Tổ chức thực hiện kế hoạch vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn tại công ty TNHH toàn tiến, bắc ninh (Trang 73 - 96)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Tình hình quản lý vốn tại Công ty TNHH Toàn Tiến, Bắc Ninh

3.2.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch vốn

3.2.2.1. Tổ chức thực hiện kế hoạch vốn cố định

- Cách thức quản lý tài sản cố định (TSCĐ)

Hiện tại, Công ty TNHH Toàn Tiến, Bắc Ninh áp dụng quản lý vốn cố định-tài sản cố định trên cả hai phương diện là hiện vật và giá trị. Chi tiết như sau đây:

+Về mặt hiện vật: Công ty quản lý TSCĐ theo nhóm tài sản: kế toán tổng hợp tài sản thực hiện việc phân cấp TSCĐ thành hai nhóm gồm TSCĐ

sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh và TSCĐ dùng ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh. Mỗi nhóm được chia thành nhà cửa vật liệu kiến trúc, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải.... Cách chia nhỏ các nhóm tài sản như vậy giúp Công ty quản lý chặt chẽ và rõ ràng trong việc thu hồi vốn một cách dần dần thông qua việc trích khấu hao hàng tháng được tính vào chi phí. Ngoài ra mỗi TSCĐ lại được gắn thẻ và mã số chi tiết, được thực hiện thống nhất và nghiêm túc ngay từ khi mua mới TSCĐ. Toàn bộ TSCĐ được mở sổ theo dõi chặt chẽ, trong đó ghi chép rõ ràng, cụ thể các nội dung như ngày tháng sử dụng, nguyên giá, phương pháp khấu hao, giá trị hao mòn, giá trị còn lại, thời gian sử dụng, các hoạt động kiểm kê, sửa chữa... Công ty sử dụng cả phần mềm tính khấu hao tự động kết hợp với sổ ghi chép thủ công để đảm bảo tính an toàn và chặt chẽ, chính xác cao khi tính toán khấu hao hàng tháng cũng như hàng năm hay định kỳ sáu tháng. Mặt khác, công tác kiểm kê TSCĐ được tiến hành định kỳ sáu tháng một lần, công tác sửa chữa, bảo dưỡng thực hiện thường xuyên, liên tục theo kế hoạch và theo quy chế quản lý kĩ thuật của ngành sản xuất đặc thù. Tuy nhiên, do không có quỹ sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ, không có sự phân bổ đều chi phí sửa chữa, bảo dưỡng mà chỉ thanh toán theo từng lần, do vậy mỗi khi phát sinh sửa chữa lớn thì chi phí của kỳ sản xuất kinh doanh đó sẽ tăng rất cao làm giảm lợi nhuận trong kỳ. Như vậy, nó sẽ đem đến hậu quả là không phản ánh đúng bản chất kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

+ Về mặt giá trị: Hiện nay, Công ty sử dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng để thu hồi dần giá trị TSCĐ. Phương pháp khấu hao theo đường thẳng có ưu điểm là tính toán đơn giản, chi phí khấu hao TSCĐ được phân bổ đều trong mười hai tháng của mỗi năm tài chính và giá trị khấu hao này được tính vào giá thành sản phẩm nên không gây đột biến về giá thành. Với cách tính toán này giúp Công ty dự kiến trước được thời hạn thu hồi đủ

vốn đầu tư vào các loại TSCĐ. Nhược điểm của phương pháp khấu hao theo đường thẳng là làm cho vốn được thu hồi chậm, không tính toán đến những bất lợi từ hao mòn vô hình của TSCĐ. Ta sẽ xem xét cơ cấu và sự biến động tài sản dài hạn của Công ty TNHH Toàn Tiến, Bắc Ninh qua số liệu sau đây:

Bảng 3.6 Cơ cấu và sự biến động tài sản dài hạn

Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2015 2016 2017 So sánh % chênh lệch Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng 2016 so với 2015 2017 so với 2016 Bình quân Các khoản PT dài hạn 8,7 12,7 15,8 15,3 14,2 12,14 81,61 -10,1 35,7 TSCĐ 56,2 82,04 83,6 80,9 98,2 83,95 48,75 17,46 33,1 Bất động sản đầu tư 0 0 0 0 0 0 0 0 0

