Bối cảnh phát triển của Công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn tại công ty TNHH toàn tiến, bắc ninh (Trang 112 - 123)

3.3.2 .Hạn chế và nguyên nhân

4.1. Bối cảnh kinh tế quốc tế và trong nước, bối cảnh của Công ty TNHH

4.1.3. Bối cảnh phát triển của Công ty

Đứng trước bối cảnh mới của quốc tế cũng như của đất nước, các doanh nghiệp của Việt Nam nói chung, Công ty TNHH Toàn Tiến, Bắc Ninh nói riêng có nhiều thuận lợi và cơ hội để phát triển cả về thể chế và các nguồn

lực. Tuy nhiên những thách thức không hề ít từ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, quá trình tái cấu trúc nền kinh tế chính. Cùng với những thuận lợi và khó khăn của môi trường kinh doanh cũng như những mặt đạt được và những mặt tồn tại trong thời gian qua đã được phân tích ở trên, trong những năm tới Công ty xác định việc hoàn thiện công tác quản lý vốn là một trong những yếu tố quan trọng nhất để Công ty từng bước vượt qua thách thức để tồn tại và phát triển bền vững.

4.2. Định hƣớng hoàn thiện quản lý vốn tại Công ty TNHH Toàn Tiến, Bắc Ninh

- Một là, xây dựng Công ty TNHH Toàn Tiến, Bắc Ninh mạnh hơn, tốt hơn trên cơ sở thực hiện tái cơ cấu, sử dụng hợp lý các nguồn lực; tập trung nâng cao năng lực quản lý vốn, xây dựng cơ cấu vốn hợp lý, tổ chức quản lý vốn linh hoạt, chất lượng, hạn chế rủi ro và tránh tình trạng ứ đọng vốn; xây dựng đội ngũ lãnh đạo có bản lĩnh và chuyên nghiệp, đồng thời xây dựng đội ngũ quản lý, kinh doanh và chuyên gia giỏi.

- Hai là, tăng cường các biện pháp quản lý vốn lưu động, vốn cố định; quản lý vốn lưu động khoa học, sao cho vốn lưu động được đưa vào sản xuất kinh doanh một cách tiết kiệm, tránh lãng phí, không để thất thoát vốn nhằm tăng cường lợi nhuận cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

- Ba là, quan tâm chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần của người lao động. Để làm được điều đó thì trước tiên là doanh nghiệp phải hoạt động kinh doanh có lãi, cải thiện đồng lương cho người lao động, nâng cao thu nhập người lao động và các cán bộ trong Công ty.

- Bốn là, tăng cường hoạt động kiểm tra giám sát trong công tác quản lý vốn. Trước mắt và lâu dài, vấn đề hoàn thiện quản lý vốn được xác định là trọng tâm và mang tính lâu dài, quyết định sự sống còn của Công ty TNHH Toàn Tiến, Bắc Ninh.

4.3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý vốn tại Công ty TNHH Toàn Tiến, Bắc Ninh

Xuất phát từ việc phân tích những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế nêu trên, từ bối cảnh và định hướng phát triển của quốc tế, của nước ta cũng như của Công ty TNHH Toàn Tiến, Bắc Ninh, tác giả đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý vốn của Công ty TNHH Toàn Tiến, Bắc Ninh như sau:

4.3.1. Xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn, chi tiết; trong đó chú trọng xây dựng kế hoạch vốn lưu động một cách khoa học, cụ thể.

Căn cứ theo đặc thù sản xuất kinh doanh của Công ty, kết hợp với những thông tin kinh tế, thị trường,...Ban lãnh đạo Công ty phải để ra được bản chiến lược kinh doanh trong thời hạn khoảng năm năm, trong đó chú trọng xây dựng kế hoạch vốn lưu động một cách khoa học, chi tiết như sau:

-Trước tiên, Công ty cần xác định nhu cầu vốn tối thiểu cần thiết đáp ứng cho nhu cầu hoạt động SXKD.

-Tiếp đến, Công ty cần xây dựng kế hoạch cụ thể về huy động vốn căn cứ theo nhu cầu vốn được xác định ở trên.

-Sau đó, Công ty cần phân bổ vốn đang có về số lượng và thời gian hợp lý cho các đơn vị sản xuất kinh doanh.

- Cuối cùng, Công ty cần chú trọng hoàn thiện cơ chế quản lý vốn. Cơ chế quản lý điều hành nguồn vốn và các chi phí sản xuất kinh doanh cần được tăng cường theo hướng điều chỉnh cơ cấu thu chi phù hợp với việc cắt giảm các chi phí đầu vào. Cơ chế quản lý chi của công ty phải đảm bảo kế hoạch chi hợp lý, hiệu quả, đảm bảo kiểm soát được bội chi, tiến tới cân bằng vốn và doanh thu. Cân đối tỷ lệ chi và phù hợp với mục tiêu phát triển kinh doanh trong từng thời kỳ và đảm bảo an toàn vốn cho Công ty.

