Khả năng đáp ứng của người lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Việc làm cho người lao động ở nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 30)

1.2. Các nhân tố ảnh hƣởng đến việc làm của lao động ở nông thôn

1.2.4 Khả năng đáp ứng của người lao động

Ở các nước đang phát triển, trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật, ... của lao động nông nghiệp, nông thôn thường rất thấp, do vậy khi tiến hành CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, xây dựng và phát triển các đô thị, phát triển các ngành phi nông nghiệp gắn với nền kinh tế thị trường, cơ hội tìm kiếm công ăn việc làm của lao động nông nghiệp ở các đô thị là rất khó khăn. Ngay cả trong sản xuất nông nghiệp ngày nay - thời đại khoa học công nghệ - lao động nông nghiệp cũng đòi hỏi phải được đào tạo và đào tạo lại. Cùng với tiến trình đô thị hóa, CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn đặt ra những yêu cầu mới cho người lao động, đòi hỏi người lao động phải nâng cao năng lực, trình độ của mình. Nếu người lao động nông nghiệp nói riêng, người lao động trong các ngành nói chung không được đào tạo và đào tạo lại đáp ứng yêu cầu mới, thì tự họ sẽ mất công ăn việc làm, cơ hội tìm kiếm việc làm sẽ rất khó khăn tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm là không thể tránh khỏi.

Thực trạng về lao động và việc làm ở các nước đang phát triển đã chứng minh: lao động có tay nghề cao, có trình độ chuyên môn giỏi đang rất thiếu, trong khi lao động thủ công và lao động có tay nghề thấp lại thừa với số lượng lớn. Do vậy, muốn giải quyết được công ăn việc làm cho lao động nông nghiệp cần thiết phải quan tâm tới việc đào tạo, đào tạo lại đội ngũ người lao động nông nghiệp nói riêng, lao động xã hội nói chung theo cơ cấu lao động hợp lý, phù hợp với từng giai đoạn đô thị hóa, CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Việc làm cho người lao động ở nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)