Các khoản đầu tư

tài chính dài hạn 1,2 1,75 1,3 1,26 1,7 1,45 8,33 30,7 19,5 Tài sản dài hạn khác 2,4 3,5 2,6 2,52 2,87 2,45 8,33 10,3 9,36

TÀI SẢN DÀI

HẠN 68,5 100 103,3 100 117 100 50,80 13,23 32,02

(Nguồn: tổng hợp BCTC -Công ty)

Qua số liệu trên cho thấy, năm 2015 tài, tài sản dài hạn của Công ty TNHH Toàn Tiến, Bắc Ninh đạt 68,5 tỷ đồng; năm 2016 đạt 103.3 tỷ đồng, tăng 50,8% so với năm 2015; năm 2017 đạt 117 tỷ đồng, tăng 13,23% so với năm 2016. Trong cơ cấu tài sản dài hạn thì “Các khoản phải thu dài hạn” và “Tài sản cố định” chiếm tỉ trọng lớn; “ Các khoản đầu tư tài chính dài hạn” chỉ chiếm tỉ trọng rất nhỏ (dưới 2%). Nguyên nhân là do đặc thù sản xuất, kinh doanh, Công ty cần có nhiều máy móc thiết bị và phương tiện vận tải nên Tài sản cố định chiếm tỉ trọng lớn là hợp lý. Đặc biệt trong năm 2016, Công ty đã bỏ lượng vốn rất lớn để đầu tư cho dự án Kraft. Mặc dù Công ty đã tiến hành nghiên cứu và phân tích kỹ lưỡng trước khi đầu tư nhưng với việc bỏ lượng vốn lớn để đầu tư dài hạn là tương đối mạo hiểm, tiềm ẩn nhiều rủi ro

cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty, và Công ty sẽ phải mất thời gian khá lâu để thu hồi vốn đầu tư này. Để hiểu rõ hơn nữa về thực trạng Quản lý vốn cố định, ta sẽ tìm hiểu tiếp về tình hình mua sắm, trang bị tài sản cố định và tình hình khấu hao Tài sản cố định của Công ty trong giai đoạn 2015-2017 vừa qua.

-Tình hình quản lý mua sắm TSCĐ

Bảng 3.7 Cơ cấu và sự biến động tài sản cố định

Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2015 2016 2017 So sánh % chênh lệch Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng 2016 / 2015 2017 / 2016 Bình quân Tổng giá trị TSCĐ 56,2 100 103 100 117 100 83,81 13,23 48,52 I.TSCĐ hữu hình 49,9 88,79 95,3 92,26 108 93,2 90,98 14,17 52,57 1.Nhà cửa, vật kiến trúc 18,1 32,21 20,2 19,55 27,5 23,51 11,60 36,14 23,87 2.Máy móc, thiết bị 24,5 43,59 66,2 64,09 71,4 61,04 170,2 7,85 89,03 3.Phương tiện vận tải 1,50 2,67 2,30 2,23 2,80 2,39 53,33 21,74 37,54 4.TSCĐ dùng trong quản lý 5,80 10,32 6,60 6,39 7,10 6,07 13,79 7,58 10,68 5. TSCĐ hữu hình khác 0 0 0 0 0 0 0 0 0 II. TSCĐ vô hình 6,30 11,21 6,30 6,10 6,30 5,39 0 0 0 1. Quyền sử dụng đất 6,30 11,21 6,30 6,10 6,30 5,39 0 0 0 2.Quyền phát hành 0 0 0 0 0 0 0 0 0 3.Bản quyền, bằng sáng chế 0 0 0 0 0 0 0 0 0 4. Phần mềm máy tính 0 0 0 0 0 0 0 0 0 5.TSCĐ vô hình khác 0 0 0 0 0 0 0 0 0

