Kiều Thắng (04-06-2009), “Giải quyết vấn đề lao động nông thôn mất hoặc thiếu việc làm”, Báo Nhân Dân điện tử.

23.Dương Đức Lân (2005), "Về dự án thí điểm dạy nghề cho lao động nông thôn", Lao động và Xã hội, (259), tr.3.

24.Hoàng Nam ( 2007), “ Việc làm cho lao động nông thôn ở Quảng Ngãi: bài toán khó giải”, Báo Kinh tế nông thôn.(28-11-2007)

25.Huyền Ngân (2005), "Thái Bình tăng tốc giải quyết việc làm", Thời báo Kinh tế Việt Nam, (153).

26.Hoàng Kim Ngọc (2003), "Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ góp phần tạo việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn", Lao động và Xã hội, (209), tr.26.

27.Vũ Văn Phúc (2005), "Giải quyết việc làm và sử dụng hợp lý nguồn nhân lực lao động nông thôn Việt Nam hiện nay", Tạp chí Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, (42), tr.14.

28.Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc(2007), Báo cáo tổng quan tình hình nông nghiệp thời kỳ 2001 -2007 và phương hướng nhiệm vụ phát triển nông nghiệp nông thôn đến năm 2010.

29.Sở Lao động Thương binh và xã hội tỉnh Vĩnh Phúc(2007), Báo cáo kết quả thực hiện xoá đói giảm nghèo - việc làm, đào tạo nghề 2007 và phương hướng nhiệm vụ thời gian tới.

30.Sở Lao động Thương binh và xã hội tỉnh Vĩnh Phúc(2008), Báo cáo kết quả thực hiện xoá đói giảm nghèo - việc làm, đào tạo nghề 2008 và phương hướng nhiệm vụ thời gian tới.

31.Sở Lao động, Thương binh và xã hội tỉnh Vĩnh Phúc, Báo cáo tổng kết công tác xoá đói giảm nghèo và việc làm 2001 -2007.

32.Sở Lao động, Thương binh và xã hội tỉnh Vĩnh Phúc(2007), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ lao động, thương binh và xã hội năm 2007, phương hướng, nhiệm vụ năm 2008.

33.Sở Lao động, Thương binh và xã hội tỉnh Vĩnh Phúc, (2008), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ lao động, thương binh và xã hội năm 2008, phương hướng, nhiệm vụ năm 2009.

34.Bùi Tất Thắng (2006), Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam,

Nhà xuất bản Khoa học-Xã hội, Hà Nội.

35.Vũ Đình Thắng (2002), "Vấn đề việc làm cho lao động ở nông thôn",

Tạp chí kinh tế và phát triển, tr.21.

36.Đoàn Tất Thảo (2008), “Quan tâm lao động nông thôn không còn đất”,

Báo lao động điện tử, (186).

37.Phạm Ngọc Thẩm (2007), “ Giải pháp phát triển nghề làm vườn và kinh tế VAC, Báo Vĩnh phúc,(1.247)

38.Phạm Quý Thọ (2003), Thị trường lao động Việt Nam- Thực trạng và giải pháp phát triển, Nxb Lao động - Xã hội.

39.Tổng cục thống kê (2008), Thông cáo báo trí về số liệu thống kê kinh tế, xã hội năm 2008, Hà Nội.

41.Đỗ Thế Tùng (2002), "Ảnh hưởng một nền kinh tế trí thức tới vấn đề giải quyết việc làm ở Việt Nam", Tạp chí Lao động và Công đoàn, (6). 42.Trường Đại học Kinh Tế Quốc dân (2005), Những vấn đề cơ bản về

kinh tế vĩ mô, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

43.Quốc Việt (2009), “Giải pháp nào cho lao động và việc làm ở nông thôn”, Báo Hậu Giang điện tử.(03-06-2009).

44.Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Vĩnh Phúc, (2006), Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010.

45. Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Vĩnh Phúc, (2005), Nghị quyết về việc dạy nghề cho lao động nông thôn, lao động ở vùng dành đất cho phát triển công nghiệp, dịch vụ và đô thị trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2005-2010.

46.// www.vinhphuc.gov.vn/ – Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc. 47.// www.namdinh.gov.vn/ – Cổng thông tin điện tử tỉnh Nam Định. 48.// www.thanhhoa.gov.vn/ – Cổng thông tin điện tử tỉnh Thanh Hóa. 49.// www.thaibinh.gov.vn/ – Cổng thông tin điện tử tỉnh Thái Bình.

MỞ ĐẦU ... 1

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VIỆC LÀM CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG Ở NÔNG THÔN ... 6

1.1. Việc làm cho ngƣời lao động ở nông thôn ... 6

1.1.1. Những khái niệm cơ bản ... 6

1.1.2. Đặc điểm của việc làm ở nông thôn ... 12

1.1.3 Đặc điểm của lực lượng lao động ở nông thôn ... 17

1.1.4. Một số mô hình việc làm và giải quyết việc làm ở nông thôn ... 21

1.2. Các nhân tố ảnh hƣởng đến việc làm của lao động ở nông thôn ... 23

1.2.1. Vai trò của nhà nước ... 23

1.2.2. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) ... 24

1.2.3. Đô thị hóa ... 26

1.2.4 Khả năng đáp ứng của người lao động ... 28

1.2.5. Vốn đầu tư ... 28

1.3. Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho ngƣời lao động ở nông thôn của một số địa phƣơng ... 30

1.2.1. Kinh nghiệm của Nam Định ... 30

1.2.2. Kinh nghiệm của Thanh Hoá ... 32

1.2.3. Kinh nghiệm của Thái Bình ... 33

1.2.4 Một số bài học kinh nghiệm có thể vận dụng ở Vĩnh Phúc ... 34

Chương 2:THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở VĨNH PHÚC ... 36

2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ảnh hƣởng tới việc làm của ngƣời lao động nông thôn ở Vĩnh Phúc ... 36

2.1.2. Dân số và lao động ... 39

2.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội ... 40

2.2. Tình hình việc làm của ngƣời lao động nông thôn ở Vĩnh Phúc ... 47

2.2.1. Qui mô và cơ cấu của lực lượng lao động ở nông thôn Vĩnh Phúc .... 47

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Việc làm cho người lao động ở nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 108 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)