Một số giải pháp khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường bằng công cụ kinh tế trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 95 - 105)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng công cụ kinh tế trong

4.2.3. Một số giải pháp khác

Mặc dù khuôn khổ thể chế và chính sách về môi trƣờng nƣớc ta chƣa hoàn thiện, nhƣng những điều kiện ban đầu cho việc áp dụng các công cụ kinh tế đã đƣợc thiết lập. Hệ thống quản lý đã đƣợc thiết lập từ trung ƣơng đến địa phƣơng, hệ thống quan trắc đang đƣợc xây dựng và mở rộng theo hƣớng ngày càng hoàn thiện. Các văn bản luật đƣợc bổ sung và xây dựng chặt chẽ hơn. Do đó trong thời gian tới có thể mở rộng việc áp dụng các công cụ kinh tế sau:

4.2.3.1. Tính phí theo sản phẩm:

Đây là những khoản phí đƣợc đƣa vào giá bán các sản phẩm có khả năng gây ô nhiễm môi trƣờng trong quá trình sử dụng (có thể áp dụng phụ thu), khoản phụ thu này ràng buộc trách nhiệm với các doanh nghiệp có các sản phẩm nhƣ

vậy phải có biện pháp phòng tránh, xử lý ô nhiễm (nhƣ thu hồi bao bì, dầu thải từ động cơ…).

Loại phí này đƣợc áp dụng với những sản phẩm chứa chất độc hại và với một khối lƣợng nhất định chúng sẽ gây tác hại tới môi trƣờng. Ví dụ nhƣ : PVC, CFCs, kim loại nặng , xăng pha chì , các nguyên liệu chứa cac bon , sulphat , thủy ngân , chai , hộp ,túi nilong…

Phí đánh vào sản phẩm có thể đƣợc sử dụng thay cho phí gây ô nhiễm nếu vì lý do nào đó ngƣời ta không thể trực tiếp tính đƣợc phí đối với các chất gây ô nhiễm. Loại phí này có thể đánh vào là nguyên liệu đầu vào, sản phẩm trung gian hay thành phẩm, tùy theo từng trƣờng hợp. Phí này có mục đích là khuyến khích giảm ô nhiễm bằng giảm việc sử dụng, tiêu thụ các sản phẩm bị thu phí và tăng nguồn thu cho Chính phủ. Mức phí do đó sẽ tùy thuộc vào mục tiêu đặt ra đối với loại phí này là gì.

4.2.3.2. Thu phí du lịch:

Hiện nay, với mức lệ phí trung bình tham quan du lịch trên địa bàn tỉnh là 2000 đồng/ngƣời/lần thì không hề có hiệu quả bảo vệ môi trƣờng. Với mức phí thu nhƣ vậy thì chƣa tính tới các chi phí về bảo vệ môi trƣờng, vì vậy không tạo đƣợc ý thức bảo vệ và giữ gìn môi trƣờng của khách tham quan, những tác động tới môi trƣờng từ hoạt động du lịch là không nhỏ. Xây dựng một biểu phí thích hợp bao gồm cả chi phí sửa chữa, bảo tồn tôn tạo cảnh quan môi trƣờng là rất cần thiết vừa tạo ý thức bảo vệ môi trƣờng cho cộng đồng, khách tham quan đồng thời tạo nguồn thu cho Chính Phủ. Kết hợp với biện pháp kêu gọi sự đóng góp từ phía các công ty du lịch sẽ đạt hiệu quả cả về kinh tế và môi trƣờng.

4.2.3.3. Phí khí thải:

Hiện nay, tình trạng các phƣơng tiện giao thông ngày càng tăng lên với tốc độ nhanh chóng (18% đối với xe máy và 12% đối với ô tô) thì mức độ ô

nhiễm môi trƣờng do khí thải thực sự báo động. Hơn nữa, các cơ sở sản xuất công nghiệp cũng là nguồn thải quan trọng gây ô nhiễm môi trƣờng. Các khí thải từ các lò sản xuất chứa rất nhiều chất độc hại làm ảnh hƣởng nghiêm trọng tới sức khỏe của ngƣời dân. Do đó, việc tính phí khí thải là biện pháp cần sớm thực hiện.

Đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp, mức phí có thể đƣợc tính theo lƣợng khí phát thải và nồng độ các chất có trong 1 m3 khí thải. Đối với các phƣơng tiện giao thông có thể tính phí dựa trên việc tiêu hao nhiên liệu của động cơ. Thực tế cho thấy các động cơ càng cũ, tuổi thọ càng cao thì lƣợng phát thải càng lớn. Do đó có thể kết hợp việc thu phí khí thải với việc khuyến khích ngƣời sử dụng thay thế các phƣơng tiện đã cũ bằng các phƣơng tiện mới thân thiện với môi trƣờng.