III. Chi phí xây dựng

cơ bản dở dang 0 0 1,70 1,65 1,90 1,62 0 11,76 5,88

(Nguồn: tổng hợp BCTC -Công ty)

Nhìn vào bảng số liệu trên, ta thấy: giá trị TSCĐ năm 2015 của Công ty TNHH Toàn Tiến, Bắc Ninh là 56,2 tỷ đồng, năm 2016 đã tăng lên gần gấp

đôi, giá trị là 103,3 tỷ đồng; năm 2017, giá trị TSCĐ tiếp tục tăng, lên tới 117 tỷ đồng, tăng bình quân 48,52%. Nguyên nhân là do trong năm 2016 kéo dài sang năm 2017, Công ty đã đầu tư TSCĐ cho các dự án mới, đặc biệt là dự án Kraft, trong đó Công ty chỉ đầu tư thêm tài sản cố định hữu hình. “ Máy móc, thiết bị” là tài sản cố định chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng TSCĐ hữu hình: từ 24,5 tỷ đồng năm 2015 tăng lên 66,2 tỷ đồng năm 2016 và 71,.4 tỷ đồng năm 2017, tăng bình quân 89,03%. Công ty đã đầu tư thêm máy móc, thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh chứng tỏ rằng doanh nghiệp này đã nỗ lực, không ngừng nâng cao và cải thiện trình độ, kĩ thuật, công nghệ sản xuất giấy, bột giấy mới và các vật tư thiết bị ngành giấy, là một tín hiệu tích cực trước xu thế hội nhập kinh tế thế giới và thời kỳ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0. “Nhà cửa, vật kiến trúc” là phần tài sản cố định chiếm tỉ trọng lớn thứ hai sau “Máy móc, thiết bị”: năm 2015 là 18,1 tỷ đồng, đến 2016 là 20,2 tỷ đồng và năm 2017 là 27,5 tỷ đồng, tăng bình quân 23,87%. Do nhu cầu của các dự án mới, Công ty đã mạnh dạn đầu tư cơ sở hạ tầng, nhà xưởng, phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh chứng minh rằng hoạt động mở rộng sản xuất, kinh doanh là một trong những chiến lược quan trọng trong giai đoạn 2015-2017. “Phương tiện vận tải” là tài sản cố định chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng tài sản cố định hữu hình của Công ty TNHH Toàn Tiến, Bắc Ninh: năm 2015 là 1,5 tỷ đồng, năm 2016 tăng lên 2,3 tỷ đồng và năm 2017 tăng lên 2,8 tỷ đồng, tăng bình quân là 37,54% trong giai đoạn 2015-2017. Nguyên nhân là do, năm 2016 Công ty đã mua sắm thêm một chiếc xe tải cỡ nhỏ và một chiếc xe ô tô con phục vụ dự án mới trong việc bán hàng, vận chuyển hàng hóa…. “Tài sản cố định vô hình” không có sự biến động trong giai đoạn 2015-2017; nguyên nhân là do Công ty chưa mua thêm đất đai phục vụ việc mở rộng kinh doanh, trước mắt mới đi thuê nhà xưởng, mặt bằng sản xuất, chờ đến khi các dự án đi vào hoạt động ổn định và có tín

