Lập kế hoạch vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn tại công ty TNHH toàn tiến, bắc ninh (Trang 66 - 73)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.1.Lập kế hoạch vốn

3.2. Tình hình quản lý vốn tại Công ty TNHH Toàn Tiến, Bắc Ninh

3.2.1.Lập kế hoạch vốn

Chúng ta sẽ đi nghiên cứu các hoạt động xác định nhu cầu vốn sản xuất, kinh doanh; xây dựng kế hoạch phân bổ vốn; xác định phương thức huy động vốn; xây dựng quy chế quản lý tài sản tại Công ty TNHH Toàn Tiến, Bắc Ninh. 0 20 40 60 80 100 120 140 160

Vốn đầu tư của chủ sở hữu Quỹ đầu tư phát triển Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

3.2.1.1. Xác định nhu cầu vốn sản xuất, kinh doanh

Từ đầu năm tài chính, căn cứ vào kế hoạch sản xuất, kinh doanh, Công ty TNHH Toàn Tiến, Bắc Ninh xác định nhu cầu vốn cho cả kỳ sản xuất, kinh doanh. Nhu cầu vốn của Công ty TNHH Toàn Tiến, Bắc Ninh khá lớn, cả vốn cố định và vốn lưu động do doanh nghiệp này hoạt động trong lĩnh vực sản xuất giấy, trong đó có cả hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu và xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài.

Bảng 3.3 Nhu cầu vốn kế hoạch của Công ty

Đơn vị: tỷ đồng STT Chỉ tiêu Năm 2015 2016 2017 1 DT thuần 167 179 198 2 Vốn lưu động bình quân 123 145 152 3 Tổng CP sản xuất 101 108 119 4 Khấu hao 0,6 0,8 1,2 5 Lãi vay 2,3 3,2 3,6 6 Vòng quay vốn lưu động=1/2 1,08 1,06 1,12 7 Tổng nhu cầu vốn =[3-(4+5)]/6 90,8 98,1 102

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh - Công ty)

Qua bảng số liệu trên ta thấy, doanh thu bán hàng dự kiến của Công ty TNHH Toàn Tiến, Bắc Ninh tăng dần đều qua các năm, doanh thu năm 2016 tăng 12 tỷ so với năm 2015, doanh thu năm 2017 tăng 19 tỷ so với năm 2016. Đối chiếu với các bảng ở trên, ta thấy vốn chủ sở hữu và nợ phải trả cũng đều tăng cùng với tốc độ tăng của doanh thu. Do đặc thù kinh doanh của Công ty, nhu cầu về vốn khá lớn. Mặt khác vòng quay vốn dài, ảnh hưởng đến vấn đề công nợ, nhu cầu vốn của Công ty. Hiện tại, nhu cầu vốn được Công ty ước lượng chủ yếu dựa vào thực trạng sản xuất kinh doanh mà chưa có một cơ sở tính toán hợp lý nào. Mặc dù vậy, sự ước lượng này cũng khá khớp với ước lượng nhu cầu vốn về mặt lý thuyết của các doanh nghiệp sản xuất giấy.

