Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý vốn tại doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn tại công ty TNHH toàn tiến, bắc ninh (Trang 36 - 42)

1.1.1 .Các công trình nghiên cứu liên quan

1.2. Cơ sở lý luận về quản lý vốn tại doanh nghiệp

1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý vốn tại doanh nghiệp

Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý vốn tại doanh nghiệp được chia thành ba loại chính là: các nhân tố mang tính chủ quan, từ chính bên trong doanh nghiệp; các nhân tố mang tính khách quan, xuất phát từ bên ngoài doanh nghiệp và các nhân tố đặc thù của doanh nghiệp sản xuất giấy. Cụ thể như sau:

1.2.3.1.Các nhân tố chủ quan

Là các nhân tố xuất phát từ phía doanh nghiệp, gồm các nhân tố cụ thể sau đây:

-Một là, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

Chiến lược kinh doanh là việc xác định các mục tiêu chủ yếu dài hạn của doanh nghiệp. Từ đó, chọn lựa phương thức hành động và phân bổ các tài nguyên thiết yếu của DN để thực hiện các mục tiêu, trong đó có tài nguyên vốn, vậy nên sẽ ảnh hưởng tới công tác quản lý vốn. Nếu không có kế hoạch kinh doanh, dẫn đến không có kế hoạch quản lý vốn cụ thể và không thể chủ

động về nguồn vốn. Hơn nữa, do không thể chủ động về nguồn vốn, nên DN không có kế hoạch trả vốn. Nhiều đơn vị đã sử dụng vốn vay ngân hàng gấp hàng chục lần vốn điều lệ, không định ra mức vay tối đa để đảm bảo an toàn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Điều này rất nguy hiểm, là đầu mối dẫn đến doanh nghiệp phải đóng cửa, phá sản… Do vậy, có thể khẳng định rằng chiến lược kinh doanh là nhân tố ảnh hưởng quan trọng nhất đối với công tác quản lý vốn tại doanh nghiệp.

- Hai là, bộ máy quản lý vốn

Chúng ta biết rằng, con người là nhân tố quan trọng nhất của bộ máy quản lý. Bộ máy quản lý hợp lý hay không là do người đứng đầu doanh nghiệp xây dựng và sắp xếp. Xây dựng bộ máy quản lý nếu không hợp lý (quá nhiều người) sẽ gây ra lãng phí. Bộ máy quản lý vốn phụ thuộc vào:

+ Năng lực lãnh đạo của doanh nghiệp

Đây là nội dung quan trọng, tác động rất lớn tới công tác quản lý vốn tại doanh nghiệp. Ban lãnh đạo tại doanh nghiệp được ví như người thuyền trưởng, chèo lái doanh nghiệp đi theo đường hướng nhất định nhằm đạt mục đích đã đề ra. Do vậy yêu cầu người lãnh đạo đó cần có cả tâm và tầm, có cả tài và đức. Bởi, Ban lãnh đạo là những người làm đầu mối vạch ra chiến lược kinh doanh, ra quyết định thực hiện kế hoạch, tổ chức, theo dõi, kiểm tra giám sát việc thực hiện kế hoạch. Bên cạnh đó, Ban lãnh đạo còn phải là những người biết truyền cảm hứng, động viên, khích lệ nhân viên hăng hái cống hiến cho doanh nghiệp.

Mặt khác, Ban lãnh đạo còn có vai trò quan trọng trong việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ tại doanh nghiệp, quyết định việc xây dựng kế hoạch thu chi, quy định mức tiền lương, thu nhập tăng thêm, phúc lợi xã hội và việc trích lập các quỹ tại doanh nghiệp.

+ Đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý vốn

Cán bộ làm công tác quản lý vốn cũng đòi hỏi phải có năng lực và trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có kinh nghiệm công tác để đưa công tác quản lý vốn của doanh nghiệp ngày càng hoàn thiện, tuân thủ các chế độ, quy định của nhà nước về vốn tại doanh nghiệp.

Tổ chức bộ máy trực tiếp quản lý vốn tại các doanh nghiệp thường bao gồm: Ban Giám đốc (thường cử một Phó giám đốc tài chính chuyên trách), Trưởng Phòng vốn, Phòng vốn.