4.2.3.4. Chương trình thương mại - môi trường, tạo thị trường mua bán quyền xả thải ô nhiễm

Công cụ này áp dụng đối với nƣớc thải và khí thải. Theo đó, Nhà nƣớc sẽ ban hành một loại giấy phép gọi là giấy phép xả thải, giấy phép này có thể đƣợc trao đổi mua bán giữa các đơn vị tạo nguồn thải. Trong hệ thống giấy phép, cơ quan hữu trách quyết định mức xả thải tối đa để đạt tới mục tiêu về chất lƣợng môi trƣờng. Mức chất lƣợng môi trƣờng đƣợc thể hiện thành tổng lƣợng xả thải cho phép, sau đó đƣợc phân bổ quyền xả thải cho các đơn vị sản xuất dƣới hình thức các giấy phép. Các giấy phép sau đó đƣợc phân phối cho các cơ sở sản xuất có tiềm năng tạo ra chất thải. Mỗi giấy phép cho phép chủ sở hữu đƣợc xả thải một lƣợng ô nhiễm quy định. Giấy phép xả thải có thể đƣợc chuyển giao từ nguồn này sang nguồn khác. Nhu cầu đƣợc cấp giấy phép bắt nguồn từ các chi phí xử lý ô nhiễm của ngƣời xả thải, và ngƣời xả thải còn xử lý chất thải đến khi nào chi phí xử lý ô nhiễm còn nhỏ hơn hoặc bằng chi phí mua giấy phép.

Có hai cách cơ bản để thực hiện hệ thống giấy phép xả thải là bán đấu giá giấy phép, hoặc phân phối các giấy phép mà không thu tiền, sau đó sẽ xác định giá trị thông qua việc mua bán giữa những ngƣời xả thải.

Các hệ thống giấy phép có thể mua bán đƣợc có ƣu điểm hơn so với hệ thống phí ô nhiễm vì chúng đảm bảo đƣợc chất lƣợng môi trƣờng ở một mức độ nhất định. Một ƣu điểm quan trọng khác là hệ thống này tạo điều kiện thuận lợi cho sự tăng trƣởng kinh tế liên tục trong các khu vực bị ô nhiễm mà không làm tăng thêm mức độ ô nhiễm.

4.2.3.5. Cơ chế thưởng phạt khuyến khích cơ sở sản xuất giảm lượng phát thải

Dựa trên cơ sở mức phát thải tối đa theo quy định của Nhà nƣớc thì cơ sở nào giảm đƣợc lƣợng phát thải xuống dƣới mức tiêu chuẩn cho phép sẽ đƣợc hƣởng ƣu đãi (thƣởng) vềt tài chính, hoặc có thể giảm mức phí ô nhiễm mà đơn vị phải đóng góp. Đối với các cơ sở xả thải vƣợt quá tiêu chuẩn cho phép sẽ bị phạt một khoản phí nhất định. Cơ chế này tạo điều kiện khuyến khích các nhà sản xuất đầu tƣ công nghệ mới thân thiện với môi trƣờng.

4.2.3.6. Tạo thị trường nhãn sinh thái

Nhãn sinh thái là danh hiệu của nhà nƣớc dành cho các sản phẩm không gây ra ô nhiễm môi trƣờng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm, quá trình sử dụng các sản phẩm đó có tác dụng thúc đẩy các hoạt động hƣớng tới việc bảo vệ môi trƣờng.

Nhãn sinh thái đánh vào nhà sản xuất thông qua ngƣời tiêu dùng và hệ thống tiêu thụ bằng giá của sản phẩm và số lƣợng sản phẩm tiêu thụ. Mục đích của việc sử dụng nhãn sinh thái là đẩy mạnh việc tiêu dùng và sản xuất nhiều sản phẩm phù hợp về mặt môi trƣờng hơn, thông qua việc cung cấp cho ngƣời tiêu dùng những thông tin về ảnh hƣởng của các sản phẩm tới sức khỏe của họ.Trên thế giới có nhãn xanh của Singapore, nhãn thiên thần xanh của Đức, ecomark của Nhật Bản. Nhãn sinh thái có tác động tích cực tới việc

tiêu thụ sản phẩm, tâm lý khách hàng. Trong nền kinh tế thị trƣờng, sự phong phú về chủng loại hàng hóa và tốc độ sản xuất hàng hóa cao thì việc tiêu thụ hàng hóa là cơ hội lớn nhất để tạo ra hiệu quả kinh tế đối với nhà sản xuất.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 4

Trong nhiều năm qua, thực tế cho thấy rằng việc áp dụng các công cụ kinh tế nhằm kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng ở cả nƣớc nói chung và tỉnh Nghệ An nói riêng đã phát huy hiệu quả. Phần lớn những công cụ này đã kích thích những ngƣời gây ô nhiễm có khả năng hoàn thành các mục tiêu môi trƣờng bằng những phƣơng tiện có hiệu quả, chi phí hiệu quả nhất. Với những mức độ khác nhau, chúng sử dụng những nguyên tắc “ngƣời gây ô nhiễm phải trả tiền” và “ngƣời hƣởng lợi phải trả tiền”.

