Tình hình thu hồi đất phục vụ CNH,HĐ Hở quậnLong Biên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất tại quận long biên hà nội (Trang 50 - 73)

2.2. Thực trạng GQVLcho nông dân bị thu hồi đất tại quậnLong Biên gia

2.2.1. Tình hình thu hồi đất phục vụ CNH,HĐ Hở quậnLong Biên

Với mục tiêu đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp đến 2020, Nhà nước đã ban hành các văn bản pháp lý về thu hồi đất, giao đất phục vụ cho CHN, HĐH. Theo đó, UBND Thành phố Hà Nội cũng ban hành nhiều quyết định thu hồi đất nông nhiệp phục vụ cho CNH, HDH thủ đô như Quyết định số 36/1998/QĐ-UB ngày 17/9/1998, Quyết định số 68/1999/QĐ-UB ngày 18/8/1999, Quyết định số 56/2000/QĐ-UBND ngày 02/6/2000, Quyết định số 68/2006/QĐ-UBND ngày 15/5/2006, Quyết định số 136/2007/QĐ- UBND ngày 30/11/2007, Quyết định số 02/2010/QĐ-UBND ngày 18/01/2010 về thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư và làm nhà ở nông thôn tại điểm dân cư nông thôn trên địa bàn thành phố Hà Nội. Những văn bản pháp lý này là cơ sỏ để thu hồi đất phục vụ cho các dụ án phát triển công nghiệp và đô thị ở Hà Nội nói chung và Long Biên nói riêng.

Là Thủ đô của một nước, Hà Nội cần đến một diện tích đất rộng lớn để phát triển kết cấu hạ tầng, xây dựng các trung tâm văn hóa, khoa học kỹ thuật, công nghiệp và dịch vụ việc THĐ nông nghiệp là tất yếu khách quan. Trong những năm gần đây, Hà Nội cũ phải thực hiện hơn 400 dự án đầu tư có liên quan đến bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và GPMB được triển khai với diện tích đất cần phải thu hồi khoảng 2.000ha [7, tr.57-58].

Từ khi địa giới hành chính Hà Nội mở rộng (năm 2008), con số đó đã tăng lên hơn 1000 dự án với diện tích đất thu hồi khoảng hơn 13.000 ha, trong đó có 1.245 các dự án đã hoàn thành GPMB vói diện tích thu hồi và đền bù xong là 5.825 ha [7, tr.65-66].

Các dự án trọng điểm được quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, hoàn thành xong GPMB, bàn giao đất đúng tiến độ cho chủ đầu tư triển khai thi công như dự án đường vành đai 3 - nút giao Thanh Xuân, đường Láng - Hoà Lạc, đường 32.

Đối với Quận Long Biên việc thực hiện GBMB gặp phải một số khó khăn nhất định do Chính sách bồi thường, GPMB trên địa bàn Quận đã được sửa đổi nhiều lần. Trước khi ban hành Luật đất đai năm 2003, các trường hợp thực hiện THĐ thực hiện theo Nghị định số 22/1998/NĐ-CP quy định về việc bồi thường thiệt hại khi Nhà nước THĐ để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng thì người có đất bị thu hồi được bồi thường bằng tiền (106.000 đồng/m2), đất, nhà ở hoặc bằng ĐNN khác. Khi bồi thường bằng đất hoặc nhà ở mà có sự chênh lệch về giá trị thì người được bồi thường được nhận hoặc phải trả lại phần chênh lệch giá trị đó bằng tiền. Sau khi ban hành Luật đất đai năm 2003, các trường hợp thực hiện THĐ thực hiện theo Nghị định số 197/2004/NĐ-CP và Nghị định số 84/2007/NĐ-CP bổ sung và quy định rõ mức đền bù giá trị đất bị thu hồi theo vị trí nhưng giá ĐNN vẫn là 106.000 đồng/m2. Thành phố Hà Nội cũng ban hành nhiều quyết định giải quyết các vấn đề liên quan đến THĐ, trong đó gồm có: Quyết định số 20/QĐ-UB ngày 30 tháng 6 năm 1998 và Quyết định số 26/2005/QĐ-UB ngày 18 tháng 02 năm 2005 quy định về mức hỗ trợ nhà tạm, xây dựng nơi ở mới; Quyết định số 137/2007/QĐ-UB ngày 18 tháng 02 năm 2005 và Quyết định số 18/2008/QĐ-UBND ngày 29 tháng 9 năm 2008 TP Hà Nội quy định mức đền bù giá đất và tỷ lệ quy đổi ĐNN sang đất dịch vụ. Tuy nhiên, sự vận dụng quy định trên giữa các quận, huyện có sự khác nhau tùy thuộc vào quỹ đất của địa phương. Năm 2009, TP Hà Nội ban hành quyết định Quyết định số 108/2009/QĐ-UBND ngày 29 tháng 9 năm 2009 thay cho hai quyết định trên quy định mức đền bù giá ĐNN thống nhất trong toàn thành phố Hà Nội và tỷ lệ quy đổi ĐNN sang đất dịch vụ nên việc đền bù và GPMB có tiến triển tốt hơn.