hiệu kinh doanh tốt mới quyết định đầu tư đất đai thuộc quyền sở hữu của Công ty. Khoản mục “ Chi phí xây dựng cơ bản dở dang” phát sinh trong hai năm 2016 và 2017, giá trị năm 2016 là 1,7 tỷ đồng, năm 2017 tăng lên 1,9 tỷ đồng, tăng bình quân là 4,8%. Nguyên nhân là do trong hai năm 2016 và 2017, Công ty chưa hoàn thành các dự án xây dựng TSCĐ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, chi tiết là xây dựng thêm một phân xưởng mới trong trụ sở Công ty, sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các dự án mới, trong đó có dự án Kraft. Qua những phân tích trên cho thấy rằng, trong giai đoạn 2015-2017: giá trị TSCĐ của Công ty đã tăng lên khá nhiều do mua xây dựng thêm phân xưởng sản xuất, mua sắm máy móc, thiết bị và phương tiện vận tải. Để Quản lý tốt các TSCĐ này, Công ty đã có những biện pháp duy trì hoạt động liên tục của những máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải này vào hoạt động sản xuất, kinh doanh như kết hợp cho thuê nếu các đối tác làm ăn có nhu cầu thuê sử dụng. Như vậy vừa không làm gián đoạn tính liên tục của hoạt động Công ty mình, doanh nghiệp này đã giúp các đối tác bạn hàng được tận dụng sử dụng trong thời gian Công ty không sử dụng đến, vừa giúp máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải không bị han, hỏng, vừa đem lại lợi nhuận cho Công ty, vừa giúp tạo mối quan hệ thân thiết với đối tác làm ăn. Trên đây mới chỉ phân tích kết cấu TSCĐ theo nguyên giá hay hình thái vật chất của TSCĐ. Trên thực tế, TSCĐ cũ hay mới có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động sản xuất, kinh doanh. Do vậy ngoài chỉ tiêu đánh giá theo nguyên giá TSCĐ, các doanh nghiệp còn nghiên cứu năng lực hoạt động của TSCĐ thông qua chỉ tiêu hệ số hao mòn, giá trị còn lại của TSCĐ.

-Tình hình khấu hao TSCĐ

Bảng 3.8 Tình hình khấu hao TSCĐ Đơn vị: tỷ đồng Loại TSCĐ 2015 2016 2017 Nguyê n giá Giá trị còn lại Hệ số hao mòn Nguyên giá Giá trị còn lại Hệ số hao mòn Nguyên giá Giá trị còn lại Hệ số hao mòn Số tiền % Nguyên giá Số tiền % Nguyên giá Số tiền % Nguyên giá I.TSCĐHH 100,7 49,9 49,55 0,5 153 95,3 62,2 0,38 158,2 108, 8 68,7 0,31 1.Nhà cửa, vật kiến trúc 38,5 18,1 47,01 0,53 45,3 20,2 44,5 0,55 47,9 27,5 57,4 0,43 2.Máy móc, thiết bị 45,7 24,5 53,61 0,46 88,5 66,2 74,8 0,25 89,3 71,4 79,9 0,2 3. Phương tiện vận tải 3,2 1,5 46,88 0,53 4,7 2,3 48,9 0,51 5,2 2,8 53,8 0,46 4. TSCĐ dùng trong quản lý 13,3 5,8 43,61 0,56 14,5 6,6 45,5 0,54 15,8 7,1 44,9 0,55 5. TSCĐ hữu hình khác 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 II.TSCĐ vô hình 6,3 6,3 100 0 6,3 6,3 100 0 6,3 6,3 100 0 III.Chi phí XDCB dở dang 0 0 0 0 1,8 1,7 94,4 0,06 2,1 1,9 90,4 0,1 Tổng TSCĐ 107 56,2 52,52 0,47 161,1 103 64,1 0,36 166,6 117 70,2 0,3