4.3.2. Nâng cao năng lực của bộ máy quản lý vốn, tổ chức sắp xếp nhân sự quản lý vốn của Công ty hợp lý.

Cần khẩn trương nâng cao năng lực của bộ máy quản lý vốn tại Công ty. Đặc biệt nhanh chóng hình thành đội ngũ chuyên gia quản lý vốn có năng lực, trình độ chuyên môn, đáp ứng yêu cầu của các hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, Công ty cần xây dựng hệ thống thông tin quản lý vốn để có thể quản lý được quá trình cạnh tranh ngày một cao.

Trong đó cần chú trọng đặc biệt công tác sắp xếp nhân sự quản lý Công ty và quản lý vốn sao cho khoa học và hợp lý.

4.3.3. Quản lý chặt chẽ hơn các khoản phải thu từ khách hàng

Công ty có thể áp dụng một số biện pháp sau: -Hoàn thiện chính sách bán chịu với khách hàng:

Đối với nhóm khách hàng lớn, khách hàng quen thuộc thì Công ty có thể tiếp tục duy trì chính sách bán chịu nới lỏng để tăng cường mối quan hệ thân thiết nhưng cần có hợp đồng mua bán rõ ràng.

Đối với nhóm khách hàng mới, có tiềm năng thì Công ty nên dựa vào kết quả thu hồi nợ trong năm 2017, đánh giá uy tín và mức độ trả nợ của khách hàng, từ đó lựa chọn chính sách bán chịu hợp lý.

-Xây dựng một quy trình phân tích đánh giá uy tín khách hàng mua chịu một cách khoa học.

Công ty cần tăng cường đánh giá dựa trên những tiêu chí định lượng được nhằm tăng tính chính xác như:

+Thu thập và phân tích báo cáo tài chính cũng như các kế hoạch lưu chuyển tiền của đối tác để đánh giá tình hình và triển vọng làm ăn của họ.

+Sử dụng các kết quả kiểm tra của các ngân hàng có thể cho thấy mức độ tín nhiệm và uy tín tín dụng của đối tác, đây cũng có thể là một căn cứ đánh giá khá tốt.

+ Theo dõi chính xác mật độ và quy mô nợ quá hạn của đối tác trong việc trả nợ đối với Công ty. Thông tin này là căn cứ quan trọng trong việc đánh giá uy tín khách hàng...

+ Sử dụng chính sách chiết khấu thanh toán để thúc đẩy khách hàng thanh toán sớm trước hạn, giúp nhanh chóng thu hồi khoản vốn bị chiếm dụng để bổ sung nhu cầu vốn lưu động cho hoạt động SXKD mà không phải đi vay ngân hàng hoặc đi chiếm dụng nhà cung cấp. Tuy nhiên cần xác định tỷ lệ chiết khấu hợp lý, đảm bảo có lợi hơn khi đặt trong mối quan hệ với lãi vay phải trả.

4.3.4. Xây dựng và thực hiện phương pháp quản lý tiền mặt khoa học

Đề quản lý tiền mặt tốt, Công ty cần nhanh chóng xây dựng kế hoạch lưu chuyển tiền tệ và cải thiện khả năng thanh toán.

Trong thời gian tới, Công ty áp dụng các biện pháp sau đây để cải thiện khả năng thanh toán:

-Xác định mức dự trữ ngân quỹ hợp lý. Công ty cần dự đoán và quản lý chặt chẽ các nguồn nhập, xuất quỹ tiền mặt bằng cách xây dựng nội quy, quy chế chỉ tiêu.

-Duy trì quỹ tiền gửi ngân hàng hợp lý hơn số hiện tại, để có thể đảm bảo thanh toán cho các đối tác qua tín dụng ngân hàng.

- Công ty phải xây dựng kế hoạch lưu chuyển tiền tệ và thực hiện tốt kế hoạch lưu chuyển tiền tệ đã đề ra. Trên cở sở đảm bảo sự cân bằng thu chi vốn bằng tiền của Công ty và nâng cao khả năng sinh lời của vốn tiền tệ nhàn rỗi. Để lập kế hoạch lưu chuyển tiền tệ, có thể thực hiện theo các bước sau:

*Bước 1: Dự báo dòng tiền vào, gồm:

+Căn cứ vào diễn biến quy luật bán hàng, kế hoạch thanh toán của khách hàng, chính sách bán hàng (chính sách bán chịu, chính sách chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán...) để dự báo dòng tiền vào từ hoạt động kinh doanh.