Tron bối cảnh đó, tình trạng THĐ ở các phường tại quận Long Biên hiện nay đã được triển khai từ khi cả nước bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH,

HĐH đất nước. Năm 1992 tại xã Sài Đồng (nay là phường Sài Đồng) thu hồi 409,65 ha cho dự án KCN Sài Đồng A với trọng tâm xây dựng và phát triển công ty điện tử Hà Nội (Daewoo – Hanel). Năm 1995 thu hồi 40 ha cho dự án KCN Đài Tư, năm 1997 thu hồi 41 ha cho dự án KCN Sài Đồng B. Hầu hết đất bị thu hồi cho các dự án đều là ĐNN. Năm 2008, UBND Thành phố Hà Nội xin phép Chính phủ điều chỉnh quy hoạch lại khu đất trên thành khu đô thị Sài Đồng A và khu công viên Công nghệ phần mềm, đồng thời xây dựng KCN Đài Tư – Sài Đồng A thêm 40 ha. Từ năm 2004 đến năm 2011, Quận Long Biên là địa bàn tập trung nhiều dự án lớn của TP, Quận có 711 dự án cần thu hồi đất, số dự án đã thu hồi 519, dự án đang thu hồi 163, dự án chưa thu hồi 39, trong đó ĐNN bị thu hồi chiếm hơn 80%. Mục đích THĐ thời kỳ này chủ yếu là để mở rộng các KCN, KĐT, các trung tâm thương mại, hoàn thiện hạ tầng giao thông chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động.

Bảng 2.1: Tổng hợp THĐ các dự án lớn từ 2004 – 2010. Đơn vị: m2 Loại Đất Dự án Đất nông nghiệp Đất ở Đất chuyên dùng KĐT Việt Hưng 1.981.437 0 0

Khu TĐC Giang Biên 218.178

KĐT Thạch Bàn 230.000 50.000 40.000

Đường 5 kéo dài 49.041

TTTM và bãi đỗ xe Gia Thụy 168.387

Đường dẫn cầu Vĩnh Tuy 202.289 48.025 37.079

KCN Đài Tư Sài Đồng A (Điều chỉnh năm 2008)

400.000

Trụ sở HDNN, UBNN Quận 18.126

Công viên CN phần mềm HN 4.132.900

Bệnh viện Tâm Anh 2.000 8.000 2.000

Nâng cấp sân bay Gia Lâm 25.220

Khu sinh thái Phúc Lợi 1.385.000

Hanel 400.000

Trường THPT Thạch Bàn 15.000

Tổng (15 dự án) 9.818.537 155.066 79.079

Tổng diện tích 10.052.682

Như vậy, trong 6 năm chỉ 15 dự án lớn đã sử dụng đến 10.052.682 m2

trong đó diện tích ĐNN là 9.818.537 m2 (918,85 ha) chiếm 98,4 % diện tích đất bị thu hồi. Như trên đã đề cập cứ 1ha ĐNN bị thu hồi sẽ làm cho 13 lao động mất việc làm thì sự thực hiện của 15 dự án nói trên đã làm cho 11.945 lao động nông nghiêp bị mất kế sinh nhai.