Việc xác định nhu cầu vốn của Công ty chủ yếu nhằm trang trải một số khoản sau: thanh toán nguyên vật liệu sản xuất giấy và hàng nhập khẩu thiết bị chuyên dùng của ngành do Công ty ít được hưởng tín dụng trả chậm từ nhà xuất khẩu, hoặc thời gian hưởng tín dụng cũng tương đối ngắn khoảng ba tháng đến một năm là chủ yếu. Tiếp đến là thanh toán các khoản lương, một phần chi phí đầu vào cho hoạt động sản xuất trong công ty và tiến hành nộp các khoản cho nhà nước như thuế, nộp ngân sách và một số khoản khác. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy năm 2015, doanh thu của Công ty thấp nhất trong các năm nên nhu cầu về vốn cũng thấp nhất. Nhu cầu vốn tăng tỉ lệ thuận với doanh thu. Doanh thu các năm 2016, 2017 tăng qua các năm, do vậy nhu cầu về vốn cũng tăng theo. Nếu năm 2015, nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh là 90,8 tỷ đồng thì đến năm 2016 nhu cầu vốn của Công ty đã lên tới 98,1 tỷ đồng để trang trải các khoản chi cho hoạt động sản xuất, và các hoạt động khác của doanh nghiệp, đến năm 2017 thì nhu cầu vốn đã lên tới 102 tỷ đồng. Để đáp ứng yêu cầu vốn ngày càng lớn cho hoạt động kinh doanh, Công ty TNHH Toàn Tiến, Bắc Ninh đã huy động từ hai nguồn: từ nguồn VCSH của công ty và đi vay. VCSH của Công ty chiếm tỉ trọng thấp trong tổng nguồn vốn của Công ty. Hàng năm công ty cũng có tiến hành bổ sung các vốn kinh doanh bằng các nguồn tự có thông qua việc trích lại lợi nhuận, trích các quỹ để tăng vốn cho hoạt động kinh doanh trong thời gian tiếp theo. Các khoản đi vay chủ yếu là vay ngân hàng, nợ tín dụng của người bán và một phần huy động từ cán bộ nhân viên trong công ty. Về cơ cấu vốn trong kinh doanh Hình 3.6 cho thấy, năm 2015 Công ty có vốn chủ sở hữu chiếm tỉ trọng cao hơn vốn vay. Nhưng đến năm 2016, 2017 thì có sự thay đổi, vốn chủ sở hữu chiếm tỉ trọng thấp hơn so với vốn vay trong tổng nguồn vốn. Sở dĩ như vậy vì trong các năm 2016,2017 Công ty phải vay tiền để đầu tư máy móc, trang thiết bị cho dự án mới. Và một điểm nổi bật nữa trong cơ cấu vốn nợ ngắn

hạn là chủ yếu là nợ tiền vật liệu, thiết bị vật tư xây dựng và một phần nợ tiền mua nguyên liệu đầu vào cho sản xuất. Đối với các khoản nợ dài hạn đều là đi vay từ ngân hàng. Và các khoản này được đầu tư vào mua sắm thiết bị sản xuất, xây dựng hạ tầng cơ sở của toàn công ty. Các hoạt động tài trợ cho việc nâng cấp thiết bị sản xuất, tăng cường máy móc cho hoạt động kinh doanh cũng được huy động từ vốn nợ dài hạn của ngân hàng. Vốn dành cho hoạt động liên doan, liên kết với các đơn vị trong ngành để tiến hành sản xuất kinh doanh cũng một phần được lấy từ khoản nợ dài hạn trên. Như vậy, qua phân tích tình hình kinh doanh, xác định nhu cầu vốn như đã trình bày cũng như phân tích các khoản công nợ ta cho thấy nhu cầu về vốn cho hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Toàn Tiến, Bắc Ninh khá lớn. Do vậy, Công ty đã tìm nhiều cách để có thể huy động được nhiều nguồn và đáp ứng được yêu cầu về vốn cho hoạt động kinh doanh của mình.

3.2.1.2 Xây dựng kế hoạch phân bổ vốn

Ta sẽ nghiên cứu kế hoạch phân bổ vốn của Công ty qua số liệu sau đây:

Bảng 3.4 Kế hoạch phân bổ vốn của Công ty giai đoạn 2015-2017

Đơn vị: tỷ đồng

Năm

Sản xuất kinh doanh giấy, bột giấy

Kinh doanh vật tƣ thiết bị ngành giấy

Vốn tự có Vốn vay Vốn tự có Vốn vay

2015 52 28 26 23

2016 58 93 25 76

2017 106 127 42 83

(Nguồn: Bản Kế hoạch kinh doanh - Công ty)

Qua bảng số liệu ta thấy, nguồn vốn tự có và vốn vay đều chủ yếu tập trung cho hoạt động sản xuất, kinh doanh giấy và bột giấy, trong đó hoạt động chính là mua nguyên vật liệu cho sản xuất giấy bởi đây là hoạt động sản xuất kinh doanh chính của Công ty. Ngoài ra hoạt động kinh doanh vật tư thiết bị ngành giấy cũng được phẩn bổ vốn nhưng đây là mảng được chú trọng ít hơn.

Sự phân bổ vốn có sự tăng dần lên trong các năm 2015,2016,2017. Trong quá trình sản xuất Công ty cũng có chiếm dụng vốn của các nhà cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cho bản thân Công ty. Những khoản vốn chiếm dụng này đều là khoản vốn chiếm dụng ngắn hạn. Và bên cạnh khoản vốn chiếm dụng từ nhà cung cấp, Công ty cũng tiến hành vay ngân hàng để tạo vốn cho kinh doanh, một số nguồn tự tạo cũng được thực hiện nhờ vay từ cán bộ công nhân viên trong công ty. Hai hoạt động sản xuất, kinh doanh giấy, bột giấy và kinh doanh vật tư thiết bị ngành giấy có tính ổn định cao và quyết định tới kết quả hoạt động kinh doanh chung cho toàn Công ty. Hiện nay, nhu cầu thị trường khá lớn nên Công ty đang tập trung vốn và các nguồn lực khác vào lĩnh vực này là tương đối phù hợp.

