CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4. Đánh giá việc áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trƣờng
3.4.2. Hạn chế và nguyên nhân
- Tổ chức quản lý nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng trên địa bàn tỉnh Nghệ An còn chƣa đủ mạnh nhất là tổ chức quản lý môi trƣờng cấp huyện, xã
trong khi đây là lực lƣợng quan trọng, đảm nhiệm một phần công việc trong phân cấp quản lý môi trƣờng. Số cán bộ quản lý môi trƣờng cấp cơ sở vẫn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu, cả về số lƣợng và chất lƣợng, năng lực cán bộ. Một số các phòng Tài nguyên và Môi trƣờng của UBND các huyện đã có biên chế chuyên môn về quản lý môi trƣờng nhƣng vẫn còn một phần cán bộ chƣa có bằng cấp về quản lý môi trƣờng. Các phƣờng xã mới chỉ có cán bộ địa chính kiêm nhiệm chức danh môi trƣờng và hầu hết không có bằng cấp về quản lý môi trƣờng. Lực lƣợng cảnh sát môi trƣờng vẫn chƣa đủ mạnh để răn đe các đối tƣợng vi phạm.
- Công cụ phí và lệ phí bƣớc đầu đƣợc áp dụng đã mang lại hiệu quả nhất định nhƣng chƣa thực sự cao. Các mức phí đƣa ra còn thấp chƣa tạo đƣợc động lực để ngƣời dân và doanh nghiệp giảm thải xuống mức tối thiểu, họ sẵn sàng trả tiền phí để thải ra môi trƣờng mà không quan tâm tới việc gây tổn hại chất lƣợng môi trƣờng.
- Hệ thống chính sách về môi trƣờng còn chƣa chặt chẽ, thiếu đồng bộ, nhƣ trong Luật Bảo vệ môi trƣờng có nêu việc giải quyết tranh chấp về ô nhiễm môi trƣờng, nhƣng lại thiếu các Nghị định và Thông tƣ hƣớng dẫn dƣới Luật; hoặc việc áp dụng các Quy chuẩn, tiêu chuẩn trong việc giải quyết tranh chấp cũng còn nhiều vƣớng mắc và chồng chéo.
- Đội ngũ cán bộ kiểm tra, giám sát có trình độ chuyên môn thiếu nhiều nên không thể theo dõi thƣờng xuyên việc xả thải của các cơ sở sản xuất; các thiết bị và công nghệ phục vụ cho việc xác định nồng độ ô nhiễm thiếu, cũ và lạc hậu nên không đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tế. Việc phân tích mẫu không đủ điều kiện để thực hiện hết nên chủ yếu dựa vào tinh thần tự nguyện của các doanh nghiệp, do đó các doanh nghiệp tìm cách để giảm mức phí phải nộp xuống mức thấp nhất.
dịch vụ hiện nay chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nƣớc nên hoạt động đƣợc bao cấp, chậm đổi mới và thiếu tính tự chủ trong hoạt động kinh doanh nên hiệu quả.
- Quyền sở hữu không đƣợc phân định rõ ràng, ở nƣớc ta các tài nguyên và dịch vụ môi trƣờng đƣợc coi nhƣ tài sản chung ai cũng có quyền sử dụng và không phải trả tiền. Điều này đã dẫn đến tình trạng cộng đồng không có ý thức trong việc sử dụng tài nguyên và chi trả cho các dịch vụ làm sạch môi trƣờng.
- Ý thức của một bộ phận dân cƣ còn thấp, hiện trạng đổ thải bừa bãi chất thải xây dựng và chất thải nguy hại mà không thể xác định đối tƣợng nên không thể tiến hành xử phạt hay thu phí.
- Chất lƣợng dịch vụ chƣa cao, khả năng tài chính của các tổ chức, doanh nghiệp hạn chế, thiếu kinh phí để đổi mới thiết bị công nghệ, phƣơng tiện nên hiệu quả hoạt động kinh doanh đạt thấp; đồng thời nguồn quỹ môi trƣờng còn ít chỉ đáp ứng đƣợc một nhu cầu nhỏ so với thực tế.
3.4.3. Vai trò của Sở Tài nguyên và Môi trường, cơ quan Thuế trong việc áp dụng công cụ kinh tế để quản lý môi trường
Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Nghệ An với chức năng là cơ quan quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng đã phối hợp cùng với các cơ quan thuế, cụ thể: Cục thuế Nghệ An, các Chi cục thuế tại các thành phố, huyện, thị xã thực hiện việc áp dụng công cụ kinh tế để bảo vệ môi trƣờng.
Căn cứ chức năng nhiệm vụ đƣợc giao, Sở Tài nguyên và Môi trƣờng đã ban hành các văn bản hƣớng dẫn dƣới luật nhằm giúp các tổ chức, cá nhân nắm bắt rõ trách nhiệm, nghĩa vụ đối với công tác bảo vệ môi trƣờng. Bên cạnh đó, Sở Tài nguyên và Môi trƣờng cũng đã tiến hành thẩm định thu phí khai thác khoáng sản, ký quỹ phục hồi môi trƣờng, phí bảo vệ môi trƣờng đối với nƣớc thải công nghiệp; việc thu phí tại các thành phố, thị xã bƣớc đầu đã
bù đắp một phần chi phí mà UBND tỉnh bỏ ra cho công tác thu gom xử lý, tuy nhiên, ở địa bàn các huyện, nhƣ đã phân tích ở trên, việc thu phí vẫn còn nhiều bất cập, không đạt hiệu quả cao.