Bên cạnh các dự án lớn, hàng loạt các dự án vừa và nhỏ như: xây dựng thêm các trường mầm non, nhà văn hóa các tổ dân phố, nhà văn hóa phường, nâng cấp mở rộng trụ sở UBND các phường, các trạm y tế, nhà máy nước sạch, xây dựng hạ tầng kỹ thuật phục vụ đấu giá, quỹ đất phục vụ TĐC… Những dự án này cũng thu hồi một lượng đất không nhỏ, trong đó hầu hết là ĐNN.

Bảng 2.2 Tổng hợp THĐ cho các dự án vừa và nhỏ từ: 2004 – 2010

STT Chỉ tiêu Số lượng Đơn vị

1 Tổng số dự án 667 Dự án

2 Tổng số phường bị lấy đất 14 Phường

3 Tổng số đất nông nghiệp bị lấy 532 ha

(Nguồn:Tính toán số liệu thu thập tại Ban quậnGPMB Long Biên)

Trong 3 năm gần đây tốc độ THĐ có xu hướng chậm lại so những năm từ 2004 đến 2008 nhưng diện tích ĐNN cũng bị giảm xuống không ít. Cụ thể là:

Năm 2008 số dự án phê duyệt 14, thu hồi gần 12,20 ha (121.974,81 m2) trong đó ĐNN là 10,24 ha (hơn 80% diện tích đất thu hồi). Đến năm 2009 số liệu tương ứng là 8 dự án, thu hồi gần 11,64 ha (116.342,54 m2), trong đó ĐNN là 10,15ha chiếm 95% diện tích thu hồi, và năm 2010 là 18 dự án, tổng diện tích gần 170,3 ha (1.702.763,76m2), trong đó diện tích ĐNN chiếm 14

dự án với diện tích thu hồi gần 169,37 ha (1.693.681,76 m2) chiếm 98,5% [20, tr.5].

Tuy số dự án có xu hướng giảm xuống nhưng tác động của nó đến người nông dân lại mạnh mẽ hơn. Đó là vì, đối với một số hộ gia đình đây là những mảnh ruộng cuối cùng họ bị thu hồi, một số lao động trong độ tuổi 35 trở lên đã lâm vào tình trạng thất nghiệp hoàn toàn. Có thể thấy rõ hơn tình hình THĐ và sự giảm sút ĐNN của quận Long Biên sau đây. (Xem bảng 2.3)

Bảng 2.3: Hiện trạng sử dụng ĐNN 2004 và 2010

Chỉ tiêu 2004 2010

Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Diện tích tự nhiên 5993,029 100 5993,029 100 Đất nông nghiệp 3249,8668 54,23 1799,016 30,11 Trong đó: * Đất SX nông nghiệp 2946,234 49,16 1702,717 - Đất trồng cây hàng năm 2551,956 42,58 1634,951 27,28 - Đất trồng cây lâu năm 94,278 1,57 67,766 0,91 * Đất nuôi trồng thuỷ sản 313,625 5,23 96,292 1,27

(Nguồn: Tính toán số liệu báo cáo hiện trạng sử dụng đất Phòng TN & MT quận Long Biên năm 2004 - 2010)

Như vậy, trong 6 năm qua, diện tích ĐNN đã giảm gần 1/4 (1450,85 ha). Từ năm 2004 đến nay mỗi năm ĐNN giảm gần trăm ha, trong đó giảm nhiều nhất là năm 2010 so với 2009 giảm 169,37 ha, giảm mạnh nhất là diện tích đất trồng cây hàng năm, phần lớn là đất trồng lúa. Phần đất canh tác còn

lại chiếm 30,11% diện tích đất tự nhiên nhưng chủ yếu là đất bãi nằm ngoài đê, hàng năm chịu sụt lún của sông Hồng, sông Đuống nên điều kiện sống của dân cư nói chung và nông dân nói riêng gặp nhiều khó khăn.