Qua việc phân tích trên có thể đánh giá rằng, cơ cấu phân bổ vốn cho các hoạt động kinh doanh của Công ty khá hợp lý. Lĩnh vực hoạt động chính của Công ty TNHH Toàn Tiến, Bắc Ninh chiếm lượng vốn lớn hơn lĩnh vực còn lại, bao gồm cả vốn tự có và vốn vay. Năm 2015, Công ty có nguồn vốn tự có lớn hơn vốn vay, điều này thể hiện sự tự chủ trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên sang năm 2016,2017, Công ty phải vay thêm ngân hàng đầu tư cho dự án mới, nên vốn vay mới cao hơn hẳn so với năm 2015. Với tỉ trọng vốn tự có nhỏ trong tổng vốn trong năm 2016,2017 thì Công ty sẽ khó có thể mở rộng hoạt động kinh doanh trong thời gian tới.

3.2.1.3. Xác định phương thức huy động vốn

Căn cứ vào bảng cân đối kế toán, bảng thuyết minh báo cáo tài chính và tình hình tăng giảm vốn chủ sở hữu, ta có thể hiểu Công ty có cơ chế huy động vốn nào và có thể đánh giá ban đầu về việc quản lý vốn có tốt hay không. Là một doanh nghiệp nhỏ nên nguồn vốn của Công ty TNHH Toàn Tiến, Bắc Ninh chủ yếu là vốn chủ sở hữu, vốn đi vay, lợi nhuận tích lũy hàng năm và vốn chiếm dụng. Nguồn vốn này có sự thay đổi theo năm nên ta cần

phân tích một cách chi tiết để hạn chế rủi ro đồng thời tận dụng được các cơ hội kinh doanh.

Bảng 3.5 Nguồn vốn của Công ty TNHH Toàn Tiến, Bắc Ninh

Đơn vị:tỷ đồng Chỉ tiêu 2015 2016 2017 So sánh (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) 2016 so 2015 2017 so 2016 Bình quân I.Nợ phải trả 51 39,53 169 67,06 210 58,66 2,31 0,24 1,28 1.Vốn vay NH 8 15,69 32,15 19,02 54,07 25,75 3,02 0,68 1,85 -Vay ngắn hạn 4,9 61,25 26,95 83,83 45,47 84,09 4,50 0,69 2,59 -Vay dài hạn 3,1 38,75 5,2 16,17 8,6 18,91 0,68 0,65 0,67 2. Vốn chiếm dụng 43 84,31 136,9 80,9 155,9 74,25 2,18 0,14 1,16 II.Nguồn vốn CSH 78 60,47 83 32,94 148 41,34 0,06 0,78 0,42 1.Do tự bổ sung 78 100 83 100 143,3 96,82 0,06 0,73 0,40 2.Nguồn khác 0,00 0,00 0,00 0,00 4,7 3,18 0,00 0,00 0,00 Tổng vốn SXKD 129 100 252 100 358 100 0,95 0,42 0,69

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh - Công ty)

Nhìn vào số liệu, ta thấy: Tổng vốn sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Toàn Tiến, Bắc Ninh tăng qua các năm, có sự đột biến năm 2016, vốn sản xuất kinh doanh tăng thêm 95% do Công ty đầu tư các dự án mới, đặc biệt là dự án Kraft. Năm 2017 tiếp tục tăng vốn sản xuất kinh doanh 42%, tốc độ tăng bình quân trong hai năm 2016 và 2017 là 69%. Cùng với sự tăng lên của tổng vốn sản xuất kinh doanh thì nợ phải trả cũng tăng lên tương ứng và có sự đột biến năm 2016 do Công ty cần vốn cho các dự án đặc biệt là dự án Kfraft, nhu cầu vốn cao để mua máy móc, trang thiết bị, dây chuyền sản xuất mới. Năm 2017, nợ phải trả tăng thêm 24%. Tính bình quân, nợ phải trả của Doanh nghiệp này 128%, tốc độ tăng khá mạnh. Nợ phải trả tăng do vốn vay ngân