Tuy nhiên, để nâng cao hơn nữa hiệu quả áp dụng công cụ kinh tế trong công tác quản lý môi trƣờng cần phải có những giải pháp đồng bộ và cụ thể, đó là: hoàn thiện hệ thống các quy định của Luật bảo vệ môi trƣờng và các văn bản pháp quy có liên quan, tiến hành sửa đổi, bổ sung vào hệ thống luật định để xây dựng các quy định mang tính chặt chẽ và toàn diện, tăng cƣờng năng lực thể chế, đảm bảo sự thi hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trƣờng; xây dựng và hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn môi trƣờng phù hợp đề làm cơ sở cho việc thực hiện và đánh giá tình hình thực hiện; đẩy mạnh và mở rộng hoạt động của Quỹ bảo vệ môi trƣờng, xây dựng Quỹ môi trƣờng ngành và quỹ bảo vệ môi trƣờng địa phƣơng, hoàn thiện các quy định về thu phí nhƣ trong Nghị định 175 của Chính phủ; hoàn thiện chính sách quản lý tài nguyên thiên nhiên đối với các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình. Xác lập quyền sử dụng tài nguyên và xác lập các quyền lợi cũng nhƣ nghĩa vụ trong sử dụng tài nguyên và các dịch vụ môi trƣờng và đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền và giáo dục môi trƣờng nhằm nâng cao ý thức tự giác của ngƣời dân.

KẾT LUẬN

Tại Việt Nam, Luật Bảo vệ Môi trƣờng năm 1993 cũng đã có quy định về việc sử dụng các biện pháp kinh tế trong bảo vệ môi trƣờng. Tuy nhiên, do điều kiện thực tế và đặc thù của nền kinh tế nên đến năm 2003, Chính phủ mới ban hành Nghị định 67/2003/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trƣờng đối với nƣớc thải nhằm hạn chế ô nhiễm môi trƣờng từ nƣớc thải, tiết kiệm nƣớc sạch và tạo nguồn kinh phí cho Qũy bảo vệ môi trƣờng thực hiện việc bảo vệ, khắc phục ô nhiễm môi trƣờng. Đây là công cụ kinh tế đầu tiên ở nƣớc ta áp dụng nguyên tắc “ngƣời gây ô nhiễm phải trả tiền”, đánh dấu một bƣớc tiến quan trọng trong hoạt động quản lý môi trƣờng.

Cũng từ bối cảnh thực tế, nhằm đáp ứng nhiệm vụ quản lý và bảo vệ môi trƣờng. Quốc hội đã ban hành Luật Bảo vệ môi trƣờng năm 2005, trong đó đã quy định một số biện pháp kinh tế cụ thể nhƣ Điều 13, Điều 112 quy định về thuế môi trƣờng.

Năm 2010, Quốc hội đã ban hành Luật Thuế bảo vệ môi trƣờng và áp dụng từ 01/01/2012. Các văn bản dƣới luật gồm có Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trƣờng đối với chất thải rắn; Nghị định số 74/2011/NĐ-CP ngày 25/08/2011 về phí BVMT đối với khai thác khoáng sản và Quyết định số 71/2008/QĐ-TTg ngày 29/05/2008 của Thủ tƣớng Chính phủ về ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trƣờng đối với hoạt động khai thác khoáng sản.

Chính phủ đã ban hành chính sách thu phí bảo vệ môi trƣờng và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trƣờng đối với hoạt động khai thác khoáng sản là một bƣớc tiến quan trọng và phù hợp với xu hƣớng chung của thế giới trong công tác quản lý môi trƣờng. Tuy nhiên việc áp dụng các công cụ kinh tế này để bảo vệ môi trƣờng sao cho hiệu quả cần phải có những nghiên cứu, đánh giá học hỏi kinh nghiệm từ

các nƣớc khác trên thế giới cũng nhƣ từ thực tiễn hoạt động thu thuế và phí bảo vệ môi trƣờng tại Việt Nam nói chung và tỉnh Nghệ An nói riêng,…

Công cụ kinh tế trong quản lý môi trƣờng đƣợc áp dụng trên địa bàn tỉnh Nghệ An bao gồm các loại thuế: Thuế Tài nguyên, thuế Môi trƣờng; các loại phí: phí thu gom rác thải, phí bảo vệ môi trƣờng đối với nƣớc thải; quỹ bảo vệ môi trƣờng, đây là những công cụ kinh tế cơ bản đƣợc sử dụng.

