Nâng cao hiệu quả các hoạt động hỗ trợ người bị THĐ tìm kiếm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất tại quận long biên hà nội (Trang 103 - 120)

3.3. Một số giải pháp chủ yếu tạo việc làm cho lao động bị THĐ tại quận

3.3.5. Nâng cao hiệu quả các hoạt động hỗ trợ người bị THĐ tìm kiếm

kiếm việc làm ổn định đời sống

3.3.5.1. Nâng cao hiệu quả hoạt động hỗ trợ người lao động bị THĐ học nghề và mở rông sản xuất

Trên cơ sở thực hiện Quyết định số 81/2005/QĐ – TTg ngày 18/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn và Thông tư liên tịch số 06/2006/TTLT – BTC-BLĐTBXH ngày 19/1/2006 của liên tịch Bộ tài chính – Bộ LĐ – TBXH hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn Phòng lao động TBXH Quận cần xác định rõ:

Đối tượng hỗ trợ: Là lao động nông thôn trong độ tuổi lao động chưa qua học nghề, có nhu cầu học nghề, tìm kiếm việc làm đủ điều kiện xét tuyển vào các khóa học nghề ngắn hạn theo thứ tự ưu tiên sau:

2. Lao động được hưởng ưu đài theo quy định của Pháp luật. 3. Lao động nữ chưa có việc làm.

4. Lao động thuộc các làng nghề nằm trong dự án khôi phục, phát triển làng nghề truyền thống.

5. Lao động vùng chuyên canh có nhu cầu chuyển đổi nghề. 6. Lao động nông thôn có nhu cầu chuyển nghề khác.

Chế độ trợ cấp: Đối tượng nông dân bị THĐ Quận thực hiện chế độ trợ cấp cụ thể như:

- Với những nông dân không còn trong độ tuổi lao động nhưng vẫn đóng góp một phần quan trọng tạo ra lượng sản phẩm khá dồi dào cho xã hội, họ vẫn còn khả năng nuôi sống bản thân mà chưa cần dựa vào con cái. Theo kết quả điều tra dân số tại Quận Long Biên, lượng nông dân bị THĐ trong độ tuổi từ 50 đến 59 còn khả năng lao động là 29.000 người (chiếm 14% dân số của Quận). Với những đối tượng này, có thể tổ chức cho họ làm dịch vụ bên ngoài tường rào KCN, KĐT phục vụ sinh hoạt của cán bộ công nhân viên và tiêu dùng của dân cư. Ví dụ tại các KCN Đài Tư, Sài Đồng, KĐT Việt Hưng, Thượng Thanh, khu trung tâm thương mại và bãi đỗ xe Gia Thụy và một số khu tái định cư khác... có thể đổi cho họ một diện tích đât gần đó để họ làm nhà cho thuê, kinh doanh ăn uống, tạp hóa và một số công việc khác như sủa chữa xe đạp, xe máy, giày dép, dụng cụ gia đình. Dù là nhà máy, KCN hay khu kinh tế thì xung quanh đó cũng là một "xã hội thu hẹp", có đầy đủ nhu cầu mọi mặt cho cuộc sống, vấn đề là phải biết tổ chức sao cho hợp lý nhất, vừa tạo việc làm tại chỗ cho người bị THĐ, vừa phục vụ mọi nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của công nhân. Trên cơ sở thực hiện nghiêm Quyết định số 17/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ trong quy hoạch xây

dựng các KCN, đó là để lại 10% ĐNN bị mất để làm dịch vụ có thể sử dụng quỹ đất này tạo việc làm cho lao động lớn tuổi thuộc diện THĐ tại địa phương. Việc thực hiện tốt chủ trương này của Vĩnh Phúc là bài học quý báu cần học tập.

- Với những nông dân trong độ tuổi lao động có nhu cầu học nghề được hưởng chế độ miễn hoàn toàn học phí học nghề cho lao động bị THĐ tại các lớp học nghề ngắn hạn. Giảm từ 50% - 80% đối với học nghề dài hạn. Đối tượng nông dân bị THĐ đi xuất khẩu được dạy ngoại ngữ miễn phí. Kinh phí trợ cấp này do bộ phận phụ trách vấn đề LDDTBXH tại 14 phường trong Quận thực hiện.

- Việc hỗ trợ vốn vay cho các lao động mở rộng sản xuất và nộp chi phí xuất khẩu lao động được ủy thác qua ngân hàng chính sách xã hội trong Quận.