Kết quả điều tra tại các điểm đại diện gồm 30 hộ ở phường Giang Biên, số hộ bị thu hồi từ 30-50% diện tích ĐNN chiếm 10%, số hộ bị thu hồi từ 51-58% chiếm 15%, số hộ bị thu hồi trên 80% chiếm 75%, rất nhiều hộ bị thu hồi 100% [22, tr.3]. Có thể khái quát tình trạng thu hồi ĐNN tại Long Biên trong 5 năm gần đây. ( Xem bảng 2.4)

Bảng 2.4: Tình hình THĐ tại quận Long Biên 2005 – 2010

TT Chỉ tiêu Số lƣợng

1 Số phường bị THĐ. (phường) 14

2 Số hộ bị lấy đất. (hộ) 6.651

3 Số lao động bị mất đất. (người) 15.861

4 Tổng diện tích đất nông nghiệp bị lấy (ha) 1.450,85

( Nguồn: Tổng hợp số liệu tại Ban GPMB và phòng LĐ –TBXH Long Biên)

Như vậy, cùng với sự phát triển CNH, ĐTH kinh tế - xã hội ở quận Long Biên là sự thu hẹp phạm vi hoạt động của nông nghiệp nông thôn. Sau 6 năm cả 14 phường trong quận đều thực hiện THĐ cho các dự án, với tổng diện tích 1.450,85 ha, chiếm 44,64% diện tích đất canh tác. Việc chuyển đổi mục đích sử dụng ĐNN đã làm cho 15.861 nông dân bị mất phương tiện kiếm sống.

2.2.2. Thực trạng việc làm, đời sống của nông dân bị thu hồi đất

2.2.2.1. Thực trạng việc làm của nông dân bị THĐ

Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu của nông dân, nên một khi đất bị thu hồi thì việc làm và đời sống của họ bị đảo lộn. Theo quy định của pháp luật, họ sẽ được đền bù và hỗ trợ ở một mức độ nhất định để tìm việc làm và

ổn định cuộc sống. Việc thực hiện một số Nghị định của Chính phủ, Thông tư của các Bộ, ngành và UBND thành phố Hà Nội về hỗ trợ việc làm cho người lao động còn nhiều hạn chế. Năm 2007, trong tổng số 20.000 lao động bị THĐ ở Hà Nội thì chỉ có 5.000 người được học nghề (chiếm 25% ), số lao động được bố trí việc làm còn ít hơn nữa. Ba năm gần đây, quận Long Biên tiến hành THĐ, GPMB đối với hàng vạn hộ dân, trong đó hàng nghìn hộ phải bố trí TĐC và chuyển đổi nghề, hiện vẫn còn hàng vạn hộ chưa bố trí được việc làm. Điều này đang gây nhiều bức xúc về việc làm và khó khăn về đời sống của nông dân bị THĐ.

Năm 2009, kết quả điều tra việc làm của Phòng LĐ – THXH tại 5 phường trong quận cho thấy, số lao động chưa có việc làm và thiếu việc làm chiếm tỷ lệ tương đối cao 25,7 đến 27,6% và có xu hướng tăng lên khá nhanh ở giai đoạn sau khi bị THĐ. Chẳng hạn như thiếu việc làm từ 25,7% đã tăng lên 40,5%. Tương ứng số đủ việc làm giảm từ 46,8% xuống còn 29,8%. Kết quả trên đã phản ánh một phần tình trạng việc làm tại quận Long Biên hiện nay. ( Xem bảng 2.5)

Bảng 2.5: Thực trạng việc làm của lao động bị THĐ trong 5 năm

2005 - 2009 Chỉ tiêu Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lao động bị THĐ. 15.861 100

Số lao động có việc làm sau khi THĐ. 3.049 19,22

Số lao động bị THĐ thất nghiệp bộ phận 9.174 57,83

Số lao động thất nghiệp hoàn toàn. 3.638 22,93

(Nguồn: Tính toán số liệu Phòng LĐ – TBXH quận Long Biên điều tra lao động việc làm giai đoạn 2005 – 2009)

Trong 5 năm số lao động nông nghiệp bị THĐ của Long Biên là: 15.851, bằng 75% tổng số lao động bị THĐ của toàn Thành phố Hà Nội năm 2007, trong đó, số lao động tìm được việc làm là 19,22%, số lao động bị thất nghiệp bộ phận là 57,83% , số lao động bị thất nghiệp hoàn toàn là 22,93%. Thực tế này phản ánh một vấn đề là: Tình trạng thiếu việc làm của nông dân sau THĐ rất cao, tỷ lệ lao động tìm được việc rất thấp. Do đó, nhu cầu tìm việc làm mới của họ rất lớn.

