Đánh giá chung về quản lý vốn tại CT TNHH Toàn Tiến, Bắc Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn tại công ty TNHH toàn tiến, bắc ninh (Trang 98 - 100)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Đánh giá chung về quản lý vốn tại CT TNHH Toàn Tiến, Bắc Ninh

3.3.1. Kết quả đạt được

Thông qua việc phân tích tình hình quản lý vốn tại CT TNHH Toàn Tiến, Bắc Ninh theo nội dung quản lý vốn, đối chiếu với tiêu chí đánh giá quản lý vốn tại Chương 1, ta nhận thấy công tác quản lý vốn tại CT TNHH Toàn Tiến, Bắc Ninh đã đạt được một số kết quả sau đây:

3.3.1.1. Xét theo các tiêu chí định lượng * Về công tác quản lý vốn lưu động

+Sự phân bổ vốn lưu động là khá hợp lý, phù hợp với đặc thù sản xuất kinh doanh trong ngành giấy.

+Khả năng quản lý vốn tồn kho, dự trữ tương đối tốt

Theo phân tích ở trên có thể thấy rõ, Công ty TNHH Toàn Tiến, Bắc Ninh đã quản lý vốn tồn kho, dự trữ tương đối tốt. Nguyên nhân là do Công ty đã khá chú trọng tới công tác quản lý vốn tồn kho, dự trữ. Biểu hiện rõ nhất của sự chú trọng này là Công ty thường xuyên cập nhật số liệu, báo cáo định kỳ, theo dõi và quản lý sát sao nhằm hướng tới mục tiêu giảm đến mức tối đa các rủi ro do không quản lý tốt. Thông qua các chỉ tiêu số vòng quay HTK và kì luân chuyển HTK, Ban lãnh đạo Công ty TNHH Toàn Tiến, Bắc Ninh đã có sự nhận định về tình hình quản lý vốn tồn kho, dự trữ, từ đó đưa ra các quyết định kinh doanh phù hợp đảm bảo vốn của Công ty được đưa tối đa vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, tránh rủi ro. Do đó công tác quản lý vốn đem lại tác động tích cực đến kết quả kinh doanh, tạo ra lợi nhuận tối đa cho Công ty.

* Về công tác quản lý vốn cố định

Công ty TNHH Toàn Tiến, Bắc Ninh áp dụng quản lý vốn cố định-tài sản cố định trên cả hai phương diện là giá trị và hiện vật.

+ Tình hình biến động TSCĐ: Công ty TNHH Toàn Tiến, Bắc Ninh có sự theo dõi sát sao tình hình biến động TSCĐ. Thể hiện ở chỗ sự biến động của TSCĐ trong Công ty được cập nhật vào sổ sách kế toán đầy đủ, chi tiết, kịp thời, có sự kiểm kê và báo cáo định kỳ nửa năm và một năm, tránh rủi ro, thất thoát TSCĐ.

+Kết cấu TSCĐ: khá hợp lý, phản ánh đúng bản chất đặc thù sản xuất, kinh doanh của ngành giấy nói chung và của Công ty TNHH Toàn Tiến, Bắc Ninh nói riêng. Thể hiện ở chỗ TSCĐ là máy móc, thiết bị chiếm tỉ trọng cao trong tổng giá trị TSCĐ. Bởi đối với doanh nghiệp sản xuất giấy giấy, sự đầu tư máy móc, trang thiết bị là rất quan trọng, giúp Công ty đáp ứng yêu cầu công nghệ mới trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

+Tình hình khấu hao TSCĐ: được thực hiện đầy đủ theo định kì theo năm tài chính. Các chỉ tiêu hệ số hao mòn TSCĐ được tính toán đầy đủ theo công thức tính toán quy định cách tính tại doanh nghiệp, có phần mềm hỗ trợ tính toán và theo dõi đầy đủ các chỉ tiêu hệ số hao mòn TSCĐ, nguyên giá ban đầu, giá trị còn lại của TSCĐ. Từ đó giúp Công ty nắm rõ mức độ hao mòn của TSCĐ so với mức độ đầu tư ban đầu và đưa ra các quyết định thanh lý, nhượng bán hay đầu tư trang cấp mới TSCĐ.

3.3.1.2. Xét theo các tiêu chí định tính

-Công tác quản lý vốn của Công ty đã được thực hiện đúng các nguyên tắc mà Công ty đã đề ra. Cụ thể là trong quá trình phân tích thực trạng quản lý vốn, tác giả luận văn nhận thấy các chỉ số phân tích hoạt động đều phản ánh đi đúng định hướng kinh doanh của Công ty là:

+ Vốn được đưa vào hoạt động sản xuất, kinh doanh đúng mục đích, đúng đối tượng.

+ Phát triển sản xuất kinh doanh đi đôi với bảo vệ môi trường: công tác bảo vệ môi trường được đặt lên ngang bằng cùng với sự phát triển của Công ty. Công ty đã quan tâm và sử dụng hệ thống xử lý nước thải hiện đại, đảm bảo toàn bộ nước thải trong quá trình sản xuất giấy và bột giấy được xử lý theo đúng tiêu chuẩn kĩ thuật của nhà nước trước khi thải ra môi trường xung quanh.

+ Đảm bảo tính công khai minh bạch trong quản lý vốn: có sự giám sát của người lao động theo quy định.

-Thực hiện đúng quy định của nhà nước như luật doanh nghiệp, luật kế toán, chế độ kiểm toán nội bộ….

Những hoạt động trên đây trực tiếp góp phần nâng cao uy tín của doanh nghiệp với cơ quan chính quyền địa phương và người dân sống xung quanh các phân xưởng sản xuất Công ty. Những uy tín, thông tin tích cực trên giúp Công ty dễ dàng có được các đối tác làm ăn đáng tin cậy, giữ chân khách hàng và bạn hàng nhiều năm, và đặc biệt cạnh tranh được với các doanh nghiệp mới muốn khởi nghiệp tại địa phương. Chính nhờ những tác động này làm gián tiếp tác động đến công tác quản lý vốn. Đó là vốn của Công ty được đưa vào sản xuất, kinh doanh liên tục, không bị gián đoạn, có các đối tác làm ăn tốt khiến Công ty tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, giảm thiểu chi phí đầu vào, chi phí đầu ra, đặc biệt là giảm được các chi phí tồn kho, chi phí rủi ro từ các khoản nợ phải thu khó đòi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn tại công ty TNHH toàn tiến, bắc ninh (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)