Luận văn Nghiên cứu đã đi từ lý luận đến những vấn đề thực tiễn của việc sử dụng công cụ kinh tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng trên địa bàn tỉnh Nghệ An từ năm 2010 đến nay, có thể rút ra một số kết luận chủ yếu sau:

- Áp dụng các công cụ vừa thực hiện đƣợc mục tiêu bảo vệ môi trƣờng, giảm thiểu ô nhiễm, vừa tạo đƣợc nguồn thu cho ngân sách nhà nƣớc, đặc biệt là nó đƣợc sự đồng tình chấp nhận của cộng đồng dân cƣ và doanh nghiệp. Tuy nhiên, do còn nhiều hạn chế trong công tác tổ chức, trình độ quản lý và trình độ chuyên môn, hệ thống thiết bị còn thiếu và lạc hậu,… nên hiệu quả đạt đƣợc thấp hơn yêu cầu đặt ra.

- Trong giai đoạn hiện tại thì các công cụ quản lý môi trƣờng đang dần đƣợc hoàn thiện và mang lại hiệu quả cao. Một số công cụ kinh tế đƣợc xây dựng và mở rộng phạm vi áp dụng trong thời gian tới.

- Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trƣờng đƣợc đƣa ra bao gồm cả công cụ chính sách và các biện pháp về giáo dục tuyên truyền. Các công cụ trong hệ thống quản lý môi trƣờng hỗ trợ, bổ sung cho nhau để đạt đƣợc kết quả tốt nhất.

Tóm lại, đề tài đã nghiên cứu một cách khái quát về thực trạng thực thi công cụ kinh tế do nhà nƣớc ban hành nhằm quản lý môi trƣờng hạn chế các tác động có hại đến môi trƣờng. Bên cạnh đó, đề tài cũng đã đƣa ra và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng công cụ kinh tế mà cụ thể là: Chính sách Thuế, Phí, ký quỹ, Quỹ bảo vệ môi trƣờng trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài Nguyên và Môi Trƣờng, 2005. Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia.

2. Lê Thạc Cán và cộng sự, 1995. Kinh tế môi trường. Giáo trình đại học mở HN. 3. Nguyễn Thế Chinh, 1997. Áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi

trường ở Hà Nội, 1997. Hà Nội: NXB Lao động.

4. Nguyễn Thế Chinh, 2003. Giáo trình Kinh tế và quản lý môi trường. Hà Nội: NXB Thống kê.

5. Cục Môi trƣờng, 1993-2000. Xây dựng và Phát triển. Hà Nội.

6. Cục Thống kê, 2012-2014. Niêm giám thống kê Nghệ An. Hà Nội: Nxb Thống kê.

7. Dự án kinh tế chất thải, 2001. kinh tế chất thải trong phát triển bền vững.

Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia.

8. Đảng bộ Nghệ An, 2010. Văn kiện Đại hội đại biểu tỉnh Đảng bộ Nghệ An lần thứ XIV. Nghệ An: NXB Nghệ An.

9. Đảng bộ Nghệ An, 2011.Văn kiện Đại hội đại biểu tỉnh Đảng bộ Nghệ An

lần thứ XV. Nghệ An: NXB Nghệ An.

10.Đảng bộ tỉnh Nghệ An, 2015. Văn kiện đại hội Đạng bộ tỉnh khóa XVIII. Nghệ An: NXB Nghệ An.

11.Nguyễn Ngọc Anh Đào, 2013. Sử dụng công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay. Luận án tiến sỹ pháp luật. Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam.

12.Phạm Ngọc Đăng, 2008. Quản lý môi trường đô thị và khu công nghiệp. Hà Nội: NXB Xây dựng Hà Nội.

13.Phan Huy Đƣờng, 2010. Quản lý nhà nước về kinh tế. NXB Đại học Quốc gia HN.

14. Phan Huy Đƣờng, 2014. Quản lý công. Hà Nội: NXB Đại học Quốc gia HN. 15.Ngô Đình Giao, 1997. Kinh tế học vĩ mô. Hà Nội: NXB Giáo dục.

16.Lƣu Đức Hải và Nguyễn Ngọc Sinh, 2008. Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững. Hà Nội: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

17.Lê Thu Hoa, 1999. Hoàn trả trong quản lý môi trường ở Việt Nam: Lý luận và áp dụng thực tiễn Việt Nam. Kỷ yếu hội thảo khoa học.

18.Trần Thị Hòa, 2008. Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội,

2008. Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội.

19.Lê Thị Hƣờng, 1999. Kinh tế môi trường. Hà Nội: NXB Thống kê .

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường bằng công cụ kinh tế trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 95 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)