Điều kiện kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Việc làm cho người lao động ở nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 42 - 49)

2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ảnh hƣởng tới việc làm của

2.1.3. Điều kiện kinh tế-xã hội

Năm 1997, khi mới tái lập, Vĩnh Phúc là một tỉnh thuần nông, thu ngân sách chưa đầy 100 tỉ đồng/năm. Sau hơn 10 năm xây dựng và phát triển, Vĩnh Phúc đã đạt trên 4.500 tỉ đồng/năm thu ngân sách trên địa bàn, trở thành 1 trong số 10 tỉnh, thành phố thu hút đầu tư lớn nhất cả nước.

Là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, năm 1997, Vĩnh Phúc được tái lập với điểm xuất phát thấp: Kinh tế thuần nông, tỷ trọng nông nghiệp chiếm trên 52% giá trị GDP, công nghiệp chỉ chiếm trên 12%; thu nhập bình quân đầu người xấp xỉ 140 USD. Thời gian qua, với sự nỗ lực phấn đấu của Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh, Vĩnh Phúc đã đạt được những thành tựu quan trọng và toàn diện về phát triển kinh tế - xã hội. Kinh tế của tỉnh đạt tốc độ tăng trưởng cao, GDP tăng 16,84%, chuyển dịch mạnh theo hướng CNH, HĐH. Năm 2008, cơ cấu kinh tế của tỉnh là: công nghiệp: 57%, dịch vụ: 25,7%, nông nghiệp: 17,3%. GDP bình quân đầu người đạt 750 USD/năm [14]. Thu ngân sách đạt kết quả cao. Từ năm 2004, tỉnh đó tự cân đối được ngân sách và có đóng góp cho ngân sách trung ương. Thu hút đầu tư trên địa bàn tăng mạnh. Trong 5 năm (2001 - 2005) tỉnh thu hút được 450 dự án với tổng số vốn đầu tư gần 2 tỉ USD, trong đó có 74 dự án FDI (đầu tư nước ngoài), 376 dự án DDI (đầu tư trong nước), chiếm trên 90% tổng số dự án đã thu hút từ trước đến nay.[15]

Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường. Đời sống nhân dân ổn định và được cải thiện. Bộ mặt của cả đô thị và nông thôn có nhiều đổi mới.

Các lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, kết hợp hài hoà với tăng trưởng kinh tế. Giáo dục và đào tạo phát triển ổn định và vững chắc. Tỉnh đó phổ cập trung học cơ sở và phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi từ năm 2002. Nhiều năm nay, Vĩnh Phúc luôn là một trong những tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về số lượng học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng, về số lượng và chất lượng học sinh giỏi quốc gia; 7 năm liên tục kể từ năm 2000, năm nào tỉnh cũng có học sinh đạt giải quốc tế, trong đó có 1 Huy chương vàng Ô-lim-pic và 1 Huy chương vàng môn vật lý quốc tế. Các lĩnh vực khoa học công nghệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, thực hiện các chính sách xã hội đạt nhiều kết quả tích cực. Hằng năm tỉnh giải quyết việc làm mới cho trên 20.000 lao động, giảm từ 2% đến 3% hộ nghèo[15]. Chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng - an ninh được tăng cường, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Bộ máy chính quyền các cấp được kiện toàn, từng bước nâng cao năng lực, hiệu lực quản lý và điều hành. Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể có nhiều đổi mới, đóng góp tích cực vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Năm 2008, trong điều kiện có nhiều khó khăn, nhưng Vĩnh Phúc vẫn đạt tốc độ tăng trưởng cao, GDP tăng 17% so với năm 2007. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch mạnh theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp.[14]

Để đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, những năm qua Vĩnh Phúc đã thực hiện nhiều giải pháp, mà đột phá là cải thiện môi trường đầu tư, môi trường sản xuất kinh doanh, nhằm giải phóng sức sản xuất của mọi thành phần kinh tế, thu hút mạnh các nguồn lực cả bên trong và bên ngoài cho đầu tư phát triển.

