Thuế Tài nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường bằng công cụ kinh tế trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 68 - 70)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Tình hình áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trƣờng trên địa

3.3.1. Thuế Tài nguyên

Thực hiện Luật Thuế tài nguyên ngày 25/11/2009, Luật Khoáng sản ngày 17/11/2010, căn cứ Nghị định số 50/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế tài nguyên, Thông tƣ số 105/2010/TT-BTC ngày 23/7/2010 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế tài nguyên và hƣớng dẫn thi hành Nghị định số 50/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế tài nguyên.

Tỉnh Nghệ An đã triển khai việc thu thuế tài nguyên, qua đó mức thuế đƣợc tính phân loại cho các nhóm tài nguyên nhƣ sau:

- Khoáng sản kim loại. - Khoáng sản quý hiếm. - Khoáng sản phi kim loại. - Nƣớc Thủy điện.

- Sản phẩm rừng tự nhiên. - Thủy hải sản.

Do đặc thù địa phƣơng nên việc thu thuế tài nguyên trên địa bàn tỉnh Nghệ An chủ yếu từ các đối tƣợng khai thác, chế biến khoáng sản và một phần đối tƣợng sản xuất điện (sử dụng nguồn nƣớc làm nhiên liệu).

Trên địa bàn tỉnh Nghệ An có một số nhà máy thủy điện lớn, trong đó phải kể đến đầu tiên là Nhà máy sản xuất thủy điện Bản vẽ với công suất 320 MW, từ năm 2010- 2014, Công ty đã đóng vào ngân sách nhà nƣớc 130 tỷ tiền thuế tài nguyên, riêng năm 2014 là 35 tỷ đồng. Các Nhà máy còn lại nhƣ: Thủy điện Hủa Na, Thủy điện Khe Bố, Thủy điện Nậm Mô... hằng năm cũng đóng vào ngân sách thuế Tài nguyên gần 100 tỷ đồng.

Đối với nguồn thu thuế tài nguyên khoáng sản, với mức thuế suất thuế tài nguyên từ 03-35% tuỳ theo từng nhóm, loại tài nguyên, khoáng sản không những đã góp phần bảo đảm nguồn thu ngân sách nhà nƣớc và bình ổn thị trƣờng, mà còn góp phần tăng cƣờng quản lý tài nguyên; khuyến khích bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả nguồn tài nguyên. Luật thuế tài nguyên ra đời đã nâng cao hiệu lực của chính sách thuế tài nguyên hiện hành; khuyến khích địa phƣơng tăng cƣờng công tác quản lý và thu thuế tài nguyên; hạn chế hoạt động khai thác tràn lan, khai thác không phép. Luật thuế tài nguyên là một trong những công cụ quan trọng trong việc quản lý tài nguyên tại địa phƣơng. Các quy định nhƣ: thuế tài nguyên (trừ dầu khí) để lại ngân sách địa phƣơng 100%, giao cho UBND các tỉnh thành phố trực thuộc trung ƣơng quy định giá tính thuế đối với một số tài nguyên đã tạo điều kiện để cơ quan quản lý địa phƣơng tăng cƣờng công tác quản lý đối với hoạt động khai thác tài nguyên, hạn chế khai thác không phép, gây lãng phí tài nguyên và ô nhiễm môi trƣờng nơi khai thác

Nguồn thu thuế tài nguyên là một trong những nguồn thu ngân sách quan trọng của tỉnh Nghệ An, tính từ 2011 đến năm 2014, theo số liệu từ Cục thuế tỉnh Nghệ An, số tiền thu đƣợc:

Bảng 3.4. Số tiền thuế Tài nguyên thu đƣợc từ năm 2011 – 2014 trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Năm Số tiền thuế Tài nguyên 2011 137.501.200.047 2012 151.696.216.050 2013 130.898.268.975 2014 142.560.267.370

Hiện nay, mặc dù nhìn chung các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An đƣợc đánh giá có ý thực tốt trong việc hoàn thành nghĩa vụ thuế Tài nguyên, tuy nhiên, nợ thuế tài nguyên khoáng sản vẫn đang là điều đáng quan ngại, bởi số nợ thuế khó thu tính đến tháng 7/2014 là: 44,5 tỷ đồng. Với sự chỉ đạo quyết liệt từ UBND tỉnh Nghệ An, sự phối hợp tốt giữa ngành thuế và ngành tài nguyên môi trƣờng, tính đến đầu năm 2015 đã thu đƣợc hơn 20 tỷ đồng thuế nợ đọng từ lĩnh vực này, đồng thời tăng cƣờng tuyên truyền các văn bản và chính sách đến các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường bằng công cụ kinh tế trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)