+ Lực lượng lao động tại doanh nghiệp

Con người là một trong các yếu tố đầu vào quan trọng nhất của doanh nghiệp. Nếu ví Ban lãnh đạo doanh nghiệp là những người thuyền trưởng thì người lao động giống như những người trực tiếp chèo thuyền. Con thuyền doanh nghiệp có đi đến đích đã được vạch ra hay không lại phụ thuộc không nhỏ vào những người trực tiếp cầm mái chèo. Vậy nên để có một kết quả cao đòi hỏi người lao động phải có tay nghề vững vàng, thái độ làm việc nghiêm túc, trách nhiệm, tác phong làm việc khoa học, chấp hành nội quy, quy chế của doanh nghiệp, đặc biệt là sự trung thành, tận tâm với doanh nghiệp. Trong lực lượng lao động, cán bộ phân tích tài chính có ảnh hưởng lớn nhất tới khả năng quản lý vốn của doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện nhiều doanh nghiệp chưa quan tâm hoặc quan tâm chưa đúng mức đến công tác này.

1.2.3.2. Các nhân tố khách quan

Là các nhân tố xuất phát từ bên ngoài doanh nghiệp, doanh nghiệp chịu sự tác động và bị ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực, bao gồm các nhân tố sau đây:

-Một là, môi trường chính trị - luật pháp

Môi trường chính trị-luật pháp liên quan đến luật, chính sách và các quy tắc không chính thức, cũng như các cơ quan thi hành chúng. Chẳng hạn như luật cạnh tranh, các luật thuế,….Một môi trường chính trị- luật pháp ổn

định tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động xuyên suốt, cạnh tranh lành mạnh, do đó đem lại kết quả kinh doanh tốt, đạt được lợi nhuận cao, do vậy công tác quản lý vốn sẽ gặp thuận lợi.

- Hai là, môi trường kinh tế

Trạng thái của môi trường kinh tế vĩ mô xác định sự lành mạnh, thịnh vượng của nền kinh tế, luôn gây ra những tác động đến các doanh nghiệp và các ngành. Môi trường kinh tế chỉ bản chất và các định hướng của nền kinh tế trong đó doanh nghiệp hiểu một cách tương đối. Bốn nhân tố quan trọng của môi trường kinh tế vĩ mô là: tăng trưởng kinh tế, mức lãi suất, tỷ giá hối đoái, lạm phát. Môi trường kinh tế vĩ mô ổn định và thuận lợi là tiền đề giúp doanh nghiệp quản lý vốn tiết kiệm, đầu tư kinh doanh thuận lợi; ngược lại hoạt động kinh doanh bất lợi thì công tác quản lý vốn sẽ gặp khó khăn hơn rất nhiều.

-Ba là, môi trường văn hoá – xã hội

Sự tác động của các yếu tố văn hoá - xã hội thường có tính dài hạn và tinh tế hơn so với các yếu tố khác, thậm chí nhiều lúc khó nhận biết như: quan niệm về đạo đức, thẩm mỹ, về lối sống, về nghề nghiệp; những phong tục tập quán, truyền thống; những quan tâm và ưu tiên của xã hội; trình độ nhận thức, học vấn chung của xã hội... Doanh nghiệp cũng phải tính đến thái độ tiêu dùng, sự thay đổi tháp tuổi, nơi làm việc và gia đình. Điều này ảnh hưởng tới việc doanh nghiệp quyết định đầu tư vốn cho sản phẩm nào, do đó ảnh hưởng tới nhu cầu vốn lưu động. Vì vậy ảnh hưởng tới công tác quản lý vốn tại doanh nghiệp.

-Bốn là, môi trường công nghệ thông tin

Đây là loại nhân tố có ảnh hưởng lớn, trực tiếp đến các lĩnh vực, ngành cũng như doanh nghiệp, đặc biệt là công tác quản lý vốn. Nếu môi trường công nghệ thông tin tốt, doanh nghiệp được tiếp cận và sử dụng phần mềm

chuyên nghiệp cho quản lý vốn rõ ràng sẽ gọn nhẹ và khoa học hơn việc phải theo dõi, quản lý thủ công.