Bên cạnh chú trọng khai thác nội lực, Vĩnh Phúc rất quan tâm huy động các nguồn lực từ bên ngoài, bởi nội lực của Vĩnh Phúc chỉ giải quyết tăng trưởng từ 7% - 8%. Muốn tăng trưởng khoảng 15% tỉnh xác định cần 40% nguồn lực tài chính từ bên ngoài. Cụ thể, trong giai đoạn từ năm 2006 - 2010, Vĩnh Phúc phải huy động được 24 ngàn tỉ đồng từ bên ngoài mới thực hiện được mục tiêu tăng trưởng đã đề ra [15]. Thực tế những năm qua cho thấy nguồn lực từ bên ngoài đóng vai trò rất quan trọng cho sự tăng trưởng cao của tỉnh Vĩnh Phúc

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XIV (nhiệm kỳ 2005 - 2010) đó xác định: "Trong những năm tới, tiếp tục đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, đi đôi với nâng cao chất lượng tăng trưởng trên cơ sở đặc biệt quan tâm đến phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn, lấy phát triển công nghiệp làm nền tảng, đẩy mạnh phát triển và nâng cao chất lượng các lĩnh vực dịch vụ, trong đó lấy phát triển du lịch làm mũi nhọn". Với định hướng trên, Vĩnh Phúc phấn đấu từ nay đến năm 2010 duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế 14% - 14,5%/năm; GDP bình quân đầu người đạt 1.300 - 1.500 USD. Giai đoạn từ năm 2010 - 2020 đạt nhịp độ tăng trưởng bình quân 13%/năm; GDP bình quân đầu người năm 2015 đạt 3.000 USD và đến năm 2020 đạt 5.500 đến 6.000 USD. [15]

Trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, để tạo sự phát triển bền vững, từng bước thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, Vĩnh Phúc đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII (nhiệm kỳ 2001 - 2005) đã đề ra 10 chương trình kinh tế - xã hội, trong đó có 4 chương trình liên quan trực tiếp đến lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Sau Đại hội XIII, Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 10/NQ-TU về chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp,

nuôi, thủy sản, tăng giá trị trên một đơn vị diện tích, tăng thu nhập, nâng cao đời sống nông dân, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn.

Tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách nhằm xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, quy hoạch và đầu tư cho nông thôn, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, nâng cao đời sống nông dân như: kiên cố hóa kênh mương và mặt đê; miễn thủy lợi phí cho nông dân; hỗ trợ các chương trình, dự án chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, dồn ghép ruộng đất, nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về giống cây trồng, vật nuôi; hỗ trợ các xã nghèo, hộ nghèo, xây nhà đại đoàn kết, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh gia súc, gia cầm; dạy nghề cho lao động nông thôn, nhất là lao động ở vùng dành đất cho phát triển công nghiệp, phát triển các lĩnh vực văn hóa - xã hội, bảo đảm an ninh - quốc phòng. Chỉ riêng giai đoạn từ năm 2001 - 2007, tổng kinh phí đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn của tỉnh gần 2.000 tỉ đồng. Do vậy, tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp đạt bình quân 7,1%/năm; tỷ trọng ngành chăn nuôi tăng từ 28,16% lên 39,07%, trồng trọt giảm từ 67,8% còn 56,41%. Bước đầu hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung có giá trị kinh tế cao, cho thu nhập từ 50 - 70 triệu đồng/ha, có nơi đạt hàng trăm triệu đồng/ha [15]. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật nông thôn được tăng cường, nhất là hệ thống giao thông, thủy lợi, điện, trường học, trạm y tế, trụ sở làm việc... Các lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục, xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm có nhiều tiến bộ. Đời sống nông dân từng bước được cải thiện, nâng cao.

Tuy nhiên, Vĩnh Phúc là tỉnh có mật độ dân số cao, bình quân đất canh tác chỉ có 445 m2

/ người, thấp hơn nhiều so bình quân chung của cả nước và vùng đồng bằng Bắc Bộ. Tỷ lệ lao động nông thôn chiếm 74,94 % tổng số lực lượng lao động (năm 2008) [14]. Chất lượng nguồn nhân lực còn thấp. Thu

nhập của lao động nông nghiệp thấp hơn nhiều các khu vực kinh tế khác. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn còn nhiều bất cập.

Tóm lại, nghiên cứu khái quát đặc điểm về điều kiện tự nhiên, dân số và lao động và điều kiện kinh tế - xã hội đối với vấn đề việc làm cho người lao động ở nông thôn, Vĩnh Phúc có những thuận lợi và khó khăn sau:

* Thuận lợi :

1- Vĩnh Phúc nằm ở vị trí địa lý thuận lợi có nhiều đầu mối giao thông quan trọng (đường bộ, hàng không, đường thuỷ) toả đi khắp đất nước và thông thương ra quốc tế; gần kề thủ đô Hà Nội và một số khu công nghiệp lớn, là lợi thế để tỉnh tiếp thu sự lan toả, tận dụng cơ hội phát triển năng động nền kinh tế của mình.