dụng từ các khoản phải trả người bán do có uy tín hoạt động lâu năm nên được các đối tác kinh doanh hỗ trợ đầu tư dự án Kraft mới. Hàng năm, căn cứ theo kế hoạch kinh doanh từng quý, Công ty lên kế hoạch vay ngắn hạn để đảm bảo vốn kinh doanh ngắn hạn. Đối với các khoản vay dài hạn có xu hướng tăng đều qua ba năm 2015,2016,2017, tuy nhiên lại chiếm tỉ trọng nhỏ trong vốn vay ngân hàng. Nguyên nhân của tình hình trên là xuất phát từ đặc điểm sản xuất, kinh doanh của Công ty. Công ty có nhu cầu lớn về vốn lưu động nên hàng năm cần phải vay ngắn hạn ngân hàng để đáp ứng. Ngoài ra, Công ty còn phải vay của các đối tượng khác như vay vốn của nhân viên lao động trong Công ty, hay vay các khoản tiền ứng trước của người mua và các khoản chiếm dụng khác. Khoản vốn vay này chiếm một tỷ lệ rất lớn trong tổng nợ phải trả, năm 2015 chiếm 84,31% số nợ phải trả, năm 2016 chiếm 136,85% và năm 2017 tăng lên 155,93%. Số liệu này chỉ ra rằng, Công ty TNHH Toàn Tiến, Bắc Ninh đã chiếm dụng được rất nhiều nguồn khác nhau để giảm lượng vốn vay ngân hàng. Bên cạnh mặt tích cực, thì nhược điểm là sẽ khiến Công ty giảm khả năng thanh toán, giảm uy tín của mình với đối tác, khách hàng cũng như nhân viên trong nội bộ Công ty. Trong ngắn hạn có thể được các đối tượng trên đồng ý, nhưng về lâu dài sẽ khiến uy tín bao nhiêu năm gây dựng của Công ty bị tụt dốc không phanh. Như vậy, nó khiến cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị ảnh hưởng tương đối lớn. Nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty theo bảng số liệu trên cũng cho thấy tăng trong giai đoạn 2015-2017, tăng bình quân là 42%. Vốn chủ sở hữu tăng là do vốn tự có, Công ty tự bổ sung hàng năm từ lợi nhuận của hoạt động sản xuất kinh doanh. Lượng lợi nhuận tuy không quá lớn nhưng nó cũng cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty là khả quan. Trong thời gian vừa qua Công ty đã không ngừng mở rộng quy mô kinh doanh, mở rộng thêm các dự án kinh doanh mới mới, ngoài buôn bán sản xuất vật liệu giấy, bộ giấy,

...Công ty còn nhận bán lẻ, vừa kết hợp tận dụng được cơ sở điều kiện hiện có vừa đem lại một khoản doanh thu đáng kể đáp ứng theo yêu cầu của khách hàng. Điều này cũng góp phần tăng thêm sự tín nhiệm đối với bạn hàng và khách hàng. Lợi ích của việc tăng doanh thu và lợi nhuận là tạo công ăn việc làm cho người lao động góp phần nâng cao mức sống cho họ cũng như hạn chế được tình trạng thất nghiệp, hiện tượng xảy ra hàng ngày hàng giờ ở nhiều khu công nghiệp hay các doanh nghiệp tư nhân khác. Có thể thấy rằng Doanh nghiệp này đã có quyết định mở rộng quy mô, đầu tư vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh là tương đối khả quan và đúng hướng chiến lược kinh doanh mà Ban lãnh đạo Công ty đã định ra.

Các phương thức huy động vốn doanh nghiệp đang thực hiện có thể khẳng định là hợp lý.

3.2.1.4. Xây dựng quy chế quản lý tài sản

Công ty TNHH Toàn Tiến, Bắc Ninh đã có văn bản nội bộ quy định rõ trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân đối với các trường hợp làm hư hỏng, mất mát tài sản. Mặt khác, Công ty đã xây dựng và có văn bản về quy chế lương, thưởng; quy chế đầu tư trang thiết bị; quy chế đầu tư các dự án,... Hiện nay, các quy chế này đã giúp Công ty đảm bảo công tác quản lý vốn đạt kết quả tốt và chưa xảy ra thất thoát.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn tại công ty TNHH toàn tiến, bắc ninh (Trang 66 - 73)