+Căn cứ vào hoạt động thanh lý TSCĐ, dự báo dòng tiền vào từ hoạt động đầu tư.

+Căn cứ vào khả năng vay nợ mới để dự báo dòng tiền vào từ hoạt động tài chính.

*Bước 2: Dự báo dòng tiền ra, gồm:

+Căn cứ vào quy luật mua hàng, kế hoạch thanh toán tiền hàng của mình, chính sách tồn kho, dự toán về quỹ lương, thuế...để dự báo dòng tiền ra từ hoạt động kinh doanh.

+Căn cứ vào kế hoạch đầu tư TSCĐ trong giai đoạn tới, chiến lược đầu tư tài chính khác (nếu có) để dự báo dòng tiền ra cho hoạt động đầu tư.

+Căn cứ vào các kế hoạch trả nợ vay, chính sách phân phối lợi nhuận của Công ty để dự báo dòng tiền từ hoạt động tài chính.

*Bước 3: Tính dòng tiền thuần:

Dòng tiền thuần = Dòng tiền vào trong kỳ –Dòng tiền ra trong kỳ *Bước 4: Xác định số dư tiền cuối kỳ và số tiền thừa hoặc thiếu +Số tiền tồn cuối kỳ = Số tiền tồn đầu kỳ + Dòng tiền thuần trong kỳ +Số tiền thừa (thiếu) = Số tiền tồn cuối kỳ -Số dư tiền cần thiết *Bước 5: Đưa ra các giải pháp thích hợp để xử lý số tiền thừa hoặc thiếu Việc lập kế hoạch dòng tiền Công ty có thể thực hiện cho từng tháng và cho cả năm để có các biện pháp chủ động đảm bảo cân đối thu chi.

4.3.5. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tổ chức thực hiện kế hoạch vốn

-Trước hết phải xây dựng được bộ tiêu chí chi tiết để đánh giá về việc tổ chức thực hiện kế hoạch vốn, đặc biệt là vốn lưu động.

-Thường xuyên tổ chức tập huấn nâng cao nghiệp vụ chuyên môn; đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra, giám sát theo hướng chuyên môn hoá.

nhằm nâng cao tinh thần, trách nhiệm, tính công khai, minh bạch cho cán bộ trực tiếp làm nhiệm vụ kiểm tra, giám sát.

- Tăng cường kiểm tra hoạt động sử dụng vốn của các đơn vị để phát hiện các vi phạm và đưa ra các biện pháp khắc phục kịp thời.

KẾT LUẬN

Sau một quá trình nghiên cứu, tìm tòi từ cơ sở lí luận đến thực tiễn phát sinh tại Công ty TNHH Toàn Tiến, Bắc Ninh, luận văn đã có những phân tích, đánh giá thực trạng quản lý vốn từ đó đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý vốn tại Công ty TNHH Toàn Tiến, Bắc Ninh và có thể là cơ sở cho các doanh nghiệp khác tham khảo. Đó là câu trả lời cho câu hỏi nghiên cứu: Ban lãnh đạo Công ty TNHH Toàn Tiến, Bắc Ninh cần phải làm gì để hoàn thiện công tác quản lý vốn? Trước hết cần phải xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn chi tiết, trong đó chú trọng xây dựng kế hoạch vốn lưu động một cách khoa học; Nâng cao năng lực quản lý của bộ máy quản lý vốn, tổ chức sắp xếp nhân sự quản lý vốn của Công ty hợp lý; Quản lý chặt chẽ hơn các khoản phải thu từ khách hàng; Xây dựng và thực hiện phương pháp quản lý tiền mặt khoa học; Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tổ chức thực hiện kế hoạch vốn.

Luận văn được nghiên cứu theo hướng nội dung của chuyên ngành quản lý kinh tế. Thể hiện ở chỗ luận văn được tiếp cận theo các nội dung: lập kế hoạch vốn, tổ chức thực hiện kế hoạch vốn, kiểm tra giám sát tổ chức thực hiện kế hoạch vốn.

Tuy nhiên, luận văn mới chỉ dừng lại ở việc phân tích thực trạng quản lý vốn tại Công ty giai đoạn 2015-2017, đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế; Căn cứ theo bối cảnh, định hướng phát triển của thế giới, trong nước và bản thân doanh nghiệp, từ đó đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý vốn tại Công ty TNHH Toàn Tiến, Bắc Ninh đến năm 2020. Những giải pháp nêu ra có thể giúp Công ty đưa ra các chiến lược mang tính dài hạn, tận dụng được điểm mạnh, nắm bắt thời cơ, đồng thời hạn chế điểm yếu, khắc phục thách thức, hoàn

thành sứ mệnh và tầm nhìn Công ty đặt ra. Do vậy, việc đánh giá kết quả thực thi những giải pháp nêu trên lại phụ thuộc vào việc áp dụng thực tế trong quá trình triển khai, thực hiện và kiểm soát tại Công ty TNHH Toàn Tiến, Bắc Ninh.