3.3.5.2. Hướng dẫn người dân bị THĐ sử dụng tiền đền bù hợp lý

Theo kết quả điều tra Bảng 2.16 cho thấy: 90% số hộ đã dùng tiền đền bù vào việc xây dựng và sửa nhà cửa; 50% mua sắm đồ gia dụng. 30% chi cho học nghề và mở mang sản xuất, 22,5% gửi tiết kiệm. Việc sử dụng tiền đền bù này không đúng mục đích chuyển đổi cơ cấu kinh tế và lao động. Vì vậy, người nông dân bị THĐ đã tự đẩy mình vào chỗ thất nghiệp. Nên nhất thiết các cấp chính quyền địa phương phải có sự hướng dẫn họ sử dụng tiền đền bù hợp lý.

Đầu tư học nghề là một yêu cầu tất yếu đối với họ. Việc làm là yếu tố đảm bảo cuộc sống lâu dài cho người lao động, vì vậy, từng phường trong Quận cần rà soát, phân loại đối tượng mất đất để xây dựng kế hoạch chi trả đền bù cho hợp lý và theo dõi việc sử dụng tiền đền bù đó. Đối với các hộ

nông dân bị thu hồi từ 50% diện tích ĐNN trở nên các cấp chính quyền nhất thiết phải có sự tư vấn, hướng dẫn để các hỗ sử dụng tiền đền bù vào học nghề và đầu tư sản xuất. Nếu các hộ chưa sử dụng tiền đền bù vào đầu tư chuyển hướng sản xuất và học nghề thì có thể chỉ chi trả một phần đảm bảo cuộc sống. Số tiền còn lại, các cơ quan chức năng giữ lại buộc họ phải sử dụng đúng mục đích, tránh trường hợp sau khi mất đất thì tiền cũng hết. Tuy nhiên, khi giữ tiền của các hộ, chính quyền địa phương cần lưu ý phải đưa vào lưu thông lấy lãi cho họ.

Thực tế cho thấy, mặc dù kinh phí hỗ trợ học nghề chưa cao nhưng nếu biết sử dụng tiền đền bù hợp lý thì người nông dân bị THĐ hoàn toàn có thể học nghề mới hoặc tạo lập cơ sở sản xuất, dịch vụ đảm bảo cuộc sống lâu dài cho họ.

Bên cạnh đó thực hiện một số biện pháp khuyến khích, bảo trợ cho những hộ nông dân có mức tiền đền bù cao, có tư duy nhạy bén mở mang nghề mới. Nhà nước có thể hỗ trợ thêm về vốn, thủ tục pháp lý để họ yên tâm sản xuất.

3.3.5.3. Đẩy mạnh hoạt động sàn giao dịch việc làm, tạo cơ hội việc làm cho nông dân và con em nông dân bị THĐ

Thiếu thông tin về việc làm và nhu cầu bức thiết tìm việc làm của nông dân bị THĐ là điểm yếu của họ đã bị nhiều trung tâm giới thiệu việc làm tư nhân lợi dụng. Tại quận Long Biên hiện nay có rất nhiều trung tâm giới thiệu việc làm kiểu này, nên rất cần hoàn thiện chính sách quản lý và phát triển thị trường sức lao động tại đây và kiểm tra hoạt động của nó để tạo ra thi trường cung, cầu lao động hiệu quả, tránh thiệt hại không đáng có cho người dân đang bị mất việc làm.

Việc mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động của các sàn giao dịch việc làm tạo cơ hội cho người lao động được tiếp xúc trực tiếp với các đơn vị tuyển dụng là rất cần thiết. Các thông tin về thị trường lao động cũng được cung cấp theo nhu cầu của người lao động, cán bộ chuyên trách GQVL tư vấn, hướng dẫn nông dân bị THĐ cach tra cứu và lựa chọn thông tin. Người tìm việc còn có thể tham khảo thêm thông tin qua các tờ rơi và tham gia tra cứu thông tin tuyển dụng qua hệ thống máy tính của điểm giao dịch. Khi người lao động không "đói" thông tin và nắm rõ nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội tìm được việc làm phù hợp với điều kiện và trình độ của mình.

