Hiện trạng môi trƣờng tỉnh Nghệ An

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường bằng công cụ kinh tế trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 63 - 68)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Hiện trạng môi trƣờng tỉnh Nghệ An

3.2.1. Môi trường đất

Môi trƣờng đất ở Nghệ An hiện nay đã có hiện tƣợng bị thoái hoá và ô nhiễm cục bộ tại một số vùng, nguyên nhân chủ yếu bao gồm:

- Ô nhiễm đất do các chất thải sinh hoạt: Chất thải sinh hoạt là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trƣờng đất nếu không đƣợc quản lý thu gom và kiểm soát đúng quy trình kỹ thuật. Chất thải sinh hoạt rất phức tạp, nó bao gồm các thức ăn thừa, rác thải nhà bếp, làm vƣờn, đồ dùng hỏng , gỗ, thủy tinh, nhựa, các loại giấy thải,các loạirác đƣờng phố bụi, bùn, lá cây…

- Ô nhiễm môi trƣờng đất còn có thể do bùn cống rãnh của hệ thống thoát nƣớc của thành phố là mà thành phần các chất hữu cơ, vô cơ, kim loại tạo nên các hỗn hợp các phức chất và đơn chất khó phân hủy.

- Ô nhiễm đất do chất thải công nghiệp: Nƣớc thải của các nhà máy công nghiệp chất thải công nghiệp ngày càng nhiều và có độc tính ngày càng cao, nhiều loại rất khó bị phân huỷ sinh học. Các chất thải độc hại có thể đƣợc tích luỹ trong đất trong thời gian dài gây ra nguy cơ tiềm năng đối với môi trƣờng.

Có thể phân chia các chất thải ra làm 4 nhóm chính: chất thải xây dựng, chất thải kim loại, chất thải khí, chất thải hoá học và hữu cơ. Các chất thải xây dựng nhƣ gạch ngói, thuỷ tinh, gỗ ống nhựa, dây cáp, bê tông, nhựa... Trong đất các chất này bị biến đổi theo nhiều con đƣờng khác nhau, nhiều chất rất khó bị phân huỷ. Các chất thải kim loại, đặc biệt là các kim loại nặng nhƣ Pb, Zn, Cd, Cu, Ni thƣờng có nhiều ở các khu vực khai thác mỏ (Quỳ hợp, Tân Kỳ...) các khu công nghiệp và đô thị.

Các chất thải có khả năng gây ô nhiễm đất ở mức độ lớn nhƣ chất tẩy rửa, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc nhuộm, mầu vẽ, công nghiệp sản xuất pin, thuộc gia, công nghiệp sản xuất hoá chất. Nhiều loại chất thải hữu cơ cũng dẫn đến làm ô nhiễm đất.

- Ô nhiễm đất do hoạt động nông nghiệp:

Ô nhiễm đất do tác nhân hoá học: Bao gồm phân bón N, P (dƣ lƣợng phân bón trong đất), thuốc trừ sâu (clo hữu cơ, DDT, lindan, aldrin, photpho hữu cơ...).

Hiện nay, các loại hoá chất BVTV đƣợc nông dân trong tỉnh sử dụng nhiều là Cypermethrin, Chlorfluazuron, Endosulfan, Monocrotophos, Bordeaux, Hexaconazole, Mancozeb, Propiconazole, trong đó đa số là thuốc nhóm III (ít độc), tuy vậy cũng có những thuốc có độ độc cấp tính cao nhƣ Monocrotophos, Endosulfan, hoặc một số hoạt chất khác có thời gian phân huỷ chậm nhƣ Mancozeb. Những hoạt chất phân huỷ chậm sẽ rất nguy hiểm vì nó dễ dàng ngấm xuống đất gây ô nhiễm đất.

Một điều đáng quan tâm ở đây là phần lớn các hộ gia đình sử dụng phân bón chƣa ý thức đƣợc rằng lạm dụng phân bón là gây hậu quả xấu cho đất canh tác nông nghiệp nhƣ làm cho đất chua và làm thay đổi thành phần cơ giới của đất…

- Ô nhiễm đất do tồn dƣ thuốc bảo vệ thực vật:

Nghệ An là một trong những tỉnh có số lƣợng các kho thuốc BVTV tồn lƣu lớn nhất trên cả nƣớc với 913 điểm từ thời kỳ chiến tranh và thời kỳ bao cấp để lại. Năm 2008, Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Nghệ An đã tiến hành lấy mẫu phân tích 277/913 điểm kho thuốc tồn lƣu, kết quả phân tích đã xác định đƣợc 265/277 điểm có dƣ lƣợng hóa chất BVTV trong đất lớn hơn quy chuẩn cho phép (chiếm 96%).

Theo Quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ, trên địa bàn tỉnh Nghệ An có 189 điểm tồn lƣu thuốc bảo vệ thực vật thuộc phụ lục I, 79 điểm tồn lƣu thuộc phụ lục II theo Quyết định phê duyệt số 1946/QĐ-TTg ngày 21/10/2010, theo Chƣơng trình mục tiêu quốc gia Khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trƣờng trên địa bàn tỉnh có 55 điểm cần phải xử lý.

Nghệ An là địa phƣơng có nhiều điểm ô nhiễm cần phải xử lý nhất trên cả nƣớc (189/240 điểm thuộc phụ lục I quyết định 1946/QĐ-TTg chiếm 78% và 55/100 điểm thuộc Chƣơng trình mục tiêu quốc gia chiếm 55% số các điểm trên địa bàn cả nƣớc).