Do thời gian nghiên cứu và các nguồn lực nghiên cứu còn có hạn, việc triển khai nghiên cứu đề tài luận văn chưa phải hoàn hảo. Vì vậy, rất mong nhận được sự quan tâm và góp ý của Hội đồng, các Giảng viên, các bạn trong lớp Quản lý kinh tế 1-K25 để đề tài nghiên cứu thêm hoàn thiện.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Ngọc An, 2017. Quản lý vốn tại CT TNHH MTV Duyên Hải –Bộ Quốc Phòng. Luận văn thạc sĩ. Trường Đại học kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

2. Ban chấp hành Trung ương- Đảng Cộng sản Việt Nam, khóa XII, 2017. Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 03 tháng 06 năm 2017. Hội nghị lần thứ năm:

Về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,

trang 1-15.

3. Ngô Thế Chi và Nguyễn Trọng Cơ, 2009. Giáo trình phân tích Tài chính Doanh nghiệp. Hà Nội: NXB Tài Chính.

4. Công ty TNHH Thịnh Cường, Bắc Ninh, 2015-2017. Các tài liệu, báo cáo, chiến lược kinh doanh giai đoạn 2015-2017.

5. Công ty TNHH Thịnh Cường, Bắc Ninh, 2012. Quy chế hoạt động, các văn bản về công tác Tổ chức -Lao động, quy chế tiền lương.

6. Công ty TNHH Toàn Tiến, Bắc Ninh, 2015-2017. Các tài liệu, báo cáo, chiến lược kinh doanh giai đoạn 2015-2017.

7. Công ty TNHH Toàn Tiến, Bắc Ninh, 2012. Quy chế hoạt động, các văn bản về công tác Tổ chức -Lao động, quy chế tiền lương.

8. Công ty TNHH Việt Toàn, Bắc Ninh, 2015-2017. Các tài liệu, báo cáo, chiến lược kinh doanh giai đoạn 2015-2017.

9. Công ty TNHH Việt Toàn, Bắc Ninh, 2012. Quy chế hoạt động, các văn bản về công tác Tổ chức -Lao động, quy chế tiền lương.

10. David Begg, 2008. Kinh tế học 1,2. Hà Nội: NXB giáo dục.

11. Vũ Duy Đào, Nguyễn Quang Ninh, 1997. Quản trị Tài chính Doanh nghiệp. Hà Nội: NXB Thống kê.

12. Vũ Đình Hiển, 2005. Giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại tổng công ty hóa chất Việt Nam. Luận văn thạc sĩ. Trường Đại học kinh tế quốc dân.

13. Phạm Thị Thu Hoài, 2014. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Một thành viên vận tải Biển Đông. Luận văn thạc sĩ. Trường Học viện kĩ thuật Quân sự.

14. Nguyễn Thanh Hội và Phan Thăng, 1999. Quản trị học. Hà Nội: NXB Thống kê. 15. Josette Peyrard, 1997. Phân tích Tài chính Doanh nghiệp. Hà Nội: NXB Thống kê.

16. Nguyễn Đình Kiệm, 2006. Quản lý vốn và tài sản tại doanh nghiệp. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính.

17. Nguyễn Đình Kiệm và Bạch Đức Hiển, 2008. Quản trị Tài chính doanh nghiệp. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính.

18. N.Gregory Mankiw, 2000. Kinh tế vĩ mô. Hà Nội: NXB Thống kê.

19. Nguyễn Văn Nam, 2002. Giáo trình Quản trị tài chính Doanh nghiệp. Hà Nội: NXB Tài Chính.

20. P.A.Samuelson & W.D.Nordphaus, 1989. Kinh tế học. Hà Nội:Viện quan hệ quốc tế.

21. Nguyễn Năng Phúc, 2004. Phân tích tài chính trong các công ty cổ phần ở Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính.

22. Prederics Mishkin, 1994. Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính. Hà Nội: NXB Khoa học kỹ thuật.

23. Quốc hội nước Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, 2014. Luật doanh nghiệp.

24. Robert S.Pindyck & Daniel L.Rubin Feld, 1994. Kinh tế vi mô. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn tại công ty TNHH toàn tiến, bắc ninh (Trang 112 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)