1.2.3.3. Nhân tố đặc thù của doanh nghiệp sản xuất giấy -Thứ nhất, đặc thù của ngành giấy

Những năm qua, ngành giấy Việt Nam có tốc độ phát triển tương đối nhanh, huy động được các nguồn lực cho sản xuất kinh doanh phát triển đúng hướng, đáp ứng phần lớn nhu cầu tiêu dùng trong nước. Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế như việc xây dựng - nhà máy còn chưa chú trọng gắn kết chặt chẽ với vùng nguyên liệu, tình trạng mất cân đối về nguyên liệu vẫn xảy ra; việc quy hoạch phát triển vùng trồng cây nguyên liệu làm còn chậm, chưa theo kịp nhu cầu sản xuất trước mắt vào những năm sắp tới; triển khai các dự án đầu tư phát triển còn chưa tính đầy đủ, cân đối tổng thể. Kế hoạch đến năm 2020, dự án sản xuất giấy cần phải được triển khai nhanh chóng tránh tình trạng mất cân đối. Để triển khai các Dự án này, điều kiện tiên quyết là vốn, câu hỏi chưa bao giờ mới mà cũng chưa bao giờ lạc hậu đối với ngành giấy Việt Nam. Theo tổng Công ty giấy Việt Nam, bước và hội nhập kinh tế khu vực, ngành giấy là một trong những ngành gặp khó khăn nhiều nhất do trình độ công nghệ lạc hậu, giá thánh sản xuất cao và hệ số sử dụng công suất thấp nhất trong khu vực (mới đạt 51,9%). Ngoài ra, cũng vì công nghệ kém nên ngành giấy đành phải xài sang. Trong khi có nhiều nước tỷ lệ, chất độn trong giấy lên đến 40% thì giấy của Việt Nam được sản xuất gần như từ bột giấy loại tốt. Tình trạng lệ thuộc quá nhiều vào nguồn bột giấy nhập khẩu (khoảng 70% nhu cầu) cũng góp phần làm cho giá giấy trong nước cao. Hiện nay, giấy trên thị trường thế giới đang thừa nên giá giảm. Bất cập lớn nhất của ngành giấy Việt Nam hiện nay là những khó khăn trong giải quyết vùng rừng nguyên liệu và cân đối giữa sản xuất bột và sản xuất giấy. Số liệu của Hịêp hội giấy Việt Nam tại cuộc họp với Bộ công nghiệp gần đây cho thấy: Trong

khi công suất các nhà máy bột trong nước có thể lên tới 320 nghìn tấn/năm thì sản xuất thực tế chỉ đạt 250 nghìn tấn/năm. Có rất nhiều nhà máy hoặc dây chuyền sản xuất bột không hoạt động vì lý do chi phí môi trường quá cao. Một nguyên nhân gián tiếp làm giảm sức cạnh tranh của các doanh nghiệp này là thủ tục đầu tư quá nhiêu khê. Do vốn liếng không có, nên các doanh nghiệp phải vay gần như toàn bộ vốn đầu tư cho các dự án đổi mới công nghệ để tăng khả năng cạnh tranh. Hơn bao giờ hết, đứng trước xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, vấn đề về vốn và quản lý vốn luôn là vấn đề làm đau đầu các nhà quản lý của ngành giấy Việt Nam hiện nay.

-Thứ hai, là đặc thù về vốn với doanh nghiệp sản xuất giấy

Đối với các doanh nghiệp sản xuất giấy giấy, nhu cầu vốn cố định lớn do phải đầu tư máy móc, dây chuyền công nghệ bởi công nghệ thay đổi liên tục. Đặc biệt với những doanh nghiệp xuất khẩu giấy thì sự đầu tư cho công nghệ là vô cùng quan trọng, bởi doanh nghiệp không những phải cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước mà còn phải cạnh tranh trực tiếp với các doanh nghiệp nước ngoài. Bên cạnh đó, nhu cầu vốn lưu động với doanh nghiệp sản xuất giấy giấy là đặc biệt quan trọng. Với doanh nghiệp phải nhập khẩu nguyên liệu thì khâu phân loại nguyên vật liệu đầu vào tốt giúp tiết kiệm nguyên liệu. Mặt khác, nếu khâu bán hàng không tốt thì hàng tồn kho, các khoản phải thu lớn sẽ dẫn tới việc quản lý vốn không tốt. Như vậy có thể nói, vấn đề quản lý vốn với doanh nghiệp sản xuất giấy giấy đòi hỏi phải quản lý vốn cố định và vốn lưu động phải tốt ngang nhau. Nếu thiên lệch về một mảng nào đều có thể gây thiệt hại cho doanh nghiệp nặng nề. Đây thực sự là bài toán không hề dễ cho Ban lãnh đạo của các doanh nghiệp sản xuất giấy.

Nhận xét: Với những đặc thù chung của ngành giấy và doanh nghiệp sản xuất giấy nêu trên, có thể khẳng định rằng công tác quản lý vốn tại doanh

nghiệp sản xuất giấy cần phải quan tâm quản lý tốt cả hai mảng vốn cố định và vốn lưu động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn tại công ty TNHH toàn tiến, bắc ninh (Trang 36 - 42)