Tuy nhiên, trong số những người đến đăng ký tuyển dụng và tìm được việc thì tỷ lệ những người bị THĐ chiếm rất ít. Phòng LĐ - TBXH quận Long Biên cần phối hợp với Hội nông dân để có tư vấn và tổ chức các phiên giao dịch riêng cho đối tượng này thì hiệu quả GQVL sẽ cao hơn tỷ lệ 29,25 % hiện nay. (Bảng 2.14)

3.3.5.4. Mở rộng cầu lao động thông qua đẩy mạnh xuất khẩu lao động

Đây là giải pháp tạo vệc làm rất thiết thực và hiệu quả ở một số địa phương có diện tích thu hồi ĐNN lớn. Trong những năm gần đây, nông dân ở các quận nội thành Hà Nội nói chung và quận Long Biên nói riêng không mấy quan tâm đến việc đi lao động xuất khẩu. Chính quyền địa phương cần ban hành chính sách tạo sự liên kết giữa các cơ quan chức năng xúc tiến hoạt động xuất khẩu lao động, giao phòng LĐ TBXH quận 01 biên chế phụ trách vấn đề xắp xếp bố trí lao động đi nơi khác. Đối với người lao động bị THĐ có nguyện vọng đi lao động xuất khẩu được tham gia 01 khóa học ngoại ngữ miễn phí, được vay vốn ưu đãi nộp chi phí ban đầu. Kinh phí này lấy từ nguồn ngân sách Quận dành cho công tác GQVL cho người lao động nông thôn. Trước hết, chính quyền dành sự ưu tiên cho nông dân bị THĐ, sau đó

đến các đối tượng khác. Sau khi gia nhập WTO, nền kinh tế nước ta hội nhập sâu hơn với nền kinh tế thế giới. Do vậy, chính quyền Quận Long Biên cần có chính sách chuẩn bị nguồn nhân lực xuất khẩu chất lượng cao với những công nhân lành nghề, đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp nước ngoài, đảm bảo việc làm và thu nhập cho lao động, tạo sự phù hợp giữa chính sách và cuộc sống.

3.3.5.5. Tạo việc làm cho nông dân bị THĐ không khả năng chuyển đổi nghề mới thông qua phát triển nông nghiệp đô thị - sinh thái

Thực tế cho thấy rất nhiều nông dân không có khả năng học và tìm kiếm nghề mới ổn định nên giải pháp thích hợp cho họ là: Tiếp tục phát triển nông nghiệp bền vững theo hướng đô thị sinh thái thu hút nhiều lao động trên diện tích ĐNN còn lại của quận.

* Đối với ĐNN ngoài đê gồm đất bãi sông Hồng, sông Đuống với diện tích khoảng 692 ha tại các phường: Giang Biên, Phúc Lợi, Bồ Đề, Long Biên, Cự Khối, Thượng Thanh, Ngọc Thụy có thể hình thành một số vùng sản xuất chuyên canh có chất lượng cao như :

- Tập trung phát triển vùng cây ăn quả tại Cự Khối, Giang Biên, Phúc Lợi, Thượng Thanh; cây ăn quả và hoa, cây cảnh tại Long Biên, Bồ Đề, Ngọc Thụy. Khuyến khích các doanh nghiệp, cá nhân có kinh nghiệm về trồng hoa, cây cảnh đến đầu tư tại phường Long Biên, Bồ Đề, Ngọc Thụy.

- Vùng sản xuất rau an toàn: 40 ha tại Cự Khối, Giang Biên, Phúc Lợi, Thượng Thanh tiếp tục duy trì và phát triển theo hướng bền vững.

- Tiếp tục phát triển 130 ha tại phường Long Biên, Thạch Bàn, Cự Khối, Bồ Đề, Ngọc Thụy, Thượng Thanh, Giang Biên theo hướng nuôi trồng thuỷ sản, trồng cây ăn quả, hoa cây cảnh, dịch vụ, du lịch sinh thái, cho phép bổ

sung thêm nội dung hoạt động nhằm đáp ứng yêu cầu thăm quan, vui chơi, giải trí.

- Phòng LĐTBXH Quận phối hợp với Phòng nông nghiệp Quận rà soát, điều chỉnh một số phương án chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng, dịch vụ trong nông nghiệp do các đơn vị, cá nhân thực hiện đầu tư theo hướng sản xuất nông nghiệp kết hợp phát triển dịch vụ, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, phù hợp với quy hoạch và chính sách của Nhà nước.

* Diện tích đất canh tác còn lại trong đồng nằm trong vùng quy hoạch chưa giải phóng mặt bằng: Lập các phương án chuyển đổi sang trồng cây ăn quả, hoa cây cảnh..., cải tạo nuôi trồng thuỷ sản đối với diện tích trũng, úng ngập vào sản xuất, không để đất hoang hoá.