2- Địa hình bao gồm cả miền núi, trung du và đồng bằng, là điều kiện thuận lợi cho tỉnh phát triển các loại hình sản xuất đa dạng, phong phú; trong đó quỹ đất đai lớn phù hợp cho việc phát triển các khu, cụm công nghiệp tập trung, thu hút đầu tư trong và ngoài nước.

3-Tỉnh có tiềm năng phát triển du lịch lớn tầm cỡ quốc gia, có điều kiện phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí, thúc đẩy phát triển kinh tế và tạo việc làm cho dân cư.

4-Trên địa bàn đã hình thành một mạng lưới cơ sở hạ tầng giao thông, công nghiệp và hệ thống đô thị khá phát triển trải đều khắp, làm hạt nhân thúc đẩy phát triển kinh tế tỉnh.

5- Tỉnh có hệ thống giáo dục - đào tạo khá hoàn chỉnh, đặc biệt là giáo dục phổ thông. Đây là cơ sở nền tảng để tỉnh nhanh chóng cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, phát triển thành một trung tâm giáo dục và đào tạo của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và của cả nước.

6- Tiềm năng lớn nhất là con người Vĩnh Phúc thông minh, sáng tạo trong lao động, nhạy bén với cái mới và biết nhân rộng cái mới. Lực lượng lao động dồi dào, đây là nguồn lực quý để phát triển kinh tế - xã hội, một khi tỉnh có chính sách đúng đắn để phát triển và sử dụng nguồn lực này.

7 -Việc Vĩnh Phúc trở thành một trong 8 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đã nâng cao vị thế của tỉnh trong vùng Đồng bằng Sông Hồng và trên cả nước; tương lai sẽ là địa bàn phát triển quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, mang thêm các chức năng cấp vùng. Điều nay đó mở ra cơ hội lớn cho tỉnh trong việc huy động nguồn hỗ trợ từ trung ương, từ Hà Nội và từ các tỉnh bạn.

8- Cuối cùng, yếu tố nhân văn là một yếu tố cơ bản nhất, quyết định khả năng biến những tiềm năng và lợi thế của tỉnh có thể trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội. Vĩnh Phúc là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, có nền văn hóa dân gian đặc sắc mang đậm dấu ấn của văn hóa Hùng Vương và Kinh Bắc Thăng Long, có lịch sử khoa bảng với lối sống và đạo đức chuẩn mực luôn được giữ gìn và phát huy đến ngày nay. Nguồn lao động của tỉnh dồi dào, chủ yếu là lao động trẻ có kiến thức văn hóa; có đội ngũ cán bộ quản lý nhanh nhậy, có trình độ tiếp cận nhanh với yêu cầu đổi mới của đất nước, tạo ra được khung thể chế khá hoàn chỉnh, thúc đẩy nền kinh tế tỉnh phát triển nhanh trong điều kiện hội nhập.

* Khó khăn:

1- Vĩnh Phúc là tỉnh có mật độ dân số cao, bình quân đất canh tác chỉ có 445 m2/ người, thấp hơn nhiều so bình quân chung của cả nước và vùng đồng bằng Bắc Bộ. Đây là khó khăn, thách thức lớn trong vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn của tỉnh.

lao động đã qua đào tạo thấp; tỷ lệ lao động nông nghiệp chiếm 74,94% tổng lực lượng lao động, áp lực về giải quyết việc làm ở đô thị cũng như ở nông thôn còn lớn.

3- Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước mới hình thành nên đội ngũ cán bộ quản lý mỏng, thiếu đội ngũ cán bộ khoa học và doanh nhân giỏi.

4- Nguồn tài nguyên thiên nhiên nghèo, tuy có trữ lượng than nhưng vẫn ở dạng tiềm năng, đã khai thác nhưng chưa đáng kể. Cần phải tiếp tục đầu tư để có kế hoạch khai thác, sử dụng và phát triển ngành công nghiệp này.

5- Đầu tư trực tiếp cho khu vực nông nghiệp còn ít, hạn chế khả năng chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp và tăng thu nhập của đại bộ phận nông dân.

6 - Chưa khai thác hết các tiềm năng, lợi thế của tỉnh, đặc biệt lợi thế phát triển dịch vụ, du lịch và thương mại; chưa phát huy lợi thế gắn với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (liên kết về hạ tầng, chuyển giao công nghệ, phối hợp đào tạo nguồn nhân lực và phối hợp phát triển dịch vụ du lịch thương mại).

Tóm lại, những thuận lợi và khó khăn trên đã tác động lớn tới quá trình phát triển kinh tế - xã hội và giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Việc làm cho người lao động ở nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 42 - 49)