Nhìn vào bảng số liệu trên cho thấy: hệ số hao mòn giữa các nhóm tài sản có sự khác nhau. Năm 2015, hệ số hao mòn của tổng TSCĐ là 0,47, nghĩa là giá trị còn lại của tổng TSCĐ của Công ty TNHH Toàn Tiến là 0,53 (hay 53%) so với nguyên giá. Năm 2016, hệ số hao mòn của tổng TSCĐ là 0,36, nghĩa là giá trị còn lại là 0,64 (hay 64%) so với nguyên giá. Đến năm 2017, hệ số hao mòn của tổng TSCĐ là 0,3, nghĩa là giá trị còn lại của tổng TSCĐ là 0,7 (hay 70%) so với nguyên giá. Chi tiết các nhóm tài sản cố định như sau: Năm 2015, TSCĐ hữu hình có hệ số hao mòn lớn nhất là 0,5. Tuy nhiên, hệ số hao mòn của các nhóm tài sản trong TSCĐ hữu hình lại khác nhau, mức chênh lệch giữa các nhóm này không đáng kể. Chẳng hạn nhóm “Nhà cửa, vật kiến trúc” năm 2015 có hệ số hao mòn là 0,53, năm 2016 có hệ số hao mòn là 0,55; tăng 0,02 so với năm 2015; đến năm 2017 hệ số hao mòn là 0,43 (giảm 0,12 so với năm 2015). Giá trị còn lại của “Nhà cửa, vật kiến trúc” năm 2015 là 18,1 tỷ đồng, tương ứng bằng 47% giá trị nguyên giá ban đầu. Năm 2016 giá trị còn lại của “ Nhà cửa, vật kiến trúc” là 20,2 tỷ đồng, tương ứng bằng 44,5% giá trị nguyên giá ban đầu. Đến năm 2017, giá trị còn lại của nhóm “Nhà cửa, vật kiến trúc” là 27,5 tỷ đồng, bằng 57,4% giá trị nguyên giá ban đầu. Nguyên nhân là do trong năm 2016 và 2017, Công ty TNHH Toàn Tiến, Bắc Ninh đã tích cực đầu thêm nhà xưởng và nhà làm việc mới, hệ thống nhà xưởng và nhà làm việc thực tế còn khá mới mẻ, đảm bảo đáp ứng tốt điều kiện làm việc cho nhân viên và đội ngũ cán bộ quản lý. Nhóm tài sản này có khả năng tiếp tục phục vụ lâu dài cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty. Với nhóm tài sản “ Máy móc,thiết bị” có mức độ hao mòn thấp nhất trong Công ty. Năm 2015, hệ số hao mòn của nhóm “ Máy móc, thiết bị” là 0,46; đến 2016 là 0,25 và năm 2017 là 0,2. Giá trị còn lại lần lượt các năm 2015 là: 24,5 tỷ đồng, năm 2016 là: 66,2 tỷ đồng và năm 2017 là 71,4 tỷ đồng. Với số liệu trên chứng tỏ rằng Công ty TNHH Toàn Tiến, Bắc Ninh rất

tích cực đầu tư trang thiết bị máy móc mới phục vụ sản xuất kinh doanh. Trên thực tế, một số máy móc đã hết khấu hao nhưng năng lực sản xuất vẫn còn tốt nên vẫn được sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trong ngắn hạn, điều này giúp Công ty tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh. Nhưng về lâu dài, Công ty cần mạnh dạn loại bỏ các loại máy móc, thiết bị hết khấu hao để nâng cấp các loại máy móc, thiết bị mới nhất, đảm bảo theo kịp với xu thế thời đại toàn cầu hóa và hội nhập hóa kinh tế quốc tế. Với nhóm tài sản “ Phương tiện vận tải” qua số liệu ta thấy hệ số hao mòn không có sự biến động đột biến, mà biến động giảm dần. Cụ thể năm 2015 hệ số hao mòn là 0,53; đến năm 2016 hệ số hao mòn là 0,51 và năm 2017 hệ số hao mòn là 0,46. Giá trị còn lại tương ứng qua các năm 2015 là 0,47 (hay 47%), năm 2016 tăng lên 0,49 (hay 49%) và năm 2017 tăng lên 0,54 (hay 54%). Nguyên nhân có sự chuyển biến trên là do trong giai đoạn 2015-2017, Công ty TNHH Toàn Tiến, Bắc Ninh đã đầu tư thêm phương tiện vận tải phục vụ cho các dự án kinh doanh mới. Những phương tiện vận tải cũ, giá trị còn lại 47% năm 2015 nhưng vẫn có khả năng tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh tốt. Điều đó minh chứng rằng các phương tiện vận tải của Công ty luôn được bảo trì, bảo dưỡng định kỳ trong quá trình sử dụng, giúp các phương tiện vận tải này hoạt động bền bỉ, lâu dài, đảm bảo an toàn trong quá trình tham gia vận tải. Nhóm “ Tài sản cố định dùng trong quản lý” có hệ số hao mòn không biến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn tại công ty TNHH toàn tiến, bắc ninh (Trang 73 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)