Ngoài việc thực hiện các bƣớc đầu vào của áp dụng công cụ kinh tế, thông qua quỹ Bảo vệ môi trƣờng, Sở Tài nguyên và Môi trƣờng cũng đã tiến hành cho các tổ chức, cá nhân vay vốn cải tạo môi trƣờng, điều này cho thấy sự linh động của cơ quan quản lý nhà nƣớc trong nền kinh tế thị trƣờng.
Cơ quan thuế gồm cục thuế tỉnh, các chi cục tại địa phƣơng trên bàn tỉnh Nghệ An có nhiệm vụ kiểm tra, đôn đốc việc kê khai, nộp thuế phí trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng, đồng thời hàng tháng, quỹ quyết toán cùng các đơn vị quan lý nhà nƣớc khác trong đó có Sở Tài nguyên và Môi trƣờng.
Việc phối hợp giữa Sở Tài nguyên và Môi trƣờng cũng các cơ quan thuế đã mang lại những hiệu quả nhất định, mỗi bên đều thực hiện chức năng quản lý lĩnh vực của mình đồng thời hỗ trợ nhau trong quá trình triển khai nhiệm vụ. Tuy nhiên, do đặc thù lĩnh vực khác nhau, các văn bản luật còn chồng chéo, thiếu thông tin chia sẻ nên ở một mức độ nào đó sự phối hợp giữa hai đơn vị quản lý còn nhiều hạn chế, trong thời gian tới cần có giải pháp hƣớng đi chung.
TIỀU KẾT CHƢƠNG 3
Chƣơng 3 đã mô tả vị trí địa lý, điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh Nghệ An. Đồng thời cũng nêu ra những vấn đề về ô nhiễm môi trƣờng, suy thoái môi trƣờng ngày càng trở nên bức xúc cần biện pháp giải quyết. Ô nhiễm môi trƣờng không khí, môi trƣờng nƣớc, môi trƣờng đất do các loại chất thải hoạt động của các làng nghề, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ, bệnh viện...đang đƣợc xã hội, lãnh đạo tỉnh Nghệ An quan tâm và chú ý.
Nghệ An đang cùng với cả nƣớc, thực hiện áp dụng chính sách sử dụng công cụ kinh tế trong lĩnh vực quản lý bảo vệ môi trƣờng, các chính sách đó trong thời gian qua đã thu đƣợc những thành quả nhất định; cụ thể tỉnh Nghệ An đã áp dụng các chính sách sau: Chính sách thuế Tài nguyên, thuế Môi trƣờng, Chính sách phí: phí rác thải, phí nƣớc thải và quỹ môi trƣờng. Các công cụ kinh tế đã tác động trực tiếp tới thu nhập hoặc hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh, từ đó nhằm ngăn ngừa tác động tiêu cực tới môi trƣờng.
Việc áp dụng các công cụ kinh tế trong công tác quản lý môi trƣờng trên địa bàn tỉnh Nghệ An mang lại hiệu quả trong lĩnh vực quản lý tài nguyên môi trƣờng, cũng nhƣ hiệu quả kinh tế, ngoài những thuận lợi nhất định thì vẫn còn nhiều những khó khăn tồn tại ví dụ nhƣ: hệ thống chính sách về môi trƣờng còn chƣa chặt chẽ, thiếu đồng bộ; Các mức phí đƣa ra còn thấp chƣa tạo đƣợc động lực để ngƣời dân và doanh nghiệp giảm thải xuống mức tối thiểu, họ sẵn sàng trả tiền phí để thải ra môi trƣờng mà không quan tâm tới việc gây tổn hại chất lƣợng môi trƣờng; Đội ngũ cán bộ kiểm tra, giám sát có trình độ chuyên môn thiếu nhiều nên không thể theo dõi thƣờng xuyên việc xả thải của các cơ sở sản xuất; các thiết bị và công nghệ phục vụ cho việc xác định nồng độ ô nhiễm thiếu; Ý thức của một bộ phận dân cƣ còn thấp, hiện trạng đổ thải bừa bãi chất thải xây dựng và chất thải nguy hại mà
không thể xác định đối tƣợng nên không thể tiến hành xử phạt hay thu phí. Từ những khó khăn, vƣớng mắc tồn tại đó, căn cứ những định hƣớng của tỉnh Nghệ An, Chƣơng 4 tác giả sẽ đề xuất các giải pháp về chính sách cũng nhƣ giáo dục truyền thông nhằm phát huy nâng cao hiệu quả việc sủ dụng công cụ kinh tế trong việc bảo vệ môi trƣờng trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
CHƢƠNG 4
ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN