Tình hình vốn của Công ty giai đoạn 2015-2017

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn tại công ty TNHH toàn tiến, bắc ninh (Trang 62 - 66)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Giới thiệu về Công ty TNHH Toàn Tiến, Bắc Ninh

3.1.5. Tình hình vốn của Công ty giai đoạn 2015-2017

3.1.5.1. Quy mô và cơ cấu nguồn vốn của Công ty

Ta sẽ xem xét quy mô và cơ cấu nguồn vốn của Công ty theo hình vẽ sau đây:

Hình 3.6 Cơ cấu nguồn vốn

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo tài chính-Công ty)

Qua hình vẽ trên ta thấy, tổng nguồn vốn của Công ty có sự biến động trong giai đoạn 2015-2017, theo chiều hướng tăng. Cụ thể năm 2015 tổng nguồn vốn là 129 tỷ, đến năm 2016 tổng nguồn vốn là 252 tỷ (tăng 23 tỷ đồng), đến năm 2017 tổng nguồn vốn đạt 358 tỷ (tăng 106 tỷ đồng so với 2016). Cũng từ số liệu trên hình vẽ ta thấy, nợ phải trả của Công ty cũng biến động theo hướng tăng dần lên trong giai đoạn 2015-2017. Năm 2015, nợ phải trả là 51 tỷ đồng (chiếm 39,53% tổng nguồn vốn). Đến năm 2016, số nợ phải trả là 169 tỷ ( chiếm 67% tổng nguồn vốn), năm 2017 tăng lên 210 tỷ (chiếm

0 50 100 150 200 250 300 350 400 2015 2016 2017 Năm

58,6%). Nguyên nhân là do Công ty tiến hành mở rộng hoạt động kinh doanh, trong đó có dự án sản xuất giấy Kraft nên phải vay vốn ngân hàng để mua thêm trang thiết bị máy móc, đặc biệt là năm 2016.

Nhận xét: Từ sự phân tích số liệu, ta thấy quy mô nguồn vốn của Công ty được tăng qua các năm. Tuy nhiên, nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn (đặc biệt là năm 2016). Mặc dù nguyên nhân là do doanh nghiệp đầu tư dự án giấy Kraft mới, nhưng điều này cũng thể hiện sự tự chủ về vốn của Doanh nghiệp này khá thấp. Đây là một trong những hạn chế trong cơ cấu nguồn vốn của Công ty.

3.1.5.2. Quy mô và cơ cấu nợ phải trả

Trong giai đoạn 2015-2017, quy mô nợ phải trả của Công ty có xu hướng tăng lên, cụ thể theo hình vẽ sau đây:

Hình 3.7 Quy mô và cơ cấu nợ phải trả

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo tài chính-Công ty)

Qua hình vẽ trên ta thấy, nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nợ phải trả của Công ty TNHH Toàn Tiến, Bắc Ninh.

Quy mô và cơ cấu nợ ngắn hạn của Công ty trong các năm 2015-2017 có xu hướng tăng dần lên, cụ thể theo bảng sau:

0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 2015 2016 2017 Năm Nợ ngắn hạn Nợ dài hạn Nợ phải trả

Bảng 3.2 Quy mô và cơ cấu nợ ngắn hạn Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2015 2016 2017 Vay và nợ ngắn hạn 4,9 26,95 45,47 Phải trả người bán 12,4 56,9 68,9

Người mua trả tiền trước 9,3 42,8 52,6

Thuế và khoản phải nộp Nhà nước 0,4 0,5 0,55

Phải trả người lao động 4,8 5,9 7,8

CP phải trả 1,3 0,8 0,6

Phải trả nội bộ 6,8 12,5 9,7

Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 7,8 17,2 15,4

Quỹ khen thưởng, phúc lợi 0,2 0,25 0,38

Tổng nợ ngắn hạn 47,9 163,8 201,4

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh - Công ty)

Nhìn vào số liệu trên ta thấy hai chỉ tiêu phải trả người bán và người mua trả tiền trước chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nợ ngắn hạn. Trong chỉ tiêu phải trả người bán gồm các khoản phải trả đối với nguyên vật liệu phục vụ cho hoạt động hoạt động kinh doanh của Công ty. Trong giai đoạn 2015 -2017, khoản phải trả người bán có xu hướng tăng lên, nguyên nhân do phải trả người bán của Công ty có biến động tăng lên theo xu hướng tăng lên của doanh thu. Như đã phân tích ở trên, trong giai đoạn 2015 -2017, Công ty đã thực hiện nhập một số máy móc, thiết bị mới, phải ứng trước tiền mua máy móc để thực hiện dự án mặc dù doanh thu chưa thu về. Với chỉ tiêu người mua trả tiền trước: khoản mục này chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nợ ngắn hạn của Công ty, khoản người mua trả tiền trước xuất phát từ các dự án Công ty có kế hoạch triển khải, người mua ứng trước tiền đặt cọc. Chỉ tiêu phải trả công nhân viên: Đây là các khoản mà doanh nghiệp phải trả người lao động bao gồm tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội của người lao động. Giai đoạn từ 2015 đến 2017, phải trả công nhân viên có biến động tăng lên qua các năm. Trong những năm gần đây, Công ty mở rộng sản xuất kinh doanh đặc biệt là dự án giấy Kraft nên Công ty phải thuê thêm lao động ngắn

hạn và lao động dài hạn. Với việc thuê thêm lao động ngắn hạn, Công ty phải trả lương cho công nhân viên bên cạnh đó việc thuê thêm lao động dài hạn kéo theo các khoản trích theo lương như bảo hiểm xã hội, các khoản trả khác thuộc về thu nhập của công nhân viên, đây chính là nguyên nhân khiến cho khoản phải trả công nhân viên tăng mạnh trong giai đoạn này. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác: Các năm 2016 và 2017, Công ty nhận được thêm các hợp đồng mới, khi đó nguồn VCSH không đủ để đáp ứng nhu cầu về vốn, nên Công ty đã sử dụng các khoản vay ngân hàng để đầu tư vào việc mua nguyên vật liệu phục vụ cho các dự án, dẫn tới vay và nợ NH tăng lên so với năm 2015. Do đặc thù của ngành sản xuất giấy các dự án thường không hoàn thành trong một năm nên doanh thu chưa thể thu về ngay trong năm 2015 để trả nợ vay ngân hàng giúp giảm số dư tiền vay.

3.1.5.3. Quy mô và cơ cấu nợ dài hạn

Ta sẽ xem xét quy mô và cơ cấu nợ dài hạn của Công ty TNHH Toàn Tiến, Bắc Ninh qua hình vẽ sau đây:

Hình 3.8 Quy mô và cơ cấu nợ dài hạn

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh - Công ty)

Qua hình vẽ trên cho thấy khoản phải trả người bán dài hạn của Công ty chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu nợ dài hạn do đặc thù là doanh nghiệp

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Phải trả người

bán dài hạn Người mua trả tiền trước dài hạn

Phải trả nội bộ

dài hạn tài chính dài hạn Vay và nợ thuê Tổng nợ dài hạn

sản xuất giấy. Điều này đặt ra vấn đề đảm bảo khả năng thanh toán trong dài hạn của Công ty.

3.1.5.4.Quy mô và cơ cấu vốn chủ sở hữu

Nguồn VCSH của Công ty bao gồm vốn đầu tư của CSH, quỹ đầu tư phát triển và LNSTchưa phân phối. Ta xem xét cơ cấu nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty theo hình vẽ sau đây:

Hình 3.9 Quy mô và cơ cấu vốn chủ sở hữu

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh - Công ty)

Nhìn hình vẽ trên ta thấy, trong giai đoạn 2015 -2017, nguồn vốn đầu tư của chủ sở hữu tăng lên do định hướng mở rộng hoạt động kinh doanh của Công ty.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn tại công ty TNHH toàn tiến, bắc ninh (Trang 62 - 66)