- Hoạt động sản xuất khác

Hoạt động khai thác khoáng sản nhƣ khoáng ilmenit chứa titan làm phát sinh lƣợng lớn chất thải rắn (đất, cát, sỏi) che phủ nhiều vùng đất ven bờ, đồng thời làm tăng xâm nhập mặn từ biển vào các vùng khai thác làm nhiễm mặn đất và nƣớc ngầm. Hoạt động nuôi tôm nƣớc lợ/mặn vùng ven bờ cũng gây ra sự nhiễm mặn đất canh tác nông nghiệp. Sự nhiễm mặn tăng lên cũng có thể gây nhiễm phèn làm chua đất (hay suy giảm chất lƣợng đất).

3.2.2. Môi trường nước

- Môi trƣờng nƣớc mặt: hiện nay nguồn nƣớc mặt trên địa bàn tỉnh Nghệ An đang có dấu hiệu ô nhiễm, nguyên nhân do sự rửa trôi đất đá từ vùng thƣợng nguồn, khu vực có hoạt động canh tác nông, lâm nghiệp, khai thác khoáng sản ở vùng đầu nguồn, trên địa bàn các huyện Quế Phong, Quỳ Hợp, Kỳ Sơn, Tƣơng Dƣơng,...; trong đó đáng lƣu ý là khai thác, chế biến quặng, vàng sa khoáng, cát sỏi lòng sông và đá ốp lát. Các khu, cụm công nghiệp, làng nghề, khu đô thị thiếu hệ thống xử lý nƣớc thải tập trung đảm bảo xử lý đạt chất lƣợng trƣớc khi xả vào nguồn tiếp nhận, phổ biến là các loại hình phát sinh lƣợng nƣớc thải lớn nhƣ sản xuất bia, trang trại chăn nuôi gia súc, chế biến thuỷ - hải sản tập trung ở địa bàn các huyện Thanh Chƣơng, Diễn Châu, Nghi Lộc, Thành phố Vinh,...

Chất thải phát sinh từ sinh hoạt, sản xuất chƣa đƣợc thu gom triệt để về khu xử lý, vẫn còn tình trạng vứt rác thải vào nguồn nƣớc hoặc xung quanh nguồn nƣớc gây ô nhiễm, đặc biệt đối với những nguồn nƣớc sử dụng cho mục đích sản xuất nƣớc sinh hoạt; tình trạng này có ở hầu khắp các địa phƣơng trong tỉnh. Nguồn nƣớc dƣới đất dễ bị ô nhiễm do ngƣời dân khoan giếng khai thác không thực hiện trám lấp giếng không sử dụng đúng quy định, dẫn đến chất bẩn xâm nhập vào nguồn nƣớc; hiện tƣợng xâm nhập mặn vào sâu trong sông do mực nƣớc biển dâng vào mùa cạn ảnh hƣởng đến việc khai thác, sử dụng nguồn nƣớc cho hoạt động sản xuất, kinh doanh...

- Môi trƣờng nƣớc ngầm: Hiện trạng môi trƣờng nƣớc dƣới đất ở tỉnh Nghệ An đã có những vấn đề đáng quan tâm mà trƣớc hết là hiện tƣợng nhiễm bẩn, nhiễm mặn. Hầu hết các tầng chứa nƣớc trong các thành tạo Đệ tứ (nằm gần mặt đất) đều có biểu hiện của sự nhiễm bẩn bởi sắt, mangan, hợp chất Nitơ (Nitrit - Nitrat), các hợp chất hữu cơ, vô cơ và các vi sinh vật.... Các vùng ven biển nƣớc dƣới đất thƣờng bị nhiễm mặn. Tuy nhiên để xác định chính xác nguyên nhân gây ra sự nhiễm bẩn của nƣớc dƣới đất là một việc làm hết sức phức tạp.

3.2.3. Môi trường không khí

- Nhìn chung môi trƣờng không khí tỉnh Nghệ An còn tƣơng đối sạch, ô nhiễm khí thải chỉ xảy ra cục bộ, chủ yếu tại một số khu vực hoạt động công nghiệp tập trung, tại một số đô thị lớn: Khu vực nhà máy xi măng Hoàng Mai, KCN Diễn Hồng, Khu vực chợ Vinh, KCN Nam Cấm. Ô nhiễm bụi xảy ra tại dọc tuyến đƣờng đang thi công và có mật đô giao thông lớn.

- Nguồn ô nhiễm không khí chính trong khu vực là các cơ sở công nghiệp với công nghệ sản xuất cũ lạc hậu, chất thải ra môi trƣờng chƣa đƣợc xử lý, tập trung nhiều nhất tại các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng (xi măng, khai thác đá, sản xuất gạch ngói...), công nghiệp hoá chất, giao thông vận tải tập trung chủ yếu ở thành phố Vinh, các khu công nghiệp Vinh, Cửa Lò, Nam Cấm. Tại một số huyện ven biển nhƣ Diễn Châu, Quỳnh Lƣu, Nghi Lộc... nền sản xuất chủ yếu là nuôi trồng và chế biến thuỷ hải sản nguồn gây ô nhiễm không khí chủ yếu là khí H2S từ các chất hữu cơ thối rữa của bã thải. Theo USEPA, 1970 thì lƣợng H2S sẽ là 4kg/ tấn sản phẩm.

- Môi trƣờng không khí khu vực nông thôn nhìn chung chƣa có dấu hiệu ô nhiễm, trừ một số khu vực có các hoạt động tiểu thủ công nghiệp làng nghề với hình thức hoạt động phân tán, xen kẽ trong dân cƣ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường bằng công cụ kinh tế trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)