Bảng 2.6: Cơ cấu việc làm mới của lao động sau khi THĐ

Diễn giải Số ngƣời Tỷ lệ (%)

1. Việc làm 64 100 1.1. Buôn bán nhỏ 20 31,25 1.2. Thợ thủ công 8 12,5 1.3. Công nhân cụm, KCN 6 9,4 1.4. Thợ xây 6 9,4 1.5. Thợ may 7 11 1.6. Nghề khác 17 26,45 2. Nơi làm việc 64 100 2.1. Ở địa phương 45 70,3 2.2. Ở địa phương khác 12 18,8

2.3. Xuất khẩu lao động 1 1,5

2.4. Trong KCN, KĐT 6 9,4

Qua bảng trên cho thấy, lao động tại các KCN, KĐT sau khi mất đất thường chuyển sang làm các nghề tự do là chủ yếu, số lao động làm việc trong các cụm, KCNlà rất thấp. Cụ thể, trong số 64 lao động làm phi nông nghiệp chỉ có 6 lao động làm việc trong cụm, KCN chiếm 9,4%, số lao động còn lại là từ các nơi khác tới. Số lao động mất đất sản xuất chủ yếu vẫn làm các công việc loanh quanh tại địa phương, trong đó buôn bán nhỏ chiếm: 31,25%; tiểu thủ công nghiệp: 12,5%; xuất khẩu lao động ít nhất: 1,5%.

Thực tế cho thấy, để tìm kiếm được một việc làm mới cũng mất khá nhiều thời gian.Thông thường số tìm được việc làm sau 1 - 2 tháng chỉ chiếm 1,8%; phần lớn phải sau 3 tháng, 6 tháng và 15 tháng. Trung bình cũng phải từ 7 - 8 tháng mới xin được việc làm mới, cá biệt phải sau 20 tháng. (Xem bảng 2.7)

Bảng 2.7: Thời gian tìm đƣợc việc làm mới của ngƣời lao động

Thời gian xin việc Số ngƣời (người) Cơ cấu (%)

1- 3 tháng 71 31,12 4 – 6 tháng 74 32,59 7 – 9 tháng 20 8,8 10 – 12 tháng 12 5,28 13 – 15 tháng 46 20,26 16 -18 tháng 4 1,76 Tổng số lao động tìm được việc làm mới

227 100

Theo số liệu điều tra đối với lao động bị THĐ, số người tìm được nghề mới chiếm tỷ lệ rất thấp 17,97%, còn lại 82,03% là không tìm kiếm được nghề mới ổn định do không có trình độ chuyên môn nghề nghiệp và quá tuổi tuyển dụng. Đây thực sự là khó khăn lớn cho người nông dân bị THĐ.

Do tỷ lệ người nông dân bị THĐ tìm được việc làm mới rất thấp tỷ lệ lao động nông nghiệp của Long Biên sau khi bị THĐ vẫn chiếm tỷ lệ khá cao. Thực tế điều tra, trong số 407 lao động điền vào khung nghề nghiệp có kết quả trả lời là lao động nông, lâm nghiệp thì số lượng thất nghiệp không hoàn toàn chiếm tỷ lệ khoảng 50% (vì diện tích ĐNN còn lại rất ít: số hộ bị thu hồi từ 30-50% diện tích ĐNN chiếm 10%, số hộ bị thu hồi từ 51-58% chiếm 15%, số hộ bị thu hồi trên 80% chiếm 75%, thậm chí có hộ bị thu hồi 100%). Vì

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất tại quận long biên hà nội (Trang 50 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)