Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường bằng công cụ kinh tế trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 56 - 57)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Tổng quan về tỉnh Nghệ An

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

Hình 3.1. Bản đồ hành chính tỉnh Nghệ An

Nghệ An nằm ở vị trí trung tâm vùng Bắc Trung Bộ, có diện tích tự nhiên năm 2013 là 1.648.997,1 ha; dân số năm 2013 là 2.978.705 ngƣời, gồm trên 21 huyện, thành phố, thị xã và có ranh giới chung là: Phía bắc giáp tỉnh Thanh hóa, phía nam giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía tây giáp nƣớc CHDCND Lào, phía đông giáp biển Đông.

Toàn tỉnh đƣợc phân làm 4 vùng kinh tế sinh thái: Vùng Đông Bắc, Vùng Đông Nam, Vùng Tây Bắc, Vùng Tây Nam.

Nghệ An là nơi tập trung nhiều đầu mối giao thông quan trọng: Đƣờng quốc lộ 1A, đƣờng sắt Bắc – Nam chạy xuyên suốt chiều dài của tỉnh ở Phía Đông; Đƣờng Hồ Chí Minh chạy dọc theo chiều dài tỉnh ở phía Tây dài 132km, các tuyến dƣờng ngang: quốc lộ 7 và quốc lộ 46 nối Cửa khẩu Nậm

Cấn, cửa khẩu Thanh Thủy (biên giới với Lào) với cảng biển Cửa Lò, quốc lộ 48 nối liền vùng kinh tế Phủ Quỳ, các huyện Tây Bắc Nghệ An với vùng đồng bằng; đƣờng biên giới dài 419km giáp nƣớc CHDCND Lào và 82km bờ biển, Sân bay Vinh nối các thành phố lớn của Việt Nam, có đƣờng bay thẳng Xiêng Khoảng của nƣớc bạn Lào, Cảng Cửa Lò, kết cấu hạ tầng đang đƣợc nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới... là điều kiên rất thuận lợi đểu giao lƣu phát triển kinh tế - xã hội, trao đổi, mua bán hàng hóa nói chung, nông lân sản nói riêng với các tỉnh bạn và các nƣớc trong khu vực.

Nghệ An có bờ biển dài 82 km, 6 cửa lạch, trong đó Cửa Lò và Cửa Hội có nhiều điều kiện thuận lợi nhất cho xây dựng cảng biển. Đặc biệt, biển Cửa Lò đƣợc xác định là cảng biển quốc tế quan trọng của vùng Bắc Trung Bộ, đồng thời cũng là cửa ngõ giao thông vận tải biển giữa Việt Nam, Lào và vùng Đông Bắc Thái Lan. Hải phận Nghệ An có 4.230 hải lý vuông, tổng trữ lƣợng cá biển trên 80.000 tấn, khả năng khai thác trên 35 - 37 nghìn tấn/năm. Biển Nghệ An có tới 267 loài cá, trong đó có nhiều loại có giá trị kinh tế cao và trữ lƣợng cá lớn nhƣ cá thu, cá nục, cá cơm...; tôm biển có nhiều loại nhƣ tôm he, sú, hùm... Hai bãi tôm chính của tỉnh là Lạch Quèn trữ lƣợng 250 - 300 tấn, bãi Lạch Vạn trữ lƣợng 350 - 400 tấn. Mực có trữ lƣợng 2.500 đến 3.000 tấn, có khả năng khai thác 1.200 - 1.500 tấn. Vùng ven biển có hơn 3.000 ha diện tích mặt nƣớc mặn, lợ có khả năng nuôi tôm, cua, nhuyễn thể và trên 1.000 ha diện tích phát triển đồng muối.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường bằng công cụ kinh tế trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)