* Tiếp tục thu hút khuyến khích, các doanh nghiệp, cá nhân đầu tư vào sản xuất nông nghiệp:

- Đối với các phường gặp khó khăn do nông dân không tha thiết với đồng ruộng có tư tưởng ỷ lại trông chờ THĐ áp dụng các biện pháp khuyến khích các doanh nghiệp, hộ gia đình tham gia đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, trồng cây ăn quả, sản xuất rau an toàn, hoa cây cảnh, theo hình thức doanh nghiệp góp vốn, đầu tư khoa học công nghệ, tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, nông dân góp đất tổ chức sản xuất theo kế hoạch, quy trình của doanh nghiệp, được hưởng tiền công và lợi nhuận từ sản xuất kinh doanh theo mô hình kinh tế trang trại; hoặc cho doanh nghiệp, hộ gia đình thuê đất để sản xuất nhằm đẩy nhanh việc tích tụ đất làm giàu từ đất nông nghiệp. Chính quyền hỗ trợ một phần vốn, tuyên truyền, vận động nhân dân cho thuê đất, góp đất sản xuất và các thủ tục pháp lý liên quan.

- Đối với các phường nông dân đã làm tốt việc chuyển đổi sản xuất, tiếp tục hỗ trợ nông dân chuyển đổi cây trồng, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm.

* Tiếp tục củng cố nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX dịch vụ nông nghiệp theo hướng mở rộng ngành nghề kinh doanh sang lĩnh vực thương mại, dịch vụ. Tiến hành giải thể các HTX hoạt động kém hiệu quả, thành lập các loại hình HTX, tổ hợp tác theo Luật HTX cho phù hợp.

* Làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh, đây là yêu cầu phát triển nền nông nghiệp bền vững hiện nay. Thực hiện tốt công tác dự thính, dự báo về tình hình dịch bệnh, sâu bệnh, có biện pháp phòng trừ có hiệu quả không để dịch bệnh lan rộng. Thực hiện tốt công tác kiểm dịch thú y, phòng chống dịch cho đàn gia súc, gia cầm. Tăng cường kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm soát giết mổ, kiểm dịch động vật trên địa bàn Quận; đảm bảo vệ sinh môi trường, tạo môi trường lao động tốt cho nông dân bị THĐ yên tâm với nghề.

* Đẩy mạnh hiệu quả hoạt động của hội nông dân quận.

Hội nông dân Quận hiện nay đã có tổng số hội viên có 10.776 đang sinh hoạt ở 157 chi hội của 11 cơ sở Hội. Trong những năm gần đây, Hội thực hiện 3 phong trào lớn và 2 cuộc vận động, đẩy mạnh các phong trào thi đua trong cán bộ, hội viên, nông dân: Phong trào “Nông dân thi đua SXKD giỏi, đoàn kết giúp nhau tăng giàu, giảm nghèo” và cuộc vận động “Vì môi trường trong sạch, vì sức khoẻ cộng đồng nông dân Hà Nội chỉ sản xuất, chế biến, sử dụng và bán ra thị trường sản phẩm nông nghiệp an toàn”, phát triển nông nghiệp theo hướng đô thị - sinh thái bền vững; Phong trào thi đua “Xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn”, “Phát triển văn hoá, xã hội” và cuộc vận động thực hiện 5 tiêu chuẩn người nông dân Hà Nội “Văn minh – Hiện đại”. Việc thực hiện các phong trào này đã góp phần cổ vũ tinh thần lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất, khuyến khích nông dân tham gia học nghề, khai thác hiệu quả trồng trọt của đất bãi ven sông Hồng và sông Đuống, nâng cao cơ hội việc làm của nông dân nói chung và nông dân bị THĐ nói riêng.

KẾT LUẬN

GQVL cho nông dân có đất bị THĐ trong quá trình CNH, HĐH tại quận Long Biên Thành phố Hà Nội không chỉ là công việc bức xúc trước mắt, mà còn là xu hướng tất yếu trong thời gia tới. Việc phát triển các KCN, CCN, KCX và KĐT đã góp phần thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội quận theo hướng công - nông nghiệp - dịch vụ, tuy nhiên cũng gây ra một số hệ lụy nhất định. Qua nghiên cứu vấn đề này, tác giả có thể rút ra một số kết luận sau:

1. Trong giai đoạn hiện nay, việc phát triển các KCN, KĐT, CNN tại các tỉnh, thành phố trong cả nước là hoàn toàn phù hợp với mục tiêu CNH, HĐH đất nước và xu thế phát triển trên thế giới. Sự phát triển đó tất yếu tạo ra những thay đổi lớn trong cơ cấu kinh tế và lao động. Trách nhiệm của Nhà nước và chính quyền các cấp là phải tạo ra sự phát triển cân đối giữa cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động. Do vây, cần phải có quy hoạch dài hạn, lộ trình cụ thể, biện pháp phù hợp đối với từng địa phương nhằm tránh những hệ lụy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất tại quận long biên hà